Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 59: Nhà bố ở - Bùi Thu Thủy

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 59: Nhà bố ở - Bùi Thu Thủy

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : Páo, ngọn núi, hòa dần, quanh co, leo đèo, chót vót,.

- Bước dầu biết đọc bài thơ thể hiện đúng tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi lần đầu tiên về thăm bố ở thành phố

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- HS nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài: sừng sững, thang gác.

- Hiểu được nội dung bài thơ: sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi lần đầu tiên về thăm bố ở thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ quê nhà.

3. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 59: Nhà bố ở - Bùi Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2005
GV : Bùi Thu Thuỷ
Lớp : 3K 
Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt
Phân môn : Tập đọc 
Tiết 59: Nhà bố ở
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : Páo, ngọn núi, hòa dần, quanh co, leo đèo, chót vót,...
Bước dầu biết đọc bài thơ thể hiện đúng tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi lần đầu tiên về thăm bố ở thành phố
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
HS nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài: sừng sững, thang gác.
Hiểu được nội dung bài thơ: sự ngạc nhiên ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi lần đầu tiên về thăm bố ở thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ quê nhà.
3. Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học,...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Ghi chú
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Hữ bạc của người cha
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì ? (... bàn tay lao động của con người sẽ làm nên tất cả ,...)
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chấm điểm
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 - Bài thơ hay nói về tâm trạng của bạn Páo lần đầu lên thành phố, ...
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
12’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: Giọng kể thong thả, chậm rãi như bước chân của Páo (khổ 1); ngạc nhiên, háo hức (khổ 2, 3, 4) ; tha thiết tình cảm nhớ quê nhà (khổ 4).
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: Páo, ngọn núi, hòa dần, quanh co, leo đèo, chót vót,...
ã Đọc từng khổ thơ
Con đường sao mà rộng thế//
Sông sâu// chẳng lội được qua //
Người / xe/ đi như gió thổi /
Ngước lên/ mới thấy mái nhà//.
- Từ khó :
+ Sừng sững : từ gợi tả môt vật to lớn, chắn ngang tầm nhìn
- Đặt câu : Dãy núi cao sững sững.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai
- 4 HS đọc nối tiếp bài thơ
- GV treo bảng phụ ghi khổ thơ
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại
- HS nêu nghĩa từ khó, đặt câu
- GV nhận xét
- HS đọc theo nhóm
- 2 nhóm đọc to
- Cả lớp đồng thanh
2 lần
2 lần
7’
3. Tìm hiểu bài
- Quê Páo ở đâu? Những câu thơ nào cho biết điều đó? ( Quê Páo ở miền núi; ngọn núi ở lại cùng mây/ tiếng suối nhoà dần san cây; Quanh co như Páo leo đèo/ Gió như đỉnh núi bản ta/ Nhớ sao đèo dốc quê nhà.)
- Páo đi thăm bố ở đâu? (... ở thành phố).
- ở thành phố Páo thấy điều gì lạ? (con đường - rất rộng, sông sâu, không lội qua được như con suối ở quê, người và xe rất đông, đi như gió thổi, nhà cao sừng sững như núi, ngước lên mới thấy mái nhà, nhà có hàng trăm cửa sổ, đi theo thang gác ở giữa nhà như đi vào hang.)
- ở thành phố có gì giống ở quê mình? ( nhà cao như trái núi, bố Páo ở tầng 5 gió lộng, gió giống như gió trên đỉnh núi, lên xuống gác như leo đèo.)
=> Páo nhìn TP bằng con mắt của người miền núi, luôn so sánh cảnh vật TP với cảnh vật ở quê mình.
- Qua bài thơ em thấy bạn Páo là người như thế nào? ( lần đầu lên thành phố nên thấy caí gì cũng lạ, gợi cho Páo nhớ đến cảnh vật quê nhà.
* Trực quan, vấn đáp
- GV treo tranh minh hoạ
- HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi a
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- GV nhận xét
- 1 HS đọc toàn bài, HS khác đọc thầm, trả lời câu b, c
- HS khác nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét
- HS đọc toàn bài
tranh minh hoạ
7’
4. Học thuộc lòng
Trong bài thơ em thích đoạn nào? tại sao?
ã Học thuộc lòng bài thơ
* Học thuộc lòng
- HS đọc thuộc lòng đoạn mình thích
- HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài
- Cả lớp đồng thanh
4’
C. Củng cố – dặn dò
- Khuyến khích HS học thuộc cả bài thơ
- GV nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tiet_59_nha_bo_o_bui_thu_thuy.doc