Tập đọc- Kể chuyện: (Tiết 16-17).
Đề bài: BÀI TẬP LÀM VĂN.
I. Mục tiêu:
A.Tập đọc:
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật: “Tôi” với lời người mẹ.
-Hiểu ý nghĩa: lời nói của hs phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình muốn nói.(Trả lời được các câu hỏi trong sgk)
B.Kể chuyện:
-Biết sắp xếp lại các tranh (sgk) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
Tập đọc- Kể chuyện: (Tiết 16-17). Đề bài: BÀI TẬP LÀM VĂN. Ngày dạy: 21/ 9/ 2009. . I. Mục tiêu: A.Tập đọc: -Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật: “Tôi” với lời người mẹ. -Hiểu ý nghĩa: lời nói của hs phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình muốn nói.(Trả lời được các câu hỏi trong sgk) B.Kể chuyện: -Biết sắp xếp lại các tranh (sgk) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện trong SGK. III.Các hoạt động dạy học Tiến trình dạy học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS A.Bài cũ (4 phút) B.Bài mới 1.Gt bài (2 phút) 2.Luyện đọc (27- 30 phút) 3.Tìm hiểu bài (12 phút) 4.Luyện đọc lại (5-8 phút) B.Kể chuyện (18 -20 phút) 5.Củng cố, dặn dò (2 phút) -Gọi hs đọc bài: Cuộc họp của chữ viết, trả lời câu hỏi 1-2 trong SGK. -Nhận xét ghi điểm. -Nhận xét chung. -GT bài:Bài tập làm văn. Ghi đề bài. 1/. Đọc mẫu bài văn với nhân vật: “Tôi” với giọng tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên. Giọng mẹ: dịu dàng. -Cho hs quan sát tranh minh hoạ. 2/. Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc câu nối tiếp (3 lượt) -Cho hs đọc câu nối tiếp.Theo dõi sửa sai cho hs. -Viết bảng: Liu-xi-a, Cô- li-a và một số từ khó đọc, HD hs đọc. b. Đọc đoạn nối tiếp (3 lượt). -Cho Hs nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài văn. Kết hợp cho hs đọc phần chú thích ở mỗi đoạn. -HD hs đọc đúng câu hỏi: -“ Nhưng / chẳng lẽ nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này?/ (giọng băn khoăn). Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết./ Lạ thật,/ các bạn viết gì mà nhiều thế?// ( giọng ngạc nhiên) -Nhận xét. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. -YC: hs đọc theo nhóm 4, từng bạn trong nhóm đọc , các bạn nghe và góp ý cho bạn đọc đúng.TG đọc 5’. -Theo dõi giúp đỡ các nhóm. d. Đọc đồng thanh: - YC nhóm 1: đọc đoạn 1- 2: đọc đoạn 1, 2;nhóm 3-4 đoạn 3, 4. -Cho hs đọc cả bài. -Nhận xét. -YC lớp đọc thầm đoạn 1-2, trả lời câu hỏi: +Nhân vật xưng : “ Tôi” trong truyện này là ai? +Cô giáo ra cho lớp bài văn thế nào? +Vì sao Cô-li-a lại thấy khó viết bài văn? -Cho hs trao đổi nhóm và trả lời. -Chốt lại: Cô-li-a khó kể ra những việc đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ của bạn thường làm mọi việc, có lúc bận, mẹ định nhờ Cô-li-a giúp việc này, việc kia nhưng thấy con đang học nên lại thôi. -Cho 1 hs đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm, trả lời. +Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a đã làm cách gì để viết bài văn dài ra? -Cho 1 hs đọc thành tiếng đoạn 4, trả lời: +Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu bạn lại ngạc nhiên? +Vì sao sau đó, Cô-li-a làm theo lời mẹ? -Hỏi: Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì? -Liên hệ, giáo dục. -Đọc mẫu đoạn 3-4. -Cho các nhóm chọn bạn để thi đọc đoạn 3-4. -Cho hs thi đọc bài văn. -Nhận xét. 1.Nêu nhiệm vụ: Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Chọn kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo tranh. 2.Hướng dẫn hs kể lại chuyện a.Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. - Đính tranh lên bảng yc hs quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh số hoặc yc hs quan sát tranh sgk, tự sắp xếp tranh đúng thứ tự. -Yc Hs lên bảng sắp xếp tranh theo thứ tự hoặc ghi thứ tự tranh. -Gv khẳng định trật tự tranh :3-4-2-1. b.Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo tranh. -Cho hs đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu -Nhắc hs: chỉ chọn kể một đoạn câu chuyện theo tranh bằng lời của mình. -Gọi hs kể mẫu 2-3 câu. -YC từng cặp hs tập kể, tg 4’. -Cho 3-4 hs tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của câu chuyện. - Nhận xét, tuyên dương hs kể hay nhất. -Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện không? -Chốt ý: dù chưa giúp mẹ được nhiều việc nhưng bạn nhỏ vẫn là học trò ngoan vì bạn muốn giúp mẹ, bạn không muốn trở thành ngừơi nói dối, bạn vui vẻ làm những việc mình đã kể trong bài tập làm văn. -Khuyến khích hs về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. -Chuẩn bị bài sau : Nhớ lại buổi đầu đi học. -2 hs đọc và trả lời câu hỏi. -Nhận xét. -1 hs nhắc lại. -Hs chú ý lắng nghe. -Hs quan sát tranh. -Đọc câu nối tiếp. -Đọc lại từ đã đọc sai theo yc. -Cá nhân, đồng thanh. -Đọc đoạn nối tiếp, mỗi lượt 4 hs đọc. -Nhận xét bạn đọc. -Nghe hướng dẫn. -3-4 hs đọc. -Nhận xét bạn đọc. -Các nhóm đọc theo yc. -Đọc đồng thanh theo nhóm. -1 hs đọc. -Đọc thầm đoạn 1-2. -Trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. -Trao đổi nhóm đôi, tg 2’, trả lời cá nhân. Lớp nx bổ sung. -Hs lắng nghe. -1 hs đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm. - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. -1 hs đọc đoạn 4,cả lớp đọc thầm. - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung. -Một số hs trả lời. -Hs lắng nghe -Đại diện 2 nhóm thi đọc. -2 hs thi đọc bài văn. -Lớp lắng nghe, nhận xét bạn đọc. -Nghe. -Quan sát tranh, tự suy nghĩ sắp xếp tranh theo thứ tự. -1 hs lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét. -Nghe. -1 hs đọc yêu cầu. -1 hs kể mẫu. - Hs tập kể theo cặp. -Hs thi kể. -Nghe, nhận xét bạn kể chuyện. -Hs trả lời. -Nghe.
Tài liệu đính kèm: