Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 15

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 15

Tập đọc Hũ bạc của người cha

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, vất vả, thản nhiên,.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông lão ).

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ mới : hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 986Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, vất vả, thản nhiên,...
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông lão ).
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản. 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Nắm được nghĩa của các từ mới : hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm, 
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, học sinh dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Hũ bạc của người cha. 
Kể tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão 
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, 
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Một trường tiểu học vùng cao 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Nội dung bài nói gì ?
+ Hãy giới thiệu một vài nét về trường học của mình
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên : Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài : “Hũ bạc của người cha”. Đây là câu chuyện cổ của người Chăm, một dân tộc thiểu số sống ở vùng Nam Trung Bộ.
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
GV đọc mẫu với giọng đọc phù hợp với lời nhân vật. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: dúi, thản nhiên, dành dụm 
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ? 
+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào ?
+ Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi :
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì ?
+ Vì sao người con phản ứng như vậy ?
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy ?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này. 
Giáo viên chốt ý : câu chuyện cho thấy hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân 
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Ông lão người Chăm buồn vì con trai lười biếng.
Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
Tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ. 
Học sinh đọc thầm, thảo luận 
Ông lão vứt tiền xuống ao để thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm : anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng. 
Người con phản ứng như vậy vì anh vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
Khi thấy con thay đổi như vậy ông cười chảy cả nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con trai.
Những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này là :
Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.
Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Tập đọc
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông lão )
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 4, 5 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( ông lão )
Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. 
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Hũ bạc của người cha
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên cho học sinh quan sát 5 tranh minh hoạ đã đánh số, nghĩ về nội dung từng tranh, tự sắp xếp các tranh bằng cách viết ra giấy nháp trình tự đúng của 5 tranh.
Giáo viên chốt lại ý kiến đúng và cho 1 học sinh lên bảng sắp xếp các tranh
Giáo viên cho 5 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung từng bức tranh
Tranh 3 : Anh con trai lười biếng chỉ ngủ. Còn cha già thì còng lưng làm việc.
Tranh 5 : Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên
Tranh 4 : Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dàng dụm mang về.
Tranh 1 : Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào bếp lửa để lấy tiền ra.
Tranh 2 : Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên : Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Về nội dung : Kể có đủ ý và đúng trình tự không ?
Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ?
Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Củng cố : ( 2’ )
Giáo viên : qua giờ kể chuyện, các em đã thấy : kể chuyện khác với đọc truyện. Khi đọc, em phải đọc chính xác, không thêm, bớt từ ngữ. Khi kể, em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ. để câu chuyện thêm hấp dẫn, em nên kể tự nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ 
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, học sinh dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Hũ bạc của người cha
Học sinh quan sát và tự sắp xếp các tranh
1 học sinh lên bảng sắp xếp các tranh : 3 – 5 – 4 – 1 – 2 
5 học sinh lần lượt kể 
Học sinh kể chuyện theo nhóm.
Cá nhân 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có hai chữ số ... 
Bài cũ : ( 4’ ) Viết thư
Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại chuyện vui : Tôi cũng như bác, 1 học sinh giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ em và hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. 
Nhận xét 
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu về tổ em ( 1’ )
Hoạt động 1 : Nghe kể : Giấu cày ( 20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui : Giấu cày
Phương pháp : giảng giải, kể chuyện 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
Giáo viên kể chuyện lần 1
Giấu cày
Có một người đang cày ruộng thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, bác ta hét to trả lời :
Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !
Về nhà, bác ta bị vợ trách :
Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian biết chỗ, lấy cày đi thì sao ?
Lát sau, cơm nước xong, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào : 
Nó lấy mất cày rồi !
Truyện cười Việt Nam
+ Bác nông dân đang làm gì ?
+ Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ?
+ Vì sao bác bị vợ trách ?
+ Khi thấy mất cày, bác làm gì ?
+ Chuyện này có gì đáng cười ?
Hoạt động 2 : Giới thiệu về tổ em ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn : bài tập yêu cầu các em dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14, viết được một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn. Đoạn viết chân thực, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý, giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt các bạn làm được trong tháng vừa qua.
Gọi 1 học sinh khá giỏi tập nói trước lớp
Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau giới thiệu 
Cho các tổ thi đua giới thiệu về tổ mình trước lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng nhất
Hát
Học sinh kể và giới thiệu 
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh lắng nghe 
Bác nông dân đang cày ruộng 
Bác hét to : “Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !.”
Bác bị vợ trách vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chỗ mà lấy mất cày.
Khi thấy mất cày, bác nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ, thì thào : Nó lấy mất cày rồi !
Khi đáng nói nhỏ lại nói to, khi đáng nói to lại nói nhỏ.
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
Tổ em có 10 bạn. Đó là các bạn  Tổ trưởng là bạn Vy. Các bạn đều là người Kinh. Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Bạn Linh là học sinh giỏi Toán của lớp. Bạn Lan học rất giỏi và hay giúp đỡ bạn bè. Trong tháng vừa qua, Lan đã nhận được 10 điểm 10  
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. 
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : giới thiệu bảng chia ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tính chia ( bước đầu làm quen cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Đặt tính rồi tính ( theo mẫu ) :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng :
A 125m B
?m
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE :
GV gọi HS đọc yêu cầu . 
Yêu cầu học sinh làm bài.
GV cho HS thi đua tiếp sức
Nhận xét 
 B D
4cm
4cm
4cm
4cm
A C E
Hát
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Học sinh nêu
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Quãng đường AB dài 125m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB.
Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét ?
1 HS lên bảng làm bài. 
Cả lớp làm vở.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
GV nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
Kĩ năng : HS nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
Thái độ : HS có ý thức tham gia vào hoạt động nông nghiệp và trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Hình vẽ trang 58, 59 SGK, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Các hoạt động thông tin liên lạc ( 4’ )
Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động nông nghiệp 
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Kể tên một số hoạt động nông nghiệp 
Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp
 Phương pháp : quan sát, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 SGK và thảo luận theo các gợi ý sau : 
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như : trồng ngô, khoai, sắn, chè, ; chăn nuôi trâu, bò, dê, 
Kết luận : Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng  được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp ( 7’ ) 
Mục tiêu : học sinh biết một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống
 Phương pháp : quan sát, thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống
Giáo viên cho một số cặp trình bày trước lớp
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp ( 7’ ) 
Mục tiêu : Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp 
 Phương pháp : quan sát, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm
Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm
Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó
Giáo viên chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh kể 
Học sinh quan sát và thảo luận 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Ảnh 1 : chụp người công nhân đang chăm sóc cây cối – để không khí thêm trong lành.
Ảnh 2 : chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn.
Ảnh 3 : chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn.
Ảnh 4 : chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người.
Ảnh 5 : chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe 
Học sinh trình bày trước lớp
Lớp nhận xét
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh trình bày trước lớp
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 31 : Hoạt động công nghiệp, thương mại. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15.doc