Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Vàm Cỏ Đông - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Vàm Cỏ Đông - Đinh Thị Hương Thảo

A. Kiểm tra bài cũ

- Kể từng đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên

+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? (Ca ngợi anh Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp ,.)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài :

 Vàm Cỏ Đông là một bài thơ rất hay của nhà thơ Hoài Vũ, sáng tác về dòng sông yêu thương của đất Nam Bộ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

2. Luyện đọc

2.1 Đọc mẫu: nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm yêu thương và tự hào; ngắt nghỉ đúng các dòng thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả (Vàm Cỏ Đông, tha thiết, dòng sữa mẹ, ấm áp)

2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Vàm Cỏ Đông - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Vàm Cỏ Đông
Tuần : 13
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, lồng trên nước, ruộng lúa, chở, trang trải, ăm ắp , ...
Ngắt nhịp đúng các câu thơ: nhịp 3/4 (các câu 2,3,4,5,6,7, .., 9,12), nhịp 4/3 (câu 1), nhịp 3/2/3 (câu 10, câu 11), nhịp 2/3/2 (câu 8)
Giọng đọc bộc lộ được tình cảm với dòng sông quê hương.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ được chú giải trong bài: Vàm Cỏ Đông, ăm ắp.
Hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, hoặc tranh vẽ phong cảnh quê hương,...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? (Ca ngợi anh Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp ,...)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
30’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Vàm Cỏ Đông là một bài thơ rất hay của nhà thơ Hoài Vũ, sáng tác về dòng sông yêu thương của đất Nam Bộ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm yêu thương và tự hào; ngắt nghỉ đúng các dòng thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả (Vàm Cỏ Đông, tha thiết, dòng sữa mẹ, ấm áp)
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, lồng trên nước, ruộng lúa, chở, trang trải, ăm ắp , ...
ã Đọc từng khổ thơ
- Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ:
ở tận sông Hồng, / em có biết/
Quê hương anh/ cũng có dòng sông/
Anh mãi gọi / với lòng tha thiết ://
Vàm cỏ Đông !// Ơi Vàm Cỏ Đông!//
Từng ngọn dừa/ gió đưa phe phẩy/
Bóng lồng/ trên sóng nước/ chơi vơi.//
- Từ khó :
+ Vàm Cỏ Đông : một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An.
+ Ăm ắp : rất đầy 
- Đặt câu : Ao làng ă ắp nước.
 Mâm cỗ đầy ăm ắp thức ăn.
+ Sóng nước chơi vơi :dòng sông đầy nước, rộng mênh mang
+ Trang trải: đem đến, trải rộng ra.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
- Giọng nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm 
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ
- GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- HS nêu nghĩa từ khó, đặt câu.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
1. Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ thơ 1?
 Anh mãi gọi với lòng tha thiết:
 Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!
2. Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp? (Bốn mùa soi bóng mảnh mây trời; gió đưa phe phẩy; bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.)
3. Vì sao tác giả ví con sông quê hương mình như dòng sữa mẹ? (Vì sông đưa nước về nuôi dưỡng mảnh đất quê hương; Sông đầy ăm ắp dòng sữa mang tình thương của mẹ.)
4. Bài thơ có ý nghĩa gì ? (Bài thơ ca ngợi sông Vàm Cỏ Đông, nối lên niềm tự hào và tình cảmyêu thương của tác giả đối với dòng sông quê hương.)
* Pp trực quan, vấn đáp
- GV treo tranh minh hoạ.
- HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi 1.
- HS khác bổ sung .
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối, HS khác đọc thầm, trả lời câu 2,3.
- HS khác bổ sung. 
- GV nhận xét.
- HS đọc toàn , trả lời câu hỏi 4.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ ghi bài thơ.
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Bài hát Vàm Cỏ Đông
* Hát tập thể
- GV bật băng.
- HS hát theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_13_bai_vam_co_dong_dinh_thi_huong.doc