Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Nhà Rông ở Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Nhà Rông ở Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ dễ phát âm sai : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, ciêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng,.

- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- HS nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: rông chiêng, nông cụ.

- Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.

 

doc 2 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Nhà Rông ở Tây Nguyên - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc 
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Nhà Rông ở tây nguyên
Tuần : 15
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ dễ phát âm sai : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, ciêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng,...
Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
HS nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: rông chiêng, nông cụ. 
Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.
II. Đồ dùng dạy học:
Mô hình nhà rông thu nhỏ
Bảng phụ ghi câu dài
Phấn màu, nam châm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Hữ bạc của người cha
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì ? (... bàn tay lao động của con người sẽ làm nên tất cả ,...)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
32’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
 Bài tập đọc hôm nay sẽ cho các con biết thêm một kiểu nhà của các dân tộc anh em ở Tây Nguyên – nhà rông.
- HS quan sát 
* PP tTrực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, giới thiệu mô hình nhà rông 
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng các từ miêu tả.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng câu
ã Đọc từ khó : múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, trung tâm, tập trung, buôn làng ,...
ã Luyện đọc đoạn:
* Đoạn 1 : 5 dòng đầu : nhà rông rất chắc và cao
+ Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên
* Đoạn 2 : 7 dòng tiếp : gian đầu của nhà rông
Nông cụ : đồ dùng để làm ruộng (cuốc, cày, bừa, liềm,...
* Đoạn 3: 3 dòng tiếp : gian giữa với bếp lửa
* Đoạn 4: còn lại : công dụng của gian thứ 3 
ã Đọc từng đoạn trong nhóm
* PP luyện đọc, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu theo dãy– GV sửa lỗi phát âm sai
- HS đọc đồng thanh.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
ã GV phân đoạn , hướng dẫn HS đọc từng đoạn :
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét, nêu nội dung chính.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, ghi. 
- HS giải nghĩa từ khó. 
- GV nhận xét.
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc nối tiếp.
3. Tìm hiểu bài:
1. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? ( Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa ngọn giáo không mắc phải mái,...)
2. Gian đầu của nhà Rông được trang trí như thế nào? ( Gian đầu của nhà rông là nơi thờ thần làng, nên bài trí rất trang nghiêm: Một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế)
3. Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà Rông ( vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các cụ già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.)
4. Gian thứ 2, 3, 4 dùng để làm gì ? ( là nơi tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng)
5. Em nghĩ gì về nhà Rông sau khi học và xem tranh ảnh ? (Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hoá của người Tây Nguyên)
* PP vấn đáp
- HS quan sát tranh đọc đoạn 1, HS khác đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 5.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
4. Luyện đọc lại
- Luyện đọc lại toàn bài theo đoạn
- Thi đọc diễn cảm
* PP luyện đọc
- HS đọc nối tiếp.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS thi. 
- HS khác nhận xét.
2’
C. Củng cố – dặn dò :
- Tìm hiểu thêm về văn hoá của các dân tộc 
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_15_bai_nha_rong_o_tay_nguyen_dinh.doc