THỂ DỤC
TIẾT 65: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “ DẪN BÓNG ”
I-MỤC TIÊU:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
-Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: còi, dụng cụ môn tự chọn và chuẩn bị trước sân cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ TUẦN 33 I. MỤC TIÊU: -Đánh giá tình hình học tập trong tuần 33, đề ra kế hoạch thực hiện trong tuần 34. -Rút kinh nghiệm những tồn tại trong tuần trước, ổn định lại nề nếp lớp, tác phong học tập trong tuần tới. II. NỘI DUNG 1. Điểm lại tình hình tuần 33 * Các tổ báo cáo tình hình thi đua trong tuần * GV nhận xét chung - Lớp duy trì tốt sĩ số, các nề nếp thi đua tương đối ổn định, lớp có sôi nổi hơn. - Về học tập các em thực hiện tốt nếp truy bài đầu giờ. - HS tích cực ôn bài cũ, học bài mới chuẩn bị thi CKII - Vệ sinh lớp gọn gàng sạch sẽ, thực hiện tốt VS luân phiên, chăm sóc cây xanh - Vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ. - Chấp hành tốt an toàn giao thông. * Một số tồn tại: - Trong lớp vẫn còn một số học sinh lơ đãng , không chú ý trong giờ học: Khang, Trang, Thu - Về vệ sinh cá nhân, một số em chưa gọn gàng, sạch sẽ: Dét. - Một số em làm bài cẩu thả, chữ viết xấu: Thái Thanh, L. Trường, Công, Thu. *GV Nhắc nhở các em rút kinh nghiệm trong tuần sau 2. Kế hoạch tuần 3 - Tiếp tục ổn định nề nếp hát đầu giờ, nề nếp học tập, nề nếp truy bài đầu giờ. - Nhắc HS rèn chữ viết , giữ sách vở, áo quần sạch sẽ - Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5 - Tăng cường phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS khá giỏi để nâng dần trình độ. - Tiếp tục ôn tập, củng cố kiến thức cho các em, chuẩn bị thi CKII - Giáo dục các em đoàn kết giúp nhau trong học tập. - Tham gia phong trào thanh thiếu niên do Đội phát động. - Nhắc HS giữ vệ sinh cá nhân, lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, trên sân trường. - Nhắc HS đi học phải có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở trình bày sạch đẹp đúng quy định - Nhắc nhở HS đóng các khoản thu đầu năm. Soạn xong tuần 33 Khối trưởng kí duyệt: Ngày 13/ 05/ 2008 Ngày / 05 / 2008 Đặng Thị Hồng Anh Hà Thị Sĩ THỂ DỤC TIẾT 65: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “ DẪN BÓNG ” I-MỤC TIÊU: - Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. -Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: sân trường sạch sẽ. - Phương tiện: còi, dụng cụ môn tự chọn và chuẩn bị trước sân cho trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: PHẦN VÀ NỘI DUNG ĐL PP TỔ CHỨC 1 .Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân. -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên của sân tập một hàng dọc :120 – 150m. -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 2 .Phần cơ bản: - a) Môn tự chọn : -Đá cầu : * Tập tâng cầu bằng đùi : -GV làm mẫu, giải thích động tác: -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. -GV chia tổ cho các em tập luyện. -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. -Ném bóng -Tập các động tác bổ trợ : * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia GV chú ý: Khi vặn mình không được xoay hai bàn chân và hóp bụng, khuỵu gối. * Ngồi xổm tung và bắt bóng * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân -GV nêu tên động tác. -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. b) Trò chơi vận động : -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi : “Dẫn bóng ”. -GV nhắc lại cách chơi. Cách chơi : Khi có lệnh xuất phát, em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng, dùng tay dẫn bóng về vạch xuất phát, rồi trao bóng cho số 2. Em số 2 vừa chạy vừa dẫn bóng về phía trước rồi đặt bóng vào vòng tròn, sau đó chạy nhanh về phía vạch xuất phát và chạm tay vào bạn số 3, số 3 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít lỗi đội đó thắng. Những trường hợp phạm quy: -Xuất phát trước khi có lệnh. Không đập bóng hoặc dẫn bóng mà ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách người quá 2m. -Chưa nhận được bóng hoặc chạm tay của bạn thực hiện trước đã rời khỏi vạch xuất phát. Những trường hợp không tính mắc lỗi : -Trong khi đập bóng hoặc dẫn bóng có thể được bắt lại rồi lại tiếp tục dẫn bóng. -Để bóng vào vòng, bóng bị lăn ra ngoài thì đồng đội có quyền nhặt giúp để vào vòng, nếu bóng rơi khi trao bóng cho nhau thì nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. -GV phân công địa điểm cho HS chơi chính thức do cán sự tự điều khiển. 3. Phần kết thúc: -GV cùng HS hệ thống bài học. -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát. -Trò chơi: “Kết bạn”. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học tự chọn : đá cầu, ném bóng ”. -GV hô giải tán. 6 – 10’ 1’ 1’ 1’ 1 – 2’ 2L8N 18 -22’ 7- 9’ 7 - 9’ 4 – 6’ 4 – 6’ 1’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1’ -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. -HS nhận xét. -HS tập hợp theo đội hình 2-4 hàng ngang , em nọ cách em kia 1,5 m -Hình 31 -Hình 33 -HS chia thành 2 – 4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, thẳng hướng với vòng tròn. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. GV -HS hô “khỏe”. THỂ DỤC TIẾT 66: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN I-MỤC TIÊU: - Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. -Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn. II-ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: sân trường sạch sẽ. - Phương tiện: còi, dụng cụ môn tự chọn và chuẩn bị trước sân cho trò chơi. III-NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: PHẦN VÀ NỘI DUNG ĐL PP TỔ CHỨC 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, rồi giậm chân tại chỗ và hát. -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 2 . Phần cơ bản: a) Môn tự chọn: Đá cầu -Ôn tâng cầu bằng đùi. - Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người. - Ném bóng: Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích. - Thi ném bóng trúng đích. b) Trò chơi vận động: Dẫn bóng. -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi: “ Dẫn bóng.”. -GV nhắc lại cách chơi. -GV tổ chức cho HS chơi thử, xen kẽ GV giải thích thêm để tất cả HS đều nắm vững luật chơi cách chơi. -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 3 .Phần kết thúc: -GV cùng HS hệ thống bài học. -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát. -Trò chơi: “ Kết bạn ”. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà -GV hô giải tán. 6 – 10’ 1 – 2’ 1’ 1 – 2’ 2L8N 18 -22’ 12- 14’ 4 – 6’ 4 – 6’ 1’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1’ -HS tập hợp thành 3hàng ngang HS thực hành HS thực hiện -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. ========== ========== ========== ========== 5GV -HS hô “khỏe”. Ngày soạn:11/05/2008 Ngày dạy:14/05/2008 MĨ THUẬT TIẾT 33: VẼ TRANH ĐỀ TÀI VUI CHƠI TRONG MÙA HÈ I. MỤC TIÊU * HS hiểu được nội dung đề tài. Biết cáh sắp xếp hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài.vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. II. CHUẨN BỊ: * Một số tranh ,ảnh về đề tài mùa hè .Giấy vẽ ,bút chì ,màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 5’ 1’ 7’ 7’ 10’ 4’ 1’ 1.Khởi động : 2.Bài cũ : - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS - Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ. - GV nhận xét phần bài cũ. 3.Bài mới: Giới thiệu một số mẫu Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài + Gv giới thiễu tranh và gợi ý HS tìm hiểu về mùa hè. Tiết trời mùa hè như thể nào? + Cành vật ở mùa hè có những màu sắc nào.? + Con vật nào kêu báo hiệu mùa hè? + Cây nào chỉ nở vào mùa hè? * Gợi ý HS về những hoạt động về mùa hè: + Những hoạt động vui chơi nào thường diễn ra vào mùa hè ? * GV kết luận: Chủ đề về mùa hè rất phong phú . Những hoạt động trong dịp hè hay cảnh sắc thiên nhiên của mùa hè điều vẽ được tranh. ¶Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh * Gv gợi ý : Nhở lại những hoạt động tiêu biểu về mùa hè để vẽ. + Vẻ hình ảnh chính trước , vẽ to ,rõ để nêu bật nội dung.vẽ hình ảnh phụ sau. + Vẽ màu theo ý thích làm nổi bật cảnh mùa hè . ¶Hoạt động 3: Thực hành + Quan sát và gợi ý HS tìm ra nhựng thiếu sót trong bài vẽ để các em tự điề chỉnh. ¶Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá * GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em cách nhận xét , đánh giá nội dung bức tranh: + Nội dung bức tranh . Các hình ảnh sắp xếp trong tranh; * Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp . Yêu cầu những em chưa hoàn thành bài về nhà vẽ tiếp. 4. Củng cố , dặn dò: Nhẫn xét tiết học , chuẩn bị bài sau. - Hát - HS Chuẩn bị dụng cụ học tập. - 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ HS quan sát * Thời tiết oi bức ,nóng nực . + cây cối xanh tốt , trời trong xanh , ảnh nắng chói chang ..) + Con ve. + Cây phượng. + Thả diều , tắm biển , đi tham quan , sinh hoạt hè .ôn tập bài. HS chọn chủ đề để vẽ HS nghe và làm theo * HS thực hành vẽ vào vở vẽ của mình. - HS xếp loại bài theo ý thích. - Nêu nhận xét của mình trước lớp về từng bài vẽ KĨ THUẬT TIẾT 33: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( tiết 1 ) I/ MỤC TIÊU: 1.Kiến thức – Kĩ năng: Biết tên gọivà chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn mang tính sáng tạo. -Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật , đúng quy trình. 2. Thái độ: -Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 5’ 1’ 15’ 10’ 4’ .Khởi động: Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. Bài mới a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt đông 1:HS chọn mô hình lắp ghép -GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép. * Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tiết -GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS. -Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp. * Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn. +Lắp từng bộ phận. +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. * Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành: + Lắp được mô hình tự chọn. + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình. + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 4. Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS. Hát -Chuẩn bị dụng cụ học tập. -HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm. -HS chọn các chi tiết. -HS lắp ráp mô hình. -HS trưng bày sản phẩm. -HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm. -HS lắng nghe. ĐẠO ĐỨC TIẾT 32: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝÙ(tiết2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh sưu tầm, xử lý các thông tin về tác hại ma tuý và trình bày được những thông tin đó. 2. Kĩ năng: - Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất ma tuý. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Thầy: Các hình ảnh và thông tin về tác hại của ma tuý sưu tầm được - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của ma tuý. - Trò : Sưu tầm hình ảnh và thông tin về tác hại của ma tuý. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 5’ 1’ 18’ 13’ 2’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Phòng chống tệ nạn ma tuý Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. *Sử dụng ma túy có hại gì? * Nguyên nhân gây nghiện ma tuýlà gì? Giáo viên nhận xét 3.Bài mới: GV giới thiệu bài – ghi tựa bài * Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” Gv nêu tên trò chơi- phổ biến luật chơi. - Sử dụng ghế của giáo viên chơi trò chơi này. - Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn - Nêu luật chơi. - Giáo viên yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang - Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào. - Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận + Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? + Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? + Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế? + Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế? Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm. * Hoạt động 2: Đóng vai - Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì? - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm. + Tình huống1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào? + Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng sử như thế nào? + Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng sử như thế nào? Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. 4. Tổng kết - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Thực hiện theo bài học. Hát HS lên bảng trả lời HS khác nhận xét * Phòng chống tệ nạn ma tuý( tiết 2) - Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. - Học sinh thực hành chơi -Dự kiến: + Có em cố gắng không chạm vào ghế + Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế + Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ... - Rất lo sợ - Vì sợ bị điện giật chết - Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào. - Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân. - Hoạt động nhóm, lớp - Học sinh thảo luận, trả lời. + Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó. + Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy + Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó - Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai - Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến - Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên. - Học sinh thảo luận: + Việc từ chối sử dụng ma tuý có dễ dàng không? + Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì? + Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không giải quyết được.
Tài liệu đính kèm: