Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Kể chuyện "Nắng phương nam"

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Kể chuyện "Nắng phương nam"

I – Mục tiêu:

 A – Tập đọc:

 - Hiểu từ: sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, đường Nguyễn Huệ. Nắm được nội dung: tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bógiữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

 - Đọc đúng: đông nghịt, cuồn cuộn, xoắn xuýt, sửng sốt, hớn hở. Đọc đúng câu hỏi, câu kể, biết phân biệt giọng các nhân vật.

 - Giáo dục HS biết yêu quý bạn bè.

 B – Kể chuyện

 - Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.

II – Đồ dùng dạy học

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc

 - HS: Sách giáo khoa

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 4372Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 12 - Kể chuyện "Nắng phương nam"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 12	
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I – Mục tiêu:
 A – Tập đọc:
 - Hiểu từ: sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt, đường Nguyễn Huệ. Nắm được nội dung: tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bógiữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
 - Đọc đúng: đông nghịt, cuồn cuộn, xoắn xuýt, sửng sốt, hớn hở. Đọc đúng câu hỏi, câu kể, biết phân biệt giọng các nhân vật.
 - Giáo dục HS biết yêu quý bạn bè.
 B – Kể chuyện
 - Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II – Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc
 - HS: Sách giáo khoa
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Chõ bánh khúc của dì tôi
- HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- Nhận xét
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu: Giới thiệu chủ điểm qua tranh
- Thiếu nhi Bắc – Trung – Nam đều yêu quí nhau, thân thiết như anh em. Tình cảm đó được thể hiện qua bài “Nắng phương Nam”
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy
Phương pháp: luyện tập, hỏi đáp, giảng giải
- Đọc mẫu
- Cho HS đọc từng câu
- Luyện đọc các từ khó
- Cho HS đọc từng đoạn, chú ý cách đọc các câu hỏi
- Cho HS đọc các từ chú giải
- Cho HS xem tranh hoa đào 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp
* Hoạt động 2: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm
Phương pháp: luyện tập, thi đua
- Cho HS học nhóm 4, phân vai đọc
- Vài nhóm thi đua đọc
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa
Phương pháp: hỏi đáp, thảo luận
- 1 HS đọc đoạn 1
- 1 HS đọc đoạn 2
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Các em đọc thầm đoạn 3
 + Vì sao các bạn nhỏ chọn cành mai làm quà Tết cho Vân? (Cho HS thảo luận nhóm đôi)
- Chọn thêm 1 tên cho truyện:
 a – Câu chuyện cuối năm
 b – Tình bạn
 c – Cành mai Tết
-> Cả 3 tên đều đúng
* Hoạt động 4:
Mục tiêu: Dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn của câu chuyện
Phương pháp: Kể chuyện
- Treo bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, gọi 1 HS kể đoạn 1.
- Cho HS tập kể trong nhóm
- 3 HS thi kể nối tiếp 3 đoạn
4 – Củng cố: (4’)
- Câu chuyện nói lên điều gì?
5 – Dặn dò: (1’)
- Tập đọc, tập kể lại
- Chuẩn bị “Cảnh đẹp non sông”
- Nối tiếp 2 lượt
- Nối tiếp
- HS đọc
- HS đọc nhóm đôi
- HS đọc
- HS đọc, hỏi: Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào? (đi chợ hoa ngày 28 Tết)
- HS đọc, hỏi: Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì? (gửi cho Vân một ít nắng phương Nam).
- HS trả lời (gửi cho Vân 1 cành mai)
- HS thảo luận
- HS trả lời
- HS chơi trò chơi “phóng viên”, 1 em làm phóng viên hỏi bạn tên truyện, lí do chọn.
- HS kể
- HS kể nhóm đôi
- 3 HS kể
- HS trả lới
Tranh
Kế hoạch bài dạy tuần 12	
TẬP ĐỌC
LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
A – Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa các từ: sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh, ra đi mãi mãi. Nắm nội dung bài: Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam và đồng bào miền Nam cũng vô cùng kính yêu Bác Hồ.
 - Đọc đúng trôi chảy toàn bài, chú ý một số từ khó cần luyện đọc như: hóm hỉnh, mệt nặng.
 - Giáo dục HS lòng yêu quý Bác Hồ.
B – Chuẩn bị:
 - Giáo viên: SGK, tranh, bảng phụ
 - Học sinh: Sách giáo khoa
C – Các hoạt động:
 1 – Ổn định: Hát
 2 – Bài cũ: Cảnh đẹp non sông
 - Gọi HS đọc bài
 + Các vùng được nói tới trong bài?
 + Có cảnh gì đẹp ở vùng đó?
 - Gọi HS đọc câu ca dao yêu thích. Vì sao thích câu đó?
 - Nhận xét chung
 3 – Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: rèn đọc đúng, trôi chảy cả bài
Phương pháp: giảng giải, luyện tập
- GV đọc mẫu cả bài
- Cho HS đọc từng câu nối tiếp. 
- Hướng dẫn từ khó đọc: hóm hỉnh, mệt nặng
- GV chia đoạn và cho HS đọc nối tiếp từng đoạn
 . Đoạn 1: Đầu năm 1969  không ai dám nhắc đến.
 . Đoạn 2: Năm ấy  vào thăm đồng bào miền Nam.
 . Đoạn 3: Còn lại
- GV hướng dẫn ngắt nhịp câu dài và giải thích từ khó hiểu.
* Câu: + Chỉ sợ một điều là/ Bác / trăm tuổi.
 + Nếu hai mươi năm nữa  Mĩ/  một năm/  miền Nam//
- Cho nhóm đôi luyện đọc -> thi đua giữa các nhóm
Hoạt động 2: Tìm hiểi bài
Mục đích: Giúp HS nắm nội dung bài đọc
Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời: 
 + Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?
 + Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào?
 + Khi đó Bác nói với chị cán bộ như thế nào?
 + Như vậy lúc đó Bác được bao nhiêu tuổi?
- Chốt ý: Bác đã lớn tuổi nhưng vẫn vui vẻ hóm hỉnh và lạc quan yêu đời 
- Chuyển ý & nêu: Tình cảm của Bác đối với dồng bào miền Nam như thế nào?
- Chốt ý và dẫn 2 câu thơ của Tố Hữu:
 Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
 Miền Nam nhó Bác nỗi mong cha.
-> Giáo dục
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc bài có diễn cảm và đúng giọng nhân vật.
Phương pháp: thi đua
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- Cho HS các nhóm thảo luận và luyện đọc theo vai.
- Cho các nhóm thi đua đọc
-> Nhận xét – Tuyên dương
4 – Củng cố: 
- Qua bài đọc em có cảm nghĩ gì về bài? Về Bác và nhân dân miền Nam?
5 – Dặn dò – Nhận xét
- Đọc lại bài
- Chuẩn bị: Người con của Tây nguyên
- Nhận xét tiết
- HS quan sát tranh và nghe lời giới thiệu.
- HS đọc từng câu (2 lượt)
- HS luyện đọc từ khó
- HS đọc từng đoạn nối tiếp (2 lượt)
- HS luyện đọc câu dài và đọc chú thích từ khó: sợ Bác trăm tuổi, hóm hỉnh.
- HS luyện đọc nhóm đôi
- Thi đua đọc
- 1 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời: Chị thưa rằng 
“ Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác  trăm tuổi”
- HS trao dổi và phát biểu ý kiến cá nhân.
- Bác nói: Còn hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi cỏ
- HS đọc đoạn 3 và mời HS trả lời.
- 1 HS đọc cả bài
- Nhóm luyện đọc theo vai
- HS nêu suy nghĩ
Tranh
Bảng phụ ghi câu dài
Kế hoạch bài dạy tuần 12	
TẬP ĐỌC (HTL)
Bài: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I- Mục tiêu:
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Đọc trôi chảy từng câu ca dao với giọng vui thích tự hào về cảnh đẹp non sông. 
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp non sông đất nước trong các câu ca dao.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước mình.
II- Chuẩn bị:
 GV: Tranh ảnh minh họa các địa danh nhắc đến trong bài. (nếu có)
 Bản đồ VN, Bảng phụ ghi sẵn các từ luyện đọc.
 HS: Xem bài trước, sgk.
III- Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Bài cũ: Nắng Phương Nam
 - Gọi HS đọc đoạn 1; 2 và trả lời:
 + Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
 + Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì?
 - Gọi HS lên kể lại đoạn 3 của truyện.
=> GV nhận xét, cho điểm.
=> GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài qua việc treo tranh như sgk và giới thiệu tựa bài " Ghi tựa bài.
 b- Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: HS đọc bài ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Phương pháp: đàm thoại, giảng giải.
- GV đọc mẫu 1 lần.
- Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu ca dao trong bài.
=> GV theo dõi HS đọc để chỉnh lỗi phát âm.
- Hướng dẫn HS ngắt nhịp cho đúng nhịp thơ.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ trong câu ca dao.
- Cho HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 1 số nhóm đọc trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
 c- Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa và nội dung bài.
- Phương pháp: đàm thoại, giảng giải.
- Gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Mỗi câu ca dao nói lên cảnh đẹp 1 vùng, đó là những vùng nào? (GV chỉ định cho HS trả lời từng câu ca dao)
- Mỗi vùng có cảnh đẹp gì? (GV có thể đưa tranh minh họa, nếu có)
- Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
 d- Hoạt động 3: Học thuộc lòng
- GV cho HS đọc đồng thanh.
- Sau đó dùng hình ảnh che đi những từ cho HS đọc tiếp tục.
- Cuối cùng cho 4 nhóm thi đua đọc.
Củng cố:
 - Gọi 1 HS có thể tự đọc.
=> Tuyên dương.
Dặn dò:
 - Về nhà học bài tiếp.
 - Chuẩn bị bài: Luôn nghĩ đến miền Nam. 
- HS đọc và trả lời.
- HS kể.
- HS quan sát tranh và lặp lại đề bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối nhau theo hàng dọc.
- HS dùng bút chì vạch nhịp vào.
Đồng Đăng / có phố Kỳ Lừa, /
Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh /
Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh /
Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ// 
- Đọc chú giải.
- Nhóm đôi.
- 2 – 3 nhóm đọc.
- HS đọc.
- Câu 1: Lạng Sơn _ Câu 2: Hà Nội _ Câu 3: Nghệ An _ Câu 4: Huế, Đà Nẵng _ Câu 5: Tp HCM _ Câu 6: Đồng Tháp Mười.
- Trả lời theo ý của HS dựa theo từng cảnh đẹp.
- HS thảo luận trả lời: Cha ông ta từ muôn đời nay đã dày công bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo ra cho non sông ta, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
- HS đọc.
- HS đọc.
- 4 HS đại diện nhóm đọc.
- HS đọc.
Tranh

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc