Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Bộ đội về làng - Năm học 2005-2006

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Bộ đội về làng - Năm học 2005-2006

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 _Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao,

 _Biết đọc ngắt dòng (liền hơi) một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.

2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 _Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ.

 _Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

3.Học thuộc lòng bài thơ

II-CHUẨN BỊ :

 1/Giáo viên : _Tranh minh họa bài đọc trong SGK _Bảng phụ viết khổ thơ cần HD HS luyện đọc.

 2/Học sinh : _SGK

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 1/Khởi động : 2 Hát bài hát

 2/Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra hai, ba HS - mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng. Sau đó trả lời những câu hỏi về nội dung đoạn bài . _Nhận xét và cho điểm

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2776Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Bộ đội về làng - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	MÔN : TẬP ĐỌC TUẦN: 19
	BÀI : BỘ ĐỘI VỀ LÀNG
 NGÀY THỰC HIỆN : 18 / 1 / 2006
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 _Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao,
 _Biết đọc ngắt dòng (liền hơi) một số dòng thơ cho trọn vẹn ý. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 _Hiểu các từ ngữ mới trong bài: bịn rịn, đơn sơ.
 _Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3.Học thuộc lòng bài thơ
II-CHUẨN BỊ :
 1/Giáo viên : _Tranh minh họa bài đọc trong SGK _Bảng phụ viết khổ thơ cần HD HS luyện đọc.
 2/Học sinh : _SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1/Khởi động : 2’ Hát bài hát 
 2/Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra hai, ba HS - mỗi em kể 1 đoạn câu chuyện Hai Bà Trưng. Sau đó trả lời những câu hỏi về nội dung đoạn bài . _Nhận xét và cho điểm 
 3/Bài mới :
Thời
gian
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
ĐDDH
 15’
 20’
 5’
 *1.Giới thiệu bài:
 _GV cho các em xem tranh , nêu nhận xét .
 _Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc không thể không nói đến các chú bộ đội luôn cầm chắc tay súng, sẵn sàng chiến đấu chống quân thù. Bài thơ Bộ đội về làng các em học hôm nay sẽ giúp các em thấy tình cảm yêu thương của người dân Việt Nam ở một làng quê nghèo đối với bộ đội như thế nào.
 2/Hoạt động 1 : Luỵên đọc:
 +a/GVđọc diễn cảm bài thơ .Chú ý đọc gần như liền hơi ở một số dòng thơ 1+2, 3 + 4, 5 + 6, 8 + 9, 10 + 11.
 _Sau khi đọc, GV hỏi: Nghe thầy đọc, các em thấy cách nghỉ hơi ở cuối dòng của một số câu thơ có gì đặc biệt? 
 _GV treo bảng phụ đã viết các câu thơ, dùng phấn nối nhẹ các dòng thơ đọc liền hơi.
 +b/GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 _Đọc từng dòng thơ.
 _GV theo dõi HS đọc, phát hiện lỗi phát âm và sửa cho các em.
 _Đọc từng khổ thơ trước lớp.
 _GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu cần đọc gần như liền hơi (đã đánh dấu). VD:
 + GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài(bịn rịn, đơn sơ). Giải nghĩa thêm những từ mà Hs chưa hiểu .
 +Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
 _GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 3/Hoạt động 2 :Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
 _Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm khi bộ đội về 
 _Cả lớp đọc thầm lại bài thơ và tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội. 
 _GV: Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy? 
 _GV: Bài thơ giúp em hiểu điều gì? 
 _GV chốt lại: Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đôị, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến.
 4/Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ
 _GV lưu ý các em cần nhấn giọng những từ tả niềm vui của dân làng khi bộ đội về, tả tình cảm quân dân đầm ấm: mái ấm, nhà vui, rộn ràng, tưng bừng, hớn hở, bịn rịn, vui đàn con, xôn xao, rộng mở, tâm tình.
 _GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. 
 _HS thi đọc thuộc bài thơ 
+ Bốn HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Đại diện nhóm nào đọc tiếp nối nhanh, đọc đúng, đọc hay là nhóm ấy thắng.
+ Thi thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa (hoặc nêu những chữ đầu của mỗi khổ thơ). Những chữ đầu của mỗi khổ thơ được viết vào mặt trắng của tờ giấy màu cắt hình bông hoa ( Các anh về, Mái ấm  Các anh về, Tưng bừng Làng tôi Nhà lá) Các bông hoa được đính vào bảng nam châm . 
4/Củng cố : GV nhận xét tiết học.
 5/Dặn dò:Bài nhà : Yêu cầu cả lớp về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ, đọc thuộc lòng cho người thân nghe.
 Chuẩn bị : Báo cáo Kết quả thàng thi đua “Noi gương chú bộ đội “
 _HS nhận xét tranh.
 _HS nghe giới thiệu . 
_Một số câu gần như không nghỉ ở cuối dòng thơ, đọc gần như liền hơi với dòng tiếp sau.
 _HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ 
 _HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp 
 _VD:xôn xao( từ gợi tả những âm thanh rộn lên từ nhiều phía xen lẫn nhau. Cười nói xôn xao. Chim rừng xôn xao gọi nhau về tổ.) 
 _Lần lượt từng HS trong nhóm tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Các bạn khác nghe góp ý. 
 _Một HS đọc thành tiếng cả bài thơ, cả lớp đọc thầm lại . 
 _Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau . 
 _Mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, bộ đội và dân ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh) 
 _HS trao đổi nhóm rồi phát biểu. 
 _Dân yêu thương bộ đội vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân./ Bộ đội cầm chắc tay súng giữ sự bình yên cho đất nước./ Bộ đội phải chịu nhiều vất vả, gian lao vì ấm no, hạnh phúc của dân./ Bộ đội chiến đấu, hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân./ Bộ đội là con em của nhân dân.)
_HS phát biểu, 
 _Hai, ba HS thi đọc lại bài thơ. + Một vài HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Cả lớp bình chọn bạn thắng cuộc 
( bạn đọc đúng, đọc hay)
Tranh minh hoạbài thơ
+Các ghi nhận lưu ý :
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19 TAP DOC B.doc