Giáo án chi tiết các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

Giáo án chi tiết các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

A .Mục tiêu:

 I. Tập đọc:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm do phương ngữ : lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, . Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ

 - Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

 - Nắm được diễn biến câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhưỡng nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau

 II. Kể chuyện:

 - Rèn kĩ năng nói : dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với ND, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt

 - Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn

 

doc 29 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chi tiết các môn Khối 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
TOÁN
Ôn tập về hình học
A. Mục tiêu: 
+ Giúp HS :
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về chu vi hình tam giác, hình chữ nhật. 
- Củng cố, nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài Đếm hình
và vẽ hình.
B.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác? - Nhận xét.
III. Dạy bài mới :
 *Bài 1:
a- Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng? Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta làm thế nào?
- Nhận xét , chữa bài.
b- Tính chu vi hình tam giác?
 (Làm tương tự phần a)
*Bài 2 : 
- Đọc yêu cầu BT ?
- Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào ?
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 3: 
- Đọc yêu cầu BT ?
 ( HD : ghi số vào hình rồi đếm )
*Bài 4: 
- Đọc yêu cầu BT ?
- Gợi ý HS kẻ theo nhiều cách khác nhau.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
III. Củng cố, dăn dò :
 - Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, đường gấp khúc? 
 - Dặn dò HS : Ôn lại bài 
 - Hát- sĩ số
- 2 HS nêu.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS nêu.
- Cả lớp làm bài vào vở. Đổi vở kiểm tra KQ.
 Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86cm
- 2 HS đọc.
- HS nêu .
- Cả lớp làm vở. 1 HS chữa bài.
- 2 HS đọc đề.
- HS quan sát hình vẽ SGK.
- Làm miệng: Hình bên có 5 hình vuông và 6 hình tam giác.
- 2 HS đọc.
- HS chia 2 đội thi kẻ.
- 2, 3 HS nêu.
___________________________
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Chiếc áo len (2 tiết)
 (Theo Từ Nguyên Thạch)
A .Mục tiêu:
 I. Tập đọc:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm do phương ngữ : lạnh buốt, lất phất, phụng phịu, ...... Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
	- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, thì 
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
	- Nắm được diễn biến câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Anh em phải biết nhưỡng nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau
 II. Kể chuyện:
	- Rèn kĩ năng nói : dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với ND, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
	- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
B.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
2p
5p
70p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bài Cô giáo tí hon ?
- Những cử chỉ nào của " cô giáo " Bé làm em thích thú ?
- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám " học trò " ?
+ Nhận xét.
III. Dạy bài mới :
 Tập đọc:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- GV giới thiệu và cho HS quan sát tranh chủ điểm.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài.
- GV HD giọng đọc, cách đọc.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- HD HS luyện đọc từ khó.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV nhắc HS nghỉ hơi đúng
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Đọc cả bài.
3. HD tìm hiểu bài:
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào ?
- Vì sao Lan dỗi mẹ ?
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
- Vì sao Lan ân hận ?
- Tìm một tên khác cho truyện ?
4. Luyện đọc lại:
Kể chuyện:
1. G V nêu nhiệm vụ:
- Kể từng đoạn câu chuyện " Chiếc áo len " theo lời của Lan
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý:
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ.
- Đọc lại yêu cầu và gợi ý
b. Kể mẫu đoạn 1.
c. Từng cặp HS tập kể.
d. Kể trước lớp.
IV. Cñng cè dÆn dß:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện.
- Hát
- 2 HS đọc bài
- HS trả lời 
- HS quan sát.
- HS nghe. Quan sát tranh SGK.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc cả bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1, TLCH:
- Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
+ HS đọc thầm đoạn 3, TLCH :
- Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
+ HS đọc thầm đoạn 4, TLCH:
- HS phát biểu.
+ HS đọc thầm toàn bài.
- HS phát biểu.
+ 2 HS tiếp nối nhau đọc lại toàn bài.
- 4 em thành 1 nhóm tự phân vai và đọc.
- 3 nhóm thi đọc truyện theo vai.
- Cả lớp bình chọn, nhận xét nhóm đọc hay nhất.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1, lớp đọc thầm.
- 1, 2 HS kể mẫu.
+ HS kể theo cặp.
+ HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS phát biểu.
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
CHÍNH TẢ ( Nghe - viết )
Chiếc áo len
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nghe - viết chính xác đoạn 4 ( 63 chữ ) của bài Chiếc áo len.
	- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn ( ch/tr hoặc thanh hỏi/thanh ngã )
+ Ôn bảng chữ :
	- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ ( học thêm tên chữ do hai chữ cái ghép lại : kh )
	- Thuộc lòng tên 9 chữ tiếp theo trong bảng chữ cái
B. Chuẩn bị:
 GV : bảng phụ kẻ bảng chữ BT3.
C. Các hoạt động dạy - học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc : xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh. 
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết dạy.
2. HD HS nghe - viết :
a. HD chuẩn bị :
+ HD HS nhận xét chính tả, GV hỏi:
- Vì sao Lan ân hận ?
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu câu gì ?
+ GV đọc : nằm, cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi.
b. Viết bài:
- GV đọc cho HS viết.
- GV theo dõi, động viên HS viết bài.
c. Đánh giá, nhận xét:
- GV đánh giá 10 bµi.
- NhËn xÐt bµi viÕt cña HS.
3. HD HS làm BT chính tả :
* Bài tập 2 ( 22 )
- Đọc yêu cầu BT?
* Bài tập 3 ( 22 )
- Đọc yêu cầu BT ?
- GV gắn bảng phụ.
- GV khuyến khích HS đọc thuộc tại lớp.
III. Củng cố dăn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại các BT 
- Hát- sĩ số
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- 1, 2 HS đọc đoạn 4 của bài chiếc áo len
- Vì em đã làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em.
- Những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
- Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài vào vở.
+ Điền vào chỗ trồng ch/tr
- 1 HS lên bảng viết.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Đổi vở cho bạn, nhận xét.
+ Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng.
- 1 số HS làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhiều HS đọc 9 chữ và tên chữ.
TẬP ĐỌC
Quạt cho bà ngủ
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ : lặng, lim dim,...
 - Biết cách ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 - Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới (thiu thiu) được giải nghĩa ở sau bài đọc.
 - Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
B. hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Kể lại câu chuyện Chiếc áo len?
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc bài thơ : giọng dịu dàng tình cảm. 
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng dòng thơ.
- GV HD HS đọc đúng từ dễ đọc sai.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp. 
- GV nhắc HS ngắt hơi đúng các khổ thơ.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3. HD tìm hiểu bài:
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
- Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào ?
- Bà mơ thấy gì ?
- Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?
- Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ?
4. HTL bài thơ:
- GV HD HS học thuộc từng khổ thơ.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
- Hát.
- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- Quan sát tranh trong SGK.
- HS tiếp nối nhau, mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Bạn quạt cho bà ngủ
- Mọi vật đều im lặng như đang ngủ, ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường...
- Bà mơ thấy cháu quạt hương thơm tới.
- HS trao đổi nhóm, trả lời
- Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- 2, 3 HS thi đọc TL bài thơ.
TOÁN
 Ôn tập về giải toán
A. Mục tiêu: 
- Củng cố cách giải bài toán về “nhiều hơn” , “ít hơn”.
 - Giới thiệu, bổ sung bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị ( tìm phần nhiều hơn hoặc ít hơn )
B. Các hoạt động dạy học: 
Thời gian
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
2p
5p
30p
3p
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tính chu vi tam giác, tứ giác?
- Nhận xét.
III.Dạy bài mới:
*Bài 1:
- Đọc đề ? Tóm tắt ?
- HD cách giải.
- Nhận xét , chữa bài.
*Bài 2: ( HD tương tự bài 1)
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 3:
a- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và HD HS: 
- Hàng trên có mấy quả cam?
- Hàng dưới có mấy quả cam?
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả cam? 
b- Tương tự:
*Bài 4:
- Đọc đề? Tóm tắt .
- HD cách giải.
 Lưu ý: "Nhẹ hơn" coi như là "ít hơn"
- Chữa bài , nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS : Ôn lại bài.
- Hát
- 2, 3 HS nêu.
- Làm bảng CN- 1 HS chữa bài.
Bài giải
Số cây đội Hai trồng được là:
230 + 90 = 320( cây)
Đáp số: 320 cây
- Cả lớp làm vở. 1 HS chữa bài.
- 7 quả cam
- 5 quả cam
- 2 quả cam
Bài giải
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là: 
 7 - 5 = 2(quả)
 Đáp số: 2 quả cam.
- 2 HS đọc bài toán.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
50 - 35 =15(kg)
 Đáp số: 15 kg
___________ ...  e 
 D - b E - a G - c 
- HS làm miệng.
 - Nhận xét.
CHÍNH TẢ ( tập chép )
Chị em
A. Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em ( 56 tiếng )
	- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ch/tr, ăc/oăc.
B. Chuẩn bị: 
 GV : Bảng phụ viết bài thơ Chị em, bảng lớp viết ND BT2.
	 HS : VBT
C. Các hoạt động dạy - học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p 
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc : trăng tròn, chậm chế, chào hỏi, trung thực.
- GV nhËn xÐt.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS nghe - viết:
a. HD chuẩn bị.
+ GV gắn bảng phụ, đọc bài thơ trên bảng phụ.
+ HD HS nhận xét chính tả, GV hỏi:
- Người chị trong bài thơ làm những công việc gì ?
- Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
- Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào ?
- Những chữ nào trong bài viết hoa ?
+ GV đọc : trải chiếu, lim dim, luống rau,...
b. Viết bài.
- GV theo dõi, quan sát HS viết bài.
c. Đánh giá bài.
- GV đánh giá , nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 ( 27 )
- Đọc yêu cầu BT?
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 3 ( 27 )
- Đọc yêu cầu BT?
- GV theo dõi, nhận xét bài làm của HS.
.IV. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
 - Khen những HS có ý thức học tốt.
Hát
- 2 HS lªn b¶ng viÕt, c¶ líp viÕt b¶ng con.
- 2, 3 HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ...
- Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ
- Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2 ô, chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1 ô
- Các chữ đầu dòng.
- HS viết ra nháp
+ HS nhìn bảng chép bài vào vở.
+ Điền vào chỗ trống ăc/oăc.
- Cả lớp làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài. 
+ Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch có nghĩa...
- HS làm bài vào bảng con.
- HS làm bài vào VBT
_______________________________
TIẾNG VIỆT (BS)
Ôn tập
A. Môc tiªu:
+ Học sinh luyện cách viết chữ hoa B thông qua bài tập ứng dụng:
	- Viết tên riêng Bố Hạ bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Viết câu tục ngữ : Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn bằng cỡ chữ nhỏ.
B. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p 
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
GV đọc : Bố Hạ.
- GV nhËn xÐt.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD viết trên bảng con:
* Luyện viết chữ hoa.
- Tìm các chữ hoa có trong bài?
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
+ Viết mẫu.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- GV cho HS nêu nội dung câu tục ngữ.
3. HD viết vào vở 
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
- GV quan sát, động viên HS viết bài.
4. Đánh giá bài:
- GV đánh giá, nhận xét bài viết của HS.
IV. Củng cố dặn dò:
	 GV nhận xét tiết học.
- Hát 
- 2 HS lªn b¶ng viÕt, c¶ líp viÕt b¶ng con.
- B, H, T
- HS quan sát.
- HS tập viết chữ B, H, T trên bảng con.
- HS quan sát.
- Đọc từ ứng dụng: Bố Hạ
- HS quan sát.
- HS tập viết Bố Hạ trên bảng con.
Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- HS tập viết Bầu, Tuy trên bảng con.
- HS viết bài vào vở 
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
TOÁN
 Luyện tập
 A. Mục tiêu:
- Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
 - Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể)
 - Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của 2 biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
B. Chuẩn bị : 
GV : Mặt đồng hồ. 
 HS : SGK, bảng CN.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p 
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
Làm lại BT2(15) 
 - GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
*Bài 1: 
- BT yêu cầu gì?
- GV quay kim đồng hồ.
- GV nhận xét.
*Bài 2:
- Đọc yêu cầu BT?
- GV chữa bài.
*Bài 3: 
- Đọc yêu cầu BT?
- Hình nào đã khoanh vào1/3 số quả cam?
- Hình nào đã khoanh vào 1/2 số bông hoa?
- Nhận xét , chữa bài.
*Bài 4: HD HS tính theo 2 cách :
+ Cách 1: Tính kết quả 2 vế rồi so sánh.
+ Cách 2: 
. Hai tích có một thừa số bằng nhau, tích nào có thừa số thứ hai lớn hơn sẽ lớn hơn.
. Hai thương có SBC bằng nhau, thương nào có số chia lớn hơn thì bé hơn.
 - Nhận xét , chữa bài.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà ôn bài.
Sĩ số
- 3 HS thực hành. 
- 2 HS đọc yêu cầu BT.
- Xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ theo các hình A, B, C, D
A . 6giờ 15 phút B. 2 giờ 30 phút
C. 8 giờ 55 phút (9 giờ kém 5 phút)
D. 8 giờ
- Nhận xét bạn.
- Đọc tóm tắt - nêu bài toán.
- Làm bài vào vở.
Bài giải
Tất cả có số người là:
5 x 4 = 20( người)
 Đáp số: 20 người
- HS đọc. Quan sát tranh.
- Nêu miệng KQ.
+ Hình 1
+ Hình 4
- Làm bài vào bảng CN.
4 x 7 > 4 x 6
4 x 5 = 5 x 4
16 : 4 < 16 : 2
_____________________________
TẬP LÀM VĂN
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
A. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình mình với một người bạn mới quen.
 - Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
B. Các hoạt động dạy học :
Thời gian 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại đơn xin vào đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ?
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT:
* Bài tập 1:
- Đọc yêu cầu bài tập ?
- GV nhận xét, bổ sung.
* Bài tập 2: 
- Đọc yêu cầu bài tập ?
- GV Đánh giá một số bài viết, nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà ôn bài.
- Hát
- HS nép vë BT.
- 2, 3 HS đọc.
+ Kể về gia đình em với một người bạn em mới quen
- HS kể về gia đình theo cặp.
- Đại diện các cặp thi kể trước lớp.
+ Dựa vào mẫu, viết một lá đơn xin nghỉ học.
- Một HS đọc mẫu đơn, nói về trình tự của lá đơn.
- 2, 3 HS làm miệng bài tập.
- HS viết đơn.
SINH HOẠT
Sơ kết tuần 3
A. Mục tiêu:
 - Kiểm điểm các mặt hoạt động trong tuần 3.
 - Đề ra phương hướng cho tuần tới.
 - GD học sinh ý thức tự quản.
B. Các bước tiến hành:
I. Văn nghệ .
II. Sơ kết công tác tuần 3 :
 - Nề nếp : ..
 - Học tập : .
 - Đạo đức : 
 - Thể dục – Múa hát tập thể: 
 - Vệ sinh:... 
 - ATGT : ..
 III. Kế hoạch tuần 4:
 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt của lớp trong tuần 3.
 - Tích cực thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
	- Tự quản giờ truy bài và truy bài hiệu quả.
 - Thường xuyên giữ vệ sinh lớp học.
 - Thực hiện ATGT khi đến trường .
______________________________
Buổi chiều:
TOÁN (BS )
 Ôn tập 
A. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
 - Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị ( qua hình ảnh cụ thể)
 - Ôn tập củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của 2 biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy học :
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
30p
3p
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Làm lại BT 2 (SGK) ?
 - GV nhận xét, chữa bài.
III. Dạy bài mới:
* Bài 1:(20) 
- BT yêu cầu gì?
- GV quay kim đồng hồ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2:(20) 
- Đọc đề?
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 3:(20) 
- HD HS khoanh vào: 
 a) 1/3 số quả cam ?
 b) 1/5 số quả cam?
* Bài 4:(20) HD HS tính theo 2 cách:
+ Cách 1: Tính kết quả 2 vế rồi so sánh.
+ Cách 2: 
. Hai tích có một thừa số bằng nhau, tích nào có thừa số thứ hai lớn hơn sẽ lớn hơn
. Hai thương có SBC bằng nhau, thương nào có số chia lớn hơn thì bé hơn.
- GV chữa bài.
* Bài 5:(20) HD HS quan sát mặt đồng hồ rồi ghi Đ,S . Đọc KQ.
- GV nhận xét.
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà ôn bài.
- Hát
- HS làm bài, đọc KQ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp.
- Xem đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ .
- Đọc đề, tóm tắt - nêu bài toán.
- HS làm bài vào vở. 1 HS chữa bài.
Bài giải
Tất cả năm thuyền có số người là:
4 x 5 = 20 (người)
 Đáp số: 20 người
- HS làm bài CN, đổi vở kiểm tra KQ.
- HS làm bài vào VBT.
3 x 5 < 3 x 6
3 x 5 > 3 x 4
 3 x 5 = 5 x 3
 ..
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bµi 3: Qua đường an toàn tại nơi giao nhau
A.Mục tiêu:
- Giúp các em học sinh có thể qua đường an toàn tại nơi giao nhau. 
B. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh to tình huống
C. Hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2p
5p
25p
3p
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2HS nhắc lại các bước qua đường an toàn mà em biết?
- Nhận xét.
III. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu: GV hỏi HS:
+ Khi đi bộ qua đường, các em có phải quan sát không
- GV bổ sung và nhấn mạnh kết luận.
b. HĐ 1:Xem tranh
- Cho HS xem tranh, thảo luận nhóm theo câu hỏi ?
+ Hai nơi đường giao nhau trong tranh có điểm gì khác nhau?
- GV bổ sung và nhấn mạnh kết luận.
c. HĐ 2:Các bước qua đường an toàn.
- Hỏi:Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu? Ý nghĩa của các màu đèn ? 
+ Qua đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
+ Qua đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông như thế nào để đảm bảo an toàn?
- GV bổ sung và nhấn mạnh kết luận.
- GV mở rộng
d. HĐ 3:Góc vui học
- Xem tranh và sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự các bước qua đường an toàn tại nơi giao nhau.
 - GV kiểm tra, giải đáp
IV.Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Dặn HS thực hành qua đường an toàn ở những nơi giao nhau trên con đường từ nhà đến trường.
Hát
- HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát, thảo luận và trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lắng nghe và nhắc lại
- Xem tranh, thảo luận và sắp xếp tranh.
.
 Phần nhận xét, bổ sung, điều chỉnh
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_chi_tiet_cac_mon_khoi_3_tuan_3_nam_hoc_2018_2019.doc