Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Giọng quê hương - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Giọng quê hương - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ ,.

- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi,.

3. Hiểu : Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với những người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

4. Kể chuyện :

4.1 Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.

42 Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Giọng quê hương - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn :Tập đọc- Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Giọng quê hương
Tuần : 10
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : luôn miệng, vui lòng, ánh lên, dứt lời, nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ ,...
Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi,...
3. Hiểu : Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện : Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với những người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
4. Kể chuyện :
4.1 Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
42 Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi câu dài.
Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
2’
A. Nhận xét bài thi giữa kì
- GV nhận xét.
35’
Tiết 1:
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Câu hỏi:
+ Tuần này, chúng ta sẽ chuyển sang một chủ đề mới, đó là chủ đề gì ? (Quê hương)
+ Bức tranh vẽ gì? (... gốc đa cổ thụ, các bạn nhỏ chăn trâu đang nằm dài trên bãi cỏ chuyện trò với nhau...)
Đây là những hình ảnh gần gũi, thân thương, làm người ta gắn bó với quê hương. Nhưng quê hương còn là những người thân và tất cả những gì gắn bó với người thân của ta. Bài Giọng quê hương của nhà văn Thanh Tịnh sẽ giúp các em rõ hơn điều này. 
* PP trực quan, vấn đáp
- HS quan sát tranh trong SGK, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài.
12’
22’
4’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng
- Chú ý diễn tả rõ những câu nói lịch sự, nhã nhặn của các nhân vật.
- Đoạn cuối đọc chậm, ngắt hơi rõ ở các dấu phẩy.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
ã Đọc từng câu
ã Luyện đọc đoạn: Luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ và luyện ngắt hơi, nhấn giọng.
* Đoạn 1 :
- Các từ dễ đọc sai: luôn miệng,...
* Đoạn 2 
- Các từ dễ đọc sai: vui lòng, ánh lên, dứt lời,...
- Từ khó: 
+ Đôn hậu : hiền từ, thật thà.
+ Thành thực : có tấm lòng chân thật
- Câu:
+ Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// (kéo dài từ là )
+ Dạ,/ không !// Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen ...
* Đoạn 3:
- Các từ dễ đọc sai: nén nỗi xúc động, lẳng lặng cúi đầu, yên lặng, rớm lệ ,...
- Từ khó: 
+ Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.
+ Qua đời : cùng nghĩa với chết, mất nhưng thể hiện thái độ tôn trọng.
+ Mắt rớm lệ : rơm rớm nước mắt, hình ảnh biểu thi sự xúc động sâu sắc.
Đặt câu: 
Mỗi khi mẹ đi công tác xa em lại cảm thấy bùi ngùi.
- Câu:
+ Mẹ tôi là người miền Trung...// Bà qua đời / đã hơn tám năm rồi.// (giọng trầm, xúc động)
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
ã Đọc đồng thanh đoạn 3
- Giọng nhẹ nhàng, cảm xúc
2. Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi:
a) Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? (... với ba người thanh niên)
b) Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? (Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba anh thanh niên đã đến gần xin trả giúp tiền ăn.)
c) Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? (Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương ở miền Trung).
d) Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ? (Người trẻ tuổi : lẳng lặng cúi đầu, môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ)
e) Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? ( Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, gợi nhớ kỉ niệm sâu sắc về người thân, tạo sự gắn bó giữa những người cùng quê,)
Tiết 2:
3. Luyện đọc lại
ã Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3 trong nhóm:
ã Luyện đọc phân vai:
- Người dẫn chuyện
- Anh thanh niên
- Thuyên
4. Kể chuyện
Dựa vào tranh minh hoạ, hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương :
=> Yêu cầu : Dựa vào 3 tranh minh hoạ 3 đoạn truyện, kể toàn bộ câu chuyện.
ã Nội dung tranh:
- Tranh 1: Thuyên và Đồng bước vào quán ăn, trong quán có 3 thanh niên đang ăn.
- Tranh 2: Một trong 3 thanh niên (anh áo xanh) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.
- Tranh 3: Ba người trò chuyện, anh thanh niên xúc động nói lí do muốn làm quen với Thuyên và Đồng.
ã Kể mẫu 1 đoạn:
ã Kể truyện theo cặp
ã Kể thi trước lớp
C. Củng cố – dặn dò
- Câu hỏi : Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ? ( Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, gợi nhớ kỉ niệm sâu sắc về người thân, tạo sự gắn bó giữa những người cùng quê, nhớ về quê hương, yêu quê hương mình hơn )
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
 + Sắm vai đóng kịch lại 
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- 2 HS đọc đoạn .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- GV treo bảng phụ ghi câu dài, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại câu.
- GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ.
- GV nhận xét, hỏi .
- HS trả lời.
- GV nhận xét, ghi.
- HS đặt câu.
- 3 HS đọc 3 đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- 2 nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
* PP vấn đáp, trực quan
- HS quan sát tranh.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi a.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi b.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi c.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi d.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- HS trả lời câu e.
- HS bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
* PP luyện đọc
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc diến cảm ..
- HS thi đọc phân vai.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* PP luyện tập, sắm vai, làm việc nhóm
- GV treo bảng phụ ghi yêu cầu - 1 HS đọc.
- HS nêu nội dung từng tranh. 
- HS khác nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt, nêu yêu cầu kể chuyện.
- HS khá kể mẫu đoạn 1, GV gợi ý thêm nếu cần.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể, nhận xét cho nhau theo cặp.
- 3 HS kể thi .
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* PP vấn đáp, sắm vai
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
- HS đóng kịch.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_10_bai_giong_que_huong.doc