Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 26: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 26: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ‎ nghĩa bài: Chử Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 2. Kĩ năng : Biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông. Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị.

- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

 2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 26: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201...
Tập đọc - Kể chuyện tuần 26 (2 tiết)
Sự Tích Lễ Hội Chử Đồng Tử
(KNS)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ‎ nghĩa bài: Chử Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước, Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử.Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. 
	2. Kĩ năng : Biết ngắt ngởi hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông. Đảm nhận trách nhiệm. Xác định giá trị.
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (22 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc mẫu bài văn 
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS phát hiện từ khó đọc và hướng dẫn HS đọc đúng
- Cho HS chia đoạn (4 đoạn theo SGK)
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS giải thích từ mới
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho vài HS đọc cả bài
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khổ?
 + Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
 + Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
 + Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
 + Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 1, 2 
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS thi đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Nhận xét
d. Hoạt động 4: Kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh dựa vào trí nhớ và các gợi ý kể lại câu chuyện.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, đặt tên cho từng đoạn theo cặp.
- Gọi từng cặp HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chốt lại
- Gọi 4 HS kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
* Giáo dục học sinh: Chúng ta phải biết cảm thông với hoàn cảnh của người nghèo khổ, biết giúp đỡ họ nếu ta có thể giúp được.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc thầm theo GV.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc tiếp nối từng câu 
- Phát hiện từ khó và đọc theo hướng dẫn của GV
- Chia đoạn 
- Đọc tiếp nối từng đoạn trứơc lớp.
- Giải thích từ mới
- Đọc nhóm đôi
- HS đọc cả bài.
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS thi đọc diễn cảm truyện.
- Theo dõi GV hướng dẫn
- Bốn HS thi đọc 
- Một HS đọc cả bài.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh theo cặp
- Từng cặp HS phát biểu ý kiến.
- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_26_su_tich_le_hoi_chu_d.docx