I. MỤC TIÊU:
1. Rèn KN đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ khó và các từ mới.
- Ngắt nhịp đúng các câu thơ , nhấn giọng từ gợi tả , gợi cảm.
2. Rèn KN đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: ngẫm nghĩ , giá trống , tưng bừng.
- Hiểu nội dung bài : Thể hiện tình cảm thân ái , gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học .
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Sách giáo khoa.
- Ghi bảng bài thơ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Bài cũ:
Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS1: Tuyển tập này có những truyện nào?
- HS2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào?
- HS3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào?
- HS4: Mục lục sách để làm gì?
Tiết 20 Tập đọc Ngày 06/10/2005 CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU: 1. Rèn KN đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ khó và các từ mới. - Ngắt nhịp đúng các câu thơ , nhấn giọng từ gợi tả , gợi cảm. 2. Rèn KN đọc – hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: ngẫm nghĩ , giá trống , tưng bừng. - Hiểu nội dung bài : Thể hiện tình cảm thân ái , gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học . 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Sách giáo khoa. - Ghi bảng bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS1: Tuyển tập này có những truyện nào? - HS2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào? - HS3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào? - HS4: Mục lục sách để làm gì? 2. Bài mới : Giới thiệu bài: treo bức tranh minh hoạ và hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? (Bác bảo vệ đang đánh trống, các bạn học sinh đang rảo bước đến trường). - Trống trường là đồ vật rất quen thuốc và gắn bó với các bạn HS. Để hiểu thêm tâm trạng của cái trống khi mùa hè đến, hiểu tình cảm của bạn HS với ngôi trường và cái trống chúng ta cùng học bài tập đọc Cái trống trường em. HĐ Giáo viên Học sinh 1 3 4 Luyện đọc a. GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng tâm tình ở những khổ thơ đầu, giọng vui ở khổ thơ cuối. b. Hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu - Đọc từng khổ thơ trước lớp. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ: + Ngẫm nghĩ? + Giá trống? Hướng dẫn tìm hiểu bài;. - Giao nhiệm vụ các nhóm. Câu1: Bạn HS xưng hô, trò chuyện như thế nào với cái trống trường? Câu 2 :Tìm những từ ngữ tả hoạt động , tình cảm của cái trống? * Bạn nhỏ nói về cái trống trường, trò chuyện với cái trống trường như trò chuyện với một con người biết nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ, buồn, vui, gọi chứng tỏ tình cảm gắn bó thân thiết của bạn gắn bó với trường. Câu 3: Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn HS với ngôi trường? - Bài thơ cho em biết gì về tình cảm của các bạn với trường học? - Với em , em có tình cảm gì với ngôi trường em đang học Học thuộc lòng bài thơ - Hướng dẫn hs đọc thuộc bài thơ , xoá bảng dần. -Theo dõi GV đọc bài trong SGK. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi khổ thơ. - Đọc đúng các từ ngữ mới trong bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài - Chú ý đọc các câu thơ : + Kìa trống đang gọi:/ + Tùng ! / Tùng ! / Tùng ! / Tùng ! // + Buồn không hả trống ?(giọng thân ái) + Nó mừng vui quá !( giọng hồ hởi) + Ngẫm nghĩ : Suy nghĩ kĩ . + Giá trống: Cái khung để đặt trống - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh - Đại diện các nhóm nêu câu hỏi. - Thảo luận nhóm theo câu hỏi. + Nhóm 1, 5:câu hỏi 1 + Nhóm 2, 4:câu hỏi 2 + Nhóm 3, 6:câu hỏi 3 - Nói với cái trống trường như nói với một người bạn thân thiết, xưng là“bọn mình”, hỏi Buồn không hả trống? - Nghỉ , ngẫm nghĩ , buồn , lặng yên , nghiêng đầu , mừng vui , gọi , giọng tưng bừng. - Bạn HS yêu trường lớp, yêu mọi đồ vật trong trường , rất vui khi năm học mới bắt đầu , bạn được trở lại trường học , gặp lại cài trống , bạn bè , thầy cô và các bạn thân quen. - Các bạn thể hiện tình cảm thân ái , gắn bó của bạn học sinh với cái trống trường và trường học. - HS tự nêu - HS học thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài thơ. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: - Đọc thuộc lòng bài thơ. - Hãy nói lên tình cảm của em về mái trường? - Qua bài thơ vừa học , giúp em biết thêm điều gì về cái trống? Hướng dẫn bài về nhà: -Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi - Chuẩn bị bài: Mẩu giấy vụn Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: