Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Quê hương - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Quê hương - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : trèo hái, rợp bướm vàng bay, con diều, ven sông, cầu tre, bón lá, nghiêng che, nếu, .

- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp 2/4 hoặc 4/2 ở từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

- Bước đầu bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc (nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh thân thuộc của quê hương : chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm vàng bay,.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung bài ; cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của cảnh vật quê hương.

- Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Tình yêu quê hươn là tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương làm cho người ta lớn lên.

3. Học thuộc lòng bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10 - Bài: Quê hương - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Quê Hương
Tuần : 10
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : trèo hái, rợp bướm vàng bay, con diều, ven sông, cầu tre, bón lá, nghiêng che, nếu, ...
Biết ngắt nghỉ đúng nhịp 2/4 hoặc 4/2 ở từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
Bước đầu bộc lộ được tình cảm qua giọng đọc (nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hình ảnh thân thuộc của quê hương : chùm khế ngọt, đường đi học, rợp bướm vàng bay,...
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được nội dung bài ; cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, thân thuộc của cảnh vật quê hương.
Hiểu được ý nghĩa của bài thơ : Tình yêu quê hươn là tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương làm cho người ta lớn lên.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học.
Băng nhạc bài hát (nếu có).
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Giọng quê hương.
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? (Quê hương là nơi gắn bó thân thiết, giọng quê hương thể hiện tình cảm, sự gắn bó ấy và nó làm cho tình cảm giữa những người cùng quê trở nên đáng quý,...).
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
1’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
- Bài thơ Quê hương mà chúng ta sẽ học sau đây tiếp tục thể hiện tình cảm và những kỉ niệm gắn bó với quê hương, bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và là bài hát được mọi người yêu mến. 
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
12’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm; ngắt nhịp thơ và nghỉ hơi đúng; kéo dài hơn ở các tiếng vần với nhau trong từng khổ thơ: ngày-bay, đồng-sông, nhỏ-tỏ, che-hè.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : trèo hái, rợp bướm vàng bay, con diều, ven sông, cầu tre, bón lá, nghiêng che, nếu, ...
ã Đọc từng khổ thơ
- Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ:
Quê hương/ là con diều biếc//
Tuổi thơ/ con thả trên đồng//
Quê hương/ là con đò nhỏ//
Êm đềm khua nước/ ven sông.//
Quê hương/ nếu ai không nhớ //
Sẽ không lớn nổi/ thành người.//....
- Từ khó :
+ Nón lá : loại nón hình chóp, vành rộng thường làm bằng lá cây cọ.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
- giọng nhẹ nhàng, chậm rãi
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
- GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại.
- HS nêu nghĩa từ khó, đặt câu.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
7’
3. Tìm hiểu bài
a) Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? 
(- chùm khế ngọt
- con đường đi học rợp bướm vàng bay
- con diều biếc thả tren đồng
- con đò nhỏ khua nước ven sông
- cầu tre nhỏ
- nón lá nghiêng che
- đêm trăng tỏ
- hoa cau rụng trắng ngoài hè)
b) Vì sao quê hương được so sánh với mẹ? (... đó là nơi ta được sinh ra, được nuôi dưỡng khôn lớn, giống như người mẹ đã sinh ra và nuôi nấng ta...)
c) Em hiểu ý hai dòng cuối bài như thế nào? ( Không nhớ quê hương, quên cội nguồn thì mình không thể lớn lên, không thể trưởng thành, cũng như quên ẹm, không yêu mẹ, không thể trở thành người tốt,....)
* PP trực quan, vấn đáp
- GV treo tranh minh hoạ.
- HS quan sát tranh, đọc bài thơ, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi a.
- HS khác bổ sung .
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc khổ thơ cuối, HS khác đọc thầm, trả lời câu b.
- HS khác bổ sung .
- GV nhận xét.
- HS đọc 2 dòng thơ cuối, trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung .
- GV nhận xét.
7’
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ ghi bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
4’
C. Củng cố – dặn dò
- Bài hát Quê hương
* Trò chơi
- GV bật băng.
- HS hát theo.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_10_bai_que_huong_dinh_thi_huong_t.doc