Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A

TẬP ĐỌC

TIẾT 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA

I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1 . Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.

2 .Kĩ năng

- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý : Đọc đúng các từ , câu .

- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.

3 . Thái độ

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 29 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/04/2008
Ngày dạy: 14/04/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 57: ĐƯỜNG ĐI SA PA
I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 . Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung , ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.
2 .Kĩ năng 
- Đọc lưu loát toàn bài . Chú ý : Đọc đúng các từ , câu .
- Biết đọc bài văn với giọng đọc thể hiện niềm vui , sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên Sa Pa , phong cảnh Sa Pa.
3 . Thái độ 
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu con người Việt Nam.
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa ( nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
2’
10’
10’
10’
4’
1’
1 . Khởi động 
2 .Bài cũ : Ôn tập GKII
GV nhậân xét chung bài kiểm tra GKII
3 . Bài mới 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
- Đất nuớc ta có nhiều phong cảnh đẹp . Một trong địa danh đẹp nổi tiếng ở miền Bắc là Sa Pa. Sa Pa là một địa điểm du lịch và nghỉ mát . Bài đọc Đường đi Sa Pa hôm nay sẽ giúp các em hình dung được vẻ đẹp đặc biệt của đường đi Sa Pa và phong cảnh sa Pa. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
Yêu cầu HS đọc lướt bài và trả lời. 
- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh phong cảnh đẹp . Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy ?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn 1 ?
+ Nói điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa ?
+ Miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa ?
- Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả . Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy ? 
Vì sao tác giả gọi SaPa là món quà kì diệu của thiên nhiên? 
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Bài văn muốn ca ngợi điều gì?
Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài 
GV đọc diễn cảm đoạn Xe chúng tôi leo..liễu rủ. Giọng đọc suy tưởng , nhẹ nhàng , nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. 
HD cách đọc diễn cảm - GV sửa lỗi cho các em
 4 . Củng cố :
- Sa Pa có gì hấp dẫn?
- GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 3 .
- Chuẩn bị : Trăng ơi . . . từ đâu đến ?
Hát 
HS nghe
HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn( mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS luyệân đọc theo nhóm 3
Đại diện nhóm đọc trước lớp.
1HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc lướt bài và trả lời. 
- Đoạn 1: Người du lịch đi lên Sa Pa có cảm giác đi trong những đám mây trắng bồng bềnh,huyền ảo,đi giữa rừngcây, giữa những cảnh vật rực rỡ màu sắc:“Những đám mây trắng lướt thướt liễu rũ”.
- Đoạn 2 : Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu : “nắng vàng hoe núi tím nhạt”
- Đoạn 3 : Một ngày có đến mấy mùa , tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ “Thoắt cái  hây hẩy nồng nàng. “
+ HS trả lời theo ý của mình.
“Những đám mây trắng nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo”.
Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp. Ca ngợi : Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Nội dung chính:Ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa , thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước , quê hương.
Mỗi HS tiếp nối nhau đọc1 đoạn trong bài.
HS nhận xétcách đọc của bạn
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu – HS khác nhận xét.
Ngàysoạn:14/04/2008
Ngày dạy: 17/04/2008
TẬP ĐỌC
TIẾT 56: TRĂNG ƠI . . . TỪ ĐÂU ĐẾN ?	
I .MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 . Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu bài thơ thể hiện một cách nhìn rất riêng , một khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi một khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.
2 .Kĩ năng :
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Chú ý :
- Đọc đúng các tiếng có âm và vần dễ lẫn.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui ,hồn nhiên ; đọc đúng những câu mở đầu cả bài thơ và từng khổ thơ “ Trăng ơi . . . từ đâu đến ? “ với giọng ngạc nhiên , thân ái, dịu dàng , thể hiện tình cảm yêu mến của nhà thơ với trăng , sự gần gũi giữa nhà thơ với trăng.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3 . Thái độ: 
- Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên , yêu quê hương đất nước.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi 3.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
10’
10’
10’
4’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Đường đi Sa Pa
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi về nội dung bài 
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Hôm nay, với bài đọc “Trăng ơi ... từ đâu đến?”, các em sẽ được biết những phát hiện về trăng rất riêng, rất độc đáo của nhà thơ thiếu nhi mà tên tuổi rất quen thuộc với tất cả các em– nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
 Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
 GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài 
* Yêu cầu HS đọc hai khổ thơ đầu
- Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì ?
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh? 
* Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3, 4
- Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? 
* Yêu cầu HS đọc khổ 5, 6
- Vầng trăng trong hai khổ thơ này gắn với tình cảm sâu sắc gì của tác giả ? 
Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào ? 
 Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ 
- GV theo dõi nhận xét.
- GV đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ.
- Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng một số câu thơ, dòng thơ . 
 - Yêu cầu HS nhẩm HTL từng khổ thơ
Củng cố :
Hình ảnh nào trong bài khiến em thích nhất?
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt. 
Dặn dò
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”.
Hát 
3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- 2 HS đọc cả bài . 
HS nghe
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm TLCH
Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá.
Vì trăng hồng như quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.
Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân-những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương. 
+ Bài thơ nói lên tình yêu trăng của nhà thơ.
+ Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ánh trăng , nói lên tình yêu trăng , yêu đất nước của nhà thơ.
Mỗi HS tiếp nối nhau đọc1khổ thơ.
 HS nhận xét cách đọc của bạn
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS nhẩm HTL từng khổ thơ.
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
HS nêu theo ý thích.
Ngày soạn:12/04/2008
Ngày dạy: 15/04/2008
CHÍNH TẢ
TIẾT 29: AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4  ? 
PHÂN BIỆT tr / ch, êt / êch 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nghe – viết đúng chính tả bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4  ?
2.Kĩ năng:
Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang dễ lẫn.
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
3 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung BT2a, 3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
1’
18’
15’
2’
1’
Khởi động: 
Bài cũ : Ôn tập GKII
GV nhận xét chung bài viết trong tiết trước
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
Hoạt động1: HD HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
Đoạn văn nói về điều gì?
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS v ... o hứng ở đoạn cuối – Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. 
GV kể chuyện lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
Hoạt động 3: HS kể chuyện & trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1, 2
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất 
Củng cố :
Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?(GV bổ sung thêm: Đi cho biết đó biết đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.)
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 30 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
Hát 
HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
HS nghe kể và giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện. 
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: 
Cả lớp nhận xét. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất 
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Nhiều HS nhắc lại câu tục ngữ. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 57: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Du lịch – Thám hiểm.
2.Kĩ năng:
Biết được một số từ chỉ địa danh, phản ứng trả lời nhanh trong trò chơi “Du lịch trên sông”. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bút dạ & phiếu khổ to để HS làm BT4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
1’
15’
15’
4’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Kiểm tra định kì GKII
GV nhận xét chung bài kiểm tra – công bố điểm.
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là du lịch, thám hiểm
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: “Ai được đi nhiều nơi sẽ mở rộng tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan, trưởng thành hơn./ Chịu khó đi đây đi đó để học hỏi, con người mới sớm khôn ngoan, hiểu biết”. 
Hoạt động 2: Học một số từ chỉ địa danh
Bài tập 4:
Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV chia lớp thành các nhóm, phát giấy cho các nhóm trao đổi, thảo luận, chọn tên các dòng sông đã cho để giải đố nhanh.
GV lập 1 tổ trọng tài; mời 2 nhóm thi trả lời nhanh: nhóm 1 đọc câu hỏi / nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ. Làm tương tự như thế với các nhóm sau. Cuối cùng, các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.
GV cùng tổ trọng tài chấm điểm, kết luận nhóm thắng cuộc. 
4. Củng cố : 
Thế nào là du lịch?
Thế nào là thám hiểm?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ (ở BT4) & câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. 
Chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. 
Hát 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
Ýùb: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng 
Ý c: Thám hiểm có nghĩa là thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến theo sự hiểu biết của mình.
Cả lớp chú ý theo dõi 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm, thảo luận, thi giải đố nhanh. 
HS thi đua trong trò chơi “Du lịch trên sông”
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 58: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ 
KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
2.Kĩ năng:
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
Biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
1 tờ phiếu ghi lời giải BT2, 3 (phần Nhận xét).
Vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 (phần Luyện tập).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
13’
15’
4’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: MRVT: Du lịch – Thám hiểm
GV mời 2 HS lên bảng trả lời
Thế nào là du lịch?
Thế nào là thám hiểm?
GV nhận xét
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Bài học Cách đặt câu khiến ở tuần 
27 đã giúp các em biết nói, viết câu khiến để bày tỏ yêu cầu, đề nghị. Bài học hôm nay giúp các em biết cách nói những lời yêu cầu, đề nghị đó sao cho lịch sự để mọi người vui vẻ, sẵn lòng thực hiện yêu cầu, đề nghị của các em. 
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 
Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài , suy nghĩ trả lời
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Tìm những câu nêu yêu cầu dề nghị trong mẩu chuyện trên?
Nhận xét về cách yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa?
Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? 
Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sựï 
GV nhận xét nêu ý đúng.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sụ (cách b & c, d) 
GV nhận xét nêu ý đúng.
Bài tập 3:
GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ & không giữ được lịch sự.
GV nhận xét, kết luận.
+ Lan ơi, cho tớ về với!
+ Cho đi nhờ một cái!
+ Chiều nay, chị đón em nhé!
+ Chiều nay, chị phải đón em đấy!
+ Đừng có mà nói như thế!’
+ Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
+ Mở hộ cháu cái cửa!
+ Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
Bài tập 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV: với mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự. 
GV phát giấy khổ rộng cho vài em.
GV nhận xét – sửa lỗi cho các em
Củng cố : 
Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Dặn dò: 
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, viết vào vở 4 câu khiến – với mỗi tình huống ở BT4.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm.
Hát
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
HS nhận xét
4 HS tiếp nối nhau đọc các BT1, 2, 3, 4.
HS đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, trả lời lần lượt các câu hỏi 2, 3, 4.
HS phát biểu ý kiến
Những câu nêu yêu cầu dề nghị trong mẩu chuyện trên:
Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
Cháu chào bác Hai ạ! Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Cách yêu cầu đề nghị của bạn Hùng =>không lịch sự. Cách yêu cầu đề nghị của bạn Hoa => lịch sự.
Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói & người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. 
HS nhận xét – sửa bài theo ý đúng.
* Ý đúng là: b, c
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. 
HS nhận xét – sửa bài theo ý đúng.
* Ý đúng là: b, c và d
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS trao đổi theo nhóm đôi
HS phát biểu ý kiến, sửa lại theo lời giải đúng.
+ Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô Lan, tớ, từ với, ơi thể hiện quan hệ thân mật.
+ Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô. 
+ Câu lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện sự đề nghị thân mật.
+ Từ phải trong câu có tính bắt buộc, mệnh lệnh không phù hợp với lời đề nghị của người dưới.
+ Câu khô khan, mệnh lệnh.
+ Lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục vì có cặp từ xưng hô tớ – cậu, từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.
+ Nói cộc lốc
+ Lời lẽ lịch sự, lễ độ vì có cặp từ xưng hô bác – cháu, thêm từ giúp sau từ mở thể hiện sự nhã nhặn, từ với thể hiện tình cảm thân mật. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài.
HS tiếp nối nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả làm bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
VD: 
Bố ơi! Quyển vở ghi chép của con bị hết rồi. Bố cho con tiền mua quyển khác ạ.
Xin bác cho cháu ngồi nhờ một lát để chờ bố mẹ cháu về ạ!

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - CT - LTC - TLV.doc