Giáo án Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Học kì I

Giáo án Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Học kì I

1. Đọc thành tiếng

· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

· Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

2. Đọc - hiểu

· Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

· Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngượi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.

B - Kể chuyện

· Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu truyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.

· Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.

II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).

· Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 212 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm
CẬU BÉ THÔNG MINH
 (2 tiết)
I - MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng 
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.
2. Đọc - hiểu 
Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng..... 
 Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngượi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
B - Kể chuyện
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu truyện. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập một ( TV3/ 1).
Bảng phụ có viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TẬP ĐỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt dộng học
Giới thiệu bài (1’ )
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi HS : Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện với nhà vua ? Cậu bé có tự tin không ?
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh.
- GV ghi tên bài lên bảng. 
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’)
Mục tiêu : 
- Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai đã nêu ở phần mục tiêu. Đọc trôi chảy toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành : 
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc như đã nêu ở phần Mục tiêu. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Khi chỉnh sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý với các từ mà nhiều HS trong lớp mắc lỗi thì GV cần cho HS cả lớp luyện phát âm từ đó, với các từ có ít HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài. GV theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc .
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. 
- Giải nghĩa : Khi được lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
- Nơi nào thì được gọi là kinh đô ?
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
- Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. 
- Sứ giả là người như thế nào ?
- Thế nào là trọng thưởng ? 
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
* Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm 
- Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm.
- Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.
* Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 3.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (8’)
Mục tiêu : 
 HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành : 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ? 
- Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua ?
- Vì sao họ lại lo sợ ?
- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một cậu bé bình tĩnh xin cha cho đến kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé và Đức vua như thế nào ?
Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2 .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 .
- Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua ?
- Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lý là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 .
- Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì.
- Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không ?
- Vì sao cậu bé lại tâu Đức Vua làm một việc không thể làm được ?
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức Vua rèn cho một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà đức Vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
- Sau hai lần thử tài, Đức Vua quyết định như thế nào ?
- Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục.
Kết luận: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6’)
Mục tiêu : 
 Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.
Cách tiến hành : 
- GV đọc mẫu đoạn 2 của bài. Chú ý: Biết phân biệt lời người kể, các nhân vật khi đọc bài :
+ Giọng người kể : chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện ; lo lắng khi cả làng cậu bé nhậnđược lệnh của nhà vua ; vui vẻ, thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần lượt vượt qua được những lần thử thách của nhà vua.
+ Giọng của cậu bé : Bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng của nhà vua : nghiêm khắc.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại truyện theo hình thức phân vai.
- Tổ chức cho một số nhóm HS thi đọc trước lớp.
 - Tuyên dương các nhóm đọc tốt. 
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người.
- Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua. 
- HS theo dõi GV đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáo viên. Lưu ý các từ dễ phát âm sai, nhầm đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:
Ngày xưa, / có một ông vua muốn tìm người tài giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội.//
- Trái nghĩa với bình tĩnh là : bối rối, lúng túng. 
- Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
+ Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// ( Đọc với giọng oai nghiêm )
- Muôn tâu đức vua // - cậu bé đáp -// bố con mới đẻ em bé,/ bắt con đi xin sữa cho em,// con không xin được, // liền bị đuổi đi,// ( Đọc với giọng lễ phép bình tĩnh tự tin ).
+ Thằng bé này láo,/ dám đùa với trẫm !// Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được ?// ( Đọc với giọng hơi giận dữ, lên giọng ở cuối câu).
+ Muôn tâu,/ vậy tại sao đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà chống biết đẻ trứng ạ. ?// 
- Om sòm nghĩa là ầm ĩ, gây náo động. 
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3. Chú ý ngắt giọng đúng :
 Hôm sau, / nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, / bảo cậu bé làm 3 mâm cỗ.// Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, / nói 
- Xin ông tâu với Đúc Vua / rèn cho tôi chiếc kim này thành một con giao thật sắc / để sẻ thịt chim.
- Sứ giả là người được vua phái đi giao thiệp với người khác, nước khác...
- Trọng thưởng nghĩa là tặng cho một phần thưởng lớn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Lần lượt từng HS đọc bài trước nhóm của mình, sau mỗi bạn đọc, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
- Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. 
- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé), từ đó làm cho vuat phải thừa nhận :lệnh của ngài cũng vô lí.
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện nhóm phát biểu:
- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để sẻ thịt chim.
 - Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà Vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
- HS trả lời. 
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai : người dẫn truyện, cậu bé, nhà vua.
- 3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi nhận xét. 
Kể chuyện
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (2’)
- GV nêu nhiệm vụ của nội dung kể truyện trong lớp học: Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện 
Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.
- GV treo tranh minh hoạ của từng đoạn truyện như trong sách TV3/1 lên bảng.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh (18’)
Mục tiêu : 
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạnvà toàn bộ câu truyện. 
- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xé ... ép sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- Tự làm bài tập.
- HS tự làm vào vở nháp.
- 2 HS chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời.
như
Những cây nến khổng lồ.
Đước mọc san sát, thẳng đuột.
như
Hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc câu văn trong SGK.
- 5 HS nói theo ý hiểu của mình.
- 3 HS nhắc lại.
- HS tự viết vào vở.
- 5 HS đặt câu.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tổ trưởng kiểm tra 
	Ban Giám hiệu 
	 ( Duyệt )
	Ngày tháng năm
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I 
	TIẾT 3
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc, yêu cầu như tiết 1.
Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
Bài tập 2 phô tô 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng HS.
Bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Luyện tập viết giấy mời theo mẫu. (15 phút)
 Mục tiêu:
- Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời.
- Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như : lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng.
- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng.
- Tự làm bài vào phiếu, 2 HS lên viết phiếu trên bảng.
- 3 HS đọc bài.
GIẤY MỜI
Kính gửi : Cô Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng.
Lớp 3B trân trọng kính mời cô
Tới dự : buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20 - 11
Vào hồi : 8 giờ ngày 19 - 11 - 2004.
Tại : Phòng học lớp 3B.
Chúng em tất mong được đón cô.
	 Ngày 16 tháng 11 năm 2004
 Lớp trưởng
 Lê Tường Linh
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tổ trưởng kiểm tra 
	Ban Giám hiệu 
	 ( Duyệt )
Ngày tháng năm
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I 
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1).
Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
* Hoạt động 2: Ôân luyện về dấu chấm, dấu phẩy (15 phút)
 Mục tiêu:
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
Cách tiến hành:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại lời giải.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Hỏi : Dấu chấm có tác dụng gì ?
- Dặn HS về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK để tiết sau lấy điểm kiểm tra.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- 4 HS đọc to bài làm của mình.
- Các HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tự làm bài tập.
- HS làm bài vào vở.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chịu nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày tháng năm
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I 
TIẾT 5
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm)
- Nội dung : 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiểu 70 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc - hiểu : Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Ôn luyện về cách viết đơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi sẵn tên đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Kiểm tra HTL (15 phút)
 Mục tiêu: 
- Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiểu 70 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc - hiểu : Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Cách tiến hành:
- Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm HS.
Chú ý : Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Ôân luyện về viết đơn (15 phút)
 Mục tiêu:
- Ôn luyện về cách viết đơn.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại : Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- Nhận phiếu và tự làm.
- 5 đến 7 HS đọc lá đơn của mình.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
	Ngày tháng năm
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 6
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).
Rèn kĩ năng viết thư : Yêu cầu viết một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung. Câu văn rõ ràng, có tình cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Kiểm tra HTL (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
* Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết thư (15 phút)
 Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết thư : Yêu cầu viết một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung. Câu văn rõ ràng, có tình cảm.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm HS.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,...
- Em viết thư hỏi bà xem bà còn bị đau lưng không ?/ Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không ? Vì bố em bảo dạo này ông hay bị ốm. Ông em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng nữa không ?/ Em hỏi dì em xem dạo này dì bán hàng có tốt không ? Em Bi còn hay khóc nhè không ?...
- 1 HS đọc bài Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết thư.
- HS tự làm bài.
- 7 HS đọc lá thư của mình.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Ngày tháng năm
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I 
TIẾT 7
I. MỤC TIÊU
Kiểm tra học thuộc lòng (Yêu cầu như tiết 5).
Ôn luyện về dấu chấm, dấu phấy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
4 tờ giấy viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài.
* Hoạt động 1: Kiểm tra HTL (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
* Hoạt động 2: Ôân luyện về dấu chấm, dấu phẩy (15 phút)
 Mục tiêu:
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phấy.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc thêm chuyện vui Người nhát nhất.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Hỏi : Bà có phải là người nhát nhất không ? Vì sao ?
- Chuyện đáng cười ở điểm nào ?
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vui Người nhát nhất.
- Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị làm bài kiểm tra.
- HS đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
- 4 HS đọc bài trên lớp.
- Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ.
- Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tổ trưởng kiểm tra 
	Ban Giám hiệu 
	 ( Duyệt )
TUẦN 18
TIẾT 8
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu văn bản, luyện từ và câu.
GV thực hiện kiểm tra HS theo hướng dẫn của nhà trường.
TIẾT 9
Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
GV thực hiện kiểm tra HS theo hướng dẫn của nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC - KE CHUYEN LOP 3 HKI.doc