Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 26

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 26

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I. Mục tiêu:

A/TẬP ĐỌC.

1/ Đọc:

- Đọc đúng: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,.

2/ Đọc - Hiểu:

- Nắm nội dung của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

B/KỂ CHUYỆN.

1/ Rèn luyện kĩ năng nói:

- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung

2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 26	Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
tập đọc - kể chuyện
Sự tích lễ hội chử đồng tử
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,.. 
2/ Đọc - Hiểu:
- Nắm nội dung của câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
b/kể chuyện.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói: 
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung
2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “Ngày hội rừng xanh” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.- GV nhận xét, cho điểm.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ở các miền quê nước ta, thường có đền thờ các vị thần, hoặc đền thờ những người có công với dân với nước. Hằng năm, nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử – một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng, được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh bài đọc, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài. 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- GV đọc mẫu. Giọng nhẹ nhàng.
, 
* Đọc mẫu.
cả lớp đọc thầm.
-HS theo dõi SGK.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc nối tiếp từng câu.
*Từ khó đọc: du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, hiển linh, nô nức,.. 
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy.
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
*Từ khó hiểu: du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hiển linh...
GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc trong nhóm 4 HS.
-4 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. 
-1HS đọc cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Vấn đáp.
Đoạn 1
- Câu hỏi 1: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ( Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.)
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
Đoạn 2
- Câu hỏi 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? (Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.)
- Câu hỏi 3: Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử? ( Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.)
- HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2, 3.
Đoạn 3
- Câu hỏi 4: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? (Hai người đi khắp nơi và truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.)
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 4.
Đoạn 4
- Câu hỏi 5: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử? (Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.)
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi 5.
4/ Luyện đọc lại.
- GV chọn đọc diễn cảm đoạn 1, 2 của bài, ví dụ:
 Nhà nghèo, / mẹ mất sớm, / hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. // Khi cha mất, / chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, / còn mình đành ở không. // (Giọng kể chậm, bùi ngùi. Nhấn giọng những từ ngữ in đậm thể hiện gia cảnh nghèo khó của Chử Đồng Tử, lòng hiếu thảo của chàng.)
 Chàng hoảng hốt, / chạy tới khóm lau thưa trên bãi, / nằm xuống, / bới cát phủ lên mình để lẩn trốn. // (Nghỉ hơi sau các dấu phẩy, dấu chấm; nhịp đọc gấp ở những hành động liên tiếp, thể hiện sự hốt hoảng, vội vã của Chử Đồng Tử.)
 Nào ngờ, / công chúa thấy cảnh đẹp, / ra lệnh cắm thuyền, / lên bãi dạo, / rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. // (Nghỉ hơi rõ sau các dấu phẩy, dấu chấm; nhịp đọc chậm lại)
* Luyện đọc.
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2, lưu ý HS cách đọc.
- HS thi đọc 2 đoạn đó.
- 1 HS đọc cả bài.
5/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học.
6/ Hướng dẫn làm bài tập.
 a) Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn:
+ Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó / Tình cha con / Nghèo khó mà yêu thương nhau...
+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ / Duyên trời / ở hiền gặp lành.
+ Tranh 3: Truyền nghề cho dân / Dạy dân trồng cấy / Giúp dân.
+ Tranh 4: Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn / Lễ hội hằng năm.
b) Kể lại từng đoạn câu chuyện.
* Thực hành
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, sôi nổi, hào hứng nhất.
- Một HS nhập vai kể toàn truyện.
C/Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện kể toàn bộ câu chuyện, kể lại cho người thân nghe.
- GV dặn dò.
tập đọc
đi hội chùa hương
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: nườm nượp, trẩy hội, xúng xính, say mê, thanh lịch, làn sương, Hinh Bồng,..
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu nội dung bài: Tả hội Chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ Phật, mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thấy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”, trả lời những câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện theo đoạn.
-Nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Động Hương Tích là một trong những cảnh đẹp bậc nhất ở nước ta. Hằng năm, hội chùa Hương được mở suốt 3 tháng mùa xuân. Mọi người khắp nơi nô nức trẩy hội. Hôm nay, các em sẽ đọc bài thơ “Đi hội chùa Hương” để được hoà vào không khí nô nức cùng đoàn người trẩy hội.
*Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, mô tả.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng đọc vui, nhẹ, say mê ở những khổ thơ đầu; tha thiết ở khổ thơ cuối. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nườm nượp, xúng xính, xa vời, cởi mở, say mê, bổi hổi,...
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS nhận xét về cách đọc bài thơ, GV hướng dẫn thêm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ .
(Đọc đúng: nườm nượp, trẩy hội, xúng xính, say mê, thanh lịch, làn sương, Hinh Bồng)
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
Giọng trải dài ở khổ thơ 3 và 6.
Nườm nượp / người, xe đi /
Mùa xuân về / trẩy hội. //
Rừng mơ / thay áo mới
Xúng xính / hoa đón mời. //
Bước mỗi bước say mê / 
Như giữa trang cổ tích. //
Đất nước mình thanh lịch /
Nên núi rừng cũng thơ. //
Ôi phải đâu lễ Phật /
Người mới đi chùa Hương //
Người đi thăm đất nước /
Người về trong yêu thương.//
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc cả bài.
*Luyện đọc.
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 
- Đọc từng khổ trong nhóm 2 người , mỗi HS đọc 3 khổ.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng 
(+ Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – mùa trẩy hội đã đến: 
Rừng mơ thay áo mới / Xúng xính hoa đón mời.
+ Cảnh chùa Hương thơ mộng, huyền ảo: nơi đâu cũng vương vấn mùi thơm (Lẫn trong làn sương khói – Một mùi thơm cứ vương), trong động như có tiếng nhạc của đá, tiếng hát của gió (Động chùa Tiên, chùa Hương - Đá còn vang tiếng nhạc - Động chùa núi Hinh Bồng – Gió còn ngân khúc hát.))
- HS đọc thầm 5 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi1.
-Câu hỏi 2: Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội.
(+ Cảm xúc hồ hởi, cởi mở đối với tất cả mọi người, với cảnh vật:
Nơi núi cũ xa vời
Bỗng thành nơi gặp gỡ
Một câu chào cởi mở
Hoá ra người cùng quê.
+ Mỗi bước đi là mỗi bước say mê, tự hào về cảnh đẹp đất nước: Bước mỗi bước say mê / Như giữa trang cổ tích.
+ Lòng bổi hổi vì mùi hương lẫn trong làn sương khói: Dù không ai đợi chờ / Mà cũng lòng bổi hổi.)
- HS đọc thầm cả bài thơ và trả lời câu hỏi 2.
- Câu hỏi 3: Theo em, khổ thơ cuối nói điều gì? 
(Mọi người đi trẩy hội chùa Hương không phải chỉ để thắp hương cầu Phật. Đi hội chùa Hương còn là một dịp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước để thêm yêu đất nước, thêm yêu con người.)
- HS đọc thầm khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi 3.
4/ Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- Một HS đọc lại bài thơ.
- HS lựa chọn khổ thơ mình thích (có thể là 1, 2 hoặc 3 khổ). Tự đọc nhẩm để thuộc khổ thơ.
- HS tiếp nối nhau thi đọc thuộc khổ thơ yêu thích. Các em có thể giải thích vì sao mình chọn khổ thơ đó.
*Thực hành.
C/Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc khổ thơ yêu thích hoặc thuộc cả bài thơ.
- Hỏi trước cha mẹ tên một số lễ hội, hội hoạt động trong lễ hội để chuẩn bị làm tốt bài tập 2 trong tiết Tập Làm Văn tới.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
tập đọc
Rước đèn ông sao
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy,...
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu nội dung bài đọc: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phấn màu, bảng phụ. Sưu tầm thêm một số hình ảnh về ngày Tết Trung thu (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài “Đi hội chùa Hương” và trả lời câu hỏi: Vì sao em thích khổ thơ đó?
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tết Trung thu, ngày 15 – 8 âm lịch (còn gọi là rằm tháng Tám), là ngày hội của thiếu nhi. Đêm ấy, trăng rất sáng, rất tròn. Trẻ em Việt Nam ở khắp nơi đều vui chơi đón cỗ, rước đèn dưới trăng. Bài đọc hôm nay kể về ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc toàn bài: Giọng đọc vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức, rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu.
-Cả lớp đọc thầm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
*Đọc đúng: nải chuối ngự, bập bùng trống ếch, tua giấy,...
- Đọc từng đoạn trước lớp.
 + HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Bài chia làm hai đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
+ Chú ý: “Tùng tùng tùng, dinh dinh” là một phần trong lời bài hát Chiếc đèn ông sao: “Tùng dinh dinh, tùng tùng tùng, dinh dinh. Dưới ánh sao vui chiếu xa non ngàn...”
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài.
* Luyện đọc.
-GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy, treo bảng phụ luyện ngắt nghỉ.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm 2 người.
 - 2 HS thi đọc toàn bài.
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Vấn đáp.
Câu hỏi 1: Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì? (Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm. Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.)
- HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1.
Câu hỏi 2: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? (Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt.)
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 2.
Câu hỏi 3: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? (Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3.
Câu hỏi 4: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui? (Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “tùng tùng tùng, dinh dinh!...”)
- HS đọc thầm những câu cuối (từ Tâm thích cái đèn quá...đến hết) và trả lời câu hỏi 4.
4/ Luyện đọc lại.
 Chiều rồi đêm xuống. / Trẻ con bên hàng xóm / bập bùng trống ếch rước đèn... // Tâm thích nhất / cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. // Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, / trong suốt, / ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. // Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. // 
* Luyện đọc lại
- Đọc lại toàn bài.
- Đọc đúng một số câu, đoạn văn.
-Thi đọc cả bài.
C/ Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS xem lại các bài tập đọc để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sắp tới.
- GV nhận xét, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docT26_tdkc.doc