Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh

I – Mục tiêu:

 -Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 - Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay diệu kỳ của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. ( trả lời được các Ch trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ)

 - Biết ơn thầy cô giáo.

II – Các hoạt động dạy và học:

 1) Bài cũ: (4) Ông tổ nghề thêu.

 - GV kiểm tra 3 HS. Mỗi em kể 1 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn.

 GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 8 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2710Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Đỗ Thị Kim Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC (HTL)
BÀN TAY CÔ GIÁO
I – Mục tiêu:
 -Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
 - Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay diệu kỳ của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. ( trả lời được các Ch trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ)
 - Biết ơn thầy cô giáo.
II – Các hoạt động dạy và học:
 1) Bài cũ: (4’) Ông tổ nghề thêu.
 - GV kiểm tra 3 HS. Mỗi em kể 1 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn.
 GV nhận xét và cho điểm.
 2) Bài mới: (29’)
a) Giới thiệu bài.
 b) Hoạt động 1: Luyện đọc.
 - GV đọc mẫu lần 1.
 - GV hướng dẫn luyện đọc.
 - Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ
 - Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ.
 => GV giúp HS hiểu từ mới: phô, mầu nhiệm.
 - Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng khổ thơ.
 - Đọc từng khổ trong nhóm.
 - Đọc đồng thanh cả bài.
c) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài.
 + Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
 - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài và suy nghĩ, tưởng tượng để tả (lưu loát, trôi chảy, có hình ảnh) bức tranh gấp và dán giấy của cô giáo.
 - Yêu cầu HS đọc lại 2 dòng thơ cuối.
 + Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?
 => GV chốt lại: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép nhiệm mầu.
d) Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
 - GV đọc lại bài thơ.
 - GV gọi 2 HS đọc lại bài.
 - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ và cả bài thơ với các hình thức:
 + Từng tốp 5 HS tiếp nối nhau thi đọc.
 + Một số HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
 => GV tuyên dương và cho điểm.
3) Củng cố – dặn dò: (3’)
 - Về nhà học lại bài thơ.
 - Chuẩn bị bài “Người trí thức yêu nước”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối.
- HS đọc tiếp nối.
- HS đọc phần chú giải.
- 5 HS đọc.
- Nhóm đôi.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
 + Một chiếc thuyền con (tờ giấy trắng).
 + Ông mặt trời với nhiều tia nắng (tờ giấy đỏ).
 + Tạo mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền (tờ giấy xanh).
- HS suy nghĩ và tả theo ý của mình nhưng vẫn gắn các hình ảnh trong bài thơ.
- HS phát biểu tự do.
- HS chú ý.
- 2 HS đọc.
- 5 HS đọc.
- Đại diện nhóm.
TUẦN 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU ( 2 tiết)
I – Mục tiêu:
 A - Tập đọc:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
- Hiểu nội dung: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Giáo dục HS tính ham học hỏi, sáng tạo.
 B – Kể chuyện:
 - Kể lại được 1 đoạn.Hs khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
 - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp.
II – Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Tranh minh hoạ.
III – Các hoạt động dạy – học:
1) Bài cũ: (4’) Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
 - HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
2) Bài mới: 
Giới thiệu: chủ điểm “Sáng tạo”, cho HS xem tranh giới thiệu tựa bài.
A. Tập đọc (45’)
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Đọc mẫu.
 - Đọc từng câu nối tiếp.
 - Đọc từng đoạn nối tiếp.
 - Đọc các từ chú giải.
 - HS nêu từ chưa hiểu, GV giải thích.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 Cho Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi 
 + Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
Gọi Hs đọc thầm đoạn 2
+ Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn 3, 4.
 + Trần Quốc Khái đã làm thế nào:
 a/ Để sống?
 b/ Để không bỏ phí thời gian?
 c/ Để xuống đất bình yên vô sự?
 + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
 - Đọc mẫu đoạn 3, lưu ý cách đọc: giọng chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng các từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung của Trần Quốc Khái.
B.Kể chuyện(18’)
 - Cho mỗi tổ 1 tấm bìa, thảo luận tên của 1 đoạn ghi vào đó.
 - Gọi 1 HS kể 1 đoạn tuỳ chọn.
 - 5 HS thi đua kể nối tiếp 5 đoạn.
3) Củng cố – Dặn dò :(4’)
 + Em thấy Trần Quốc Khái là người như thế nào?
 - Tập đọc, kể lại.
 - Chuẩn bị: “Bàn tay cô giáo”.
- 2 lượt.
- 1 lượt.
- Cá nhân.
- HS đọc thầm đoạn 1.
 - HS trả lời.
Học khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm nhà không có đèn, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách.
- HS đọc thầm đoạn 2.
- HS trả lời. 
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- HS trả lời.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu, nhờ vậy nghề thêu được lan truyền rộng.
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dậy lại cho dân ta.
- 3, 4 HS thi đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS thực hiện.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- HS kể, nhận xét.
- HS phát biểu.
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
I – Mục tiêu:
 - Giúp HS nắm nghĩa các từ khó như: trí thức, nấm pê-ni-xi-lin, khổ công, nghiên cứu và nội dung bài đọc: ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ – một trí thức yêu nước đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ dân tộc tự do của Tổ Quốc.
 - Đọc đúng, trôi chảy toàn bài, chú ý một số từ khó như: nấm pê-ni-xi-lin, hoành hành, trôi chảy.
 - Giáo dục HS lòng kính yêu, cảm phục bác sĩ Đặng Văn Ngữ và lòng ham học hỏi mong muốn trở thành người tài giỏi cho đất nước.
II – Chuẩn bị:
 1) Giáo viên: Sách GK, bảng phụ
 2) Học sinh: Sách GK
III – Các hoạt động:
 1) Ổn định: Hát
 2) Bài cũ: Bàn tay cô giáo
 - Gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét.
 3) Bài mới:
* Giới thiệu bài, ghi tựa.
z Hoạt động 1: Luyện đọc
* Mục tiêu: Rèn đọc lưu loát.
* Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 - Cho HS đọc từng câu.
 - Hướng dẫn từ khó: pê-ni-xi-lin, hoành hành, trôi chảy.
 - Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp.
 - Cho HS đọc giải nghĩa từ khó trong SGK: trí thức, nấm pê-ni-xi-lin, khổ công, nghiên cứu.
 - Cho HS đọc theo nhóm ® lớp đọc đồng thanh.
z Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài.
* Phương pháp:
 - Yêu cầu HS đọc thầm bài và nêu câu hỏi: 
 +Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
 F Chốt ý, giảng giải.
 - Gọi 1 HS đọc bài .
 + Tìm chi tiết cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm? 
 + Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho 2 cuộc kháng chiến?
 F Chốt ý. 
 + Ông đã hy sinh trong hoàn cảnh nào?
 + Em hiểu gì qua bài “Người trí thức yêu nước”?
 F Giáo dục.
z Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
* Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy, diễn cảm.
* Phương pháp: thực hành, thi đua.
 - Đọc mẫu đoạn văn: 
 Ø “Năm 1967, / ... gần 60 tuổi, / ông ... lên đường ... nước. // Ở chiến trường, / ... hoành hành, / ... cần có ông. // Sau ... khổ công nghiên cứu, / ... sốt rét / ... tự tiêm thử ... đầu tiên. // Thuốc sản xuất ra, / ... cao. // Nhưng ... ấy, / ... thù / ... yêu nước và tận tuỵ ... ta.” //
4) Củng cố:
 + Qua bài em học được điều gì ở bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
 F Giáo dục.
5) Dặn dò – nhận xét:
 - Đọc lại bài.
 - Chuẩn bị: Nhà bác học và bà cụ.
 - Nhận xét tiết.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc nối tiếp câu (2 lượt).
- HS đọc nối tiếp đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu ... lên Việt Bắc.
Đoạn 2: Dù băng qua ... chữa cho thương binh.
Đoạn 3: Năm 1967 ... liều thuốc đầu tiên.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc theo nhóm – đồng thanh.
 + Rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến.
 + Đã gần 60 tuổi nhưng ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mỹ.
 + Ông đã tiêm thử trên chính cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên.
 + Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông gây được một va-li nấm pê-ni-xi-lin. Nhờ nấm này bộ đội ta chế được thuốc chữa bệnh cho thương binh.
 + Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ông chế thuốc sốt rét.
 + Ông hy sinh trong một trận bom của kẻ thù.
- HS nêu ý kiến.
- HS lắng nghe.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Vài HS đọc.
- Các nhóm thi đua.
- HS nêu.
Tranh
Bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc