Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 29, 30: Ngươì mẹ hiền

Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 29, 30: Ngươì mẹ hiền

I. MỤC TIÊU:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Tiết 1

 1. Bài cũ: Cô giáo lớp em (đọc thuộc lòng)

 HS 1: Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?

 HS 2: Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy tập viết (khổ thơ 2)?

 HS 3: Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của HS đối với cô giáo?

 

doc 3 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3 - Tiết 29, 30: Ngươì mẹ hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø hai ngµy 26 th¸ng 10 n¨m 2009
Tập đọc
NGƯƠÌ MẸ HIỀN
I. MỤC TIÊU:
 - BiÕt ng¾t, nghØ h¬i ®ĩng ; b­íc ®Çu biÕt ®äc râ lêi nh©n vËt trong bµi.
 - Hiểu nội dung bài , cảm nhận được ý nghĩa : Cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người . Cô như người mẹ hiền của các em .(tr¶ lêi ®­ỵc c¸c c©u hái trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Tiết 1
 1. Bài cũ: Cô giáo lớp em (đọc thuộc lòng)
 HS 1: Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?
 HS 2: Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy tập viết (khổ thơ 2)?
 HS 3: Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của HS đối với cô giáo?
 HS 4: Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài “Cô và mẹ”. Để biết rõ hơn tình cảm của thầy cô giáo với các em, chúng ta cùng tập đọc bài Người mẹ hiền.
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
 2
 3
Luyện đọc: 
a. Đọc mẫu toàn bài: Đọc lời rủ rê của Minh ở đoạn đầu: háo hức, lời của 2 bạn ở đoạn cuối: rụt rè, hối lỗi, lời bác bảo vệ: nghiêm nhưng nhẹ nhàng, lời cô giáo: Khi ân cần trìu mến, khi nghêm khắc.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu 
- Theo dõi HS đọc bài
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ:
 + Thầm thì?
 + Vùng vẫy ?
 + Thế nào là lách?
c. Đọc trong nhóm
d. Thi đọc bài giữa các nhóm.
 Tiết 2
Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
- Đọc lời thì thầm của Minh với Nam?
Câu 2: Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào? 
Câu 3: Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại , cô giáo đã làm gì?
- Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
Câu 4 : Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
- Lần trước, bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Nhưng lần này vì sao Nam bật khóc?
Câu 5: Người mẹ hiền trong bài là ai?
Luyện đọc lại:
- Theo dõi HS đọc bài
- Theo dõi bài trang 63 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Có thể đọc liền 2, 3 câu cho trọn vẹn lời nhân vật .
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Chú ý ngắt nghỉ hơi nhấn giọng ở một số từ trong câu, ngắt nghỉ hơi đúng :
 * Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em:/ “ Cậu nào đây? / Trốn học hả?”//
 * Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, / nghiêm giọng hỏi:“ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?”// 
- Đọc các từ ngữ được chú giải sau bài.
 + Thầm thì : Nói nhỏ vào tai.
 + Vùng vẫy:Cựa quậy mạnh, cố thoát.
 + Lách: Lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc từng đoạn giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm đọc hay nhất .
- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc. 
 + Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình ra xem đi.
- Hai bạn định chui qua chỗ tường thủng.
- Cô nói với bác bảo vệ: “Bác nhẹ tay kéo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi”. Cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp.
- Cô rất dịu dàng , yêu thương học sinh.
 + Cô bình tĩnh và nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm .
- Cô xoa đầu Nam an ủi .
 + Vì đau và xấu hổ.
- Là cô giáo.
- Một số HS thi đọc lại câu chuyện 
- Đại diện mỗi nhóm 5 em đọc toàn truyện theo lối phân vai (người dẫn truyện, Bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh )
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, người đọc hay nhất .
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Gọi 1 HS đọc bài
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
- Em hãy đọc thơ hoặc hát 1 bài về mẹ ?
Yêu cầu HS tự nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29 , 30.doc