Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Ông tổ nghề thêu - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Ông tổ nghề thêu - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các cụm từ

- Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự,

- Hiểu nội dung của câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học thuộc được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.

3. Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện.

- Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 21 - Bài: Ông tổ nghề thêu - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ông tổ nghề thêu
Tuần : 21
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, sau các cụm từ
Đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ khó : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự,
Hiểu nội dung của câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học thuộc được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta.
3. Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói : Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ, sản phẩm thêu tay, chè lam (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài : Chú ở bên Bác Hồ
- Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì ?
+ Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Các liệt sĩ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân.
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
Tiết 1:
A. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm – giới thiệu bài
- Chủ điểm Sáng tạo ca ngợi sự lao động, óc sáng tạo của con người ; về trí thức và các hoạt động của trí thức. 
- Bài học Ông tổ nghề thêu giúp các con biết về nguồn gốc nghề thêu ở nước ta, ca ngợi sự ham học, trí thông minh của Trần Quốc Khái, ông tổ nghề thêu của người Việt Nam.
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu 
- Toàn bài giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện bình tĩnh ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc.
* PP trực tiếp:
- HS quan sát tranh, nêu nhận xét.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam,
ã Từ khó :
+ đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, ...
+ Đặt câu : nhập tâm, bình an vô sự 
ã Đọc đoạn
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Xem sản phẩm thêu, ăn thử chè lam
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
 - GV ghi các từ cần giải nghĩa.
- HS nêu nghĩa từ, đặt câu.
- 2 HS đọc lại đoạn.
- GV đưa đồ dùng, HS quan sát, tìm hiểu, nếm thử nếu có điều kiện.
3. Tìm hiểu bài
a) Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào? (Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Nhà nghèo, không có đèn để học cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.)
b) Nhờ chăm học, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào? (Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.)
c) Khi Trần Quốc Khái đi sứ, Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? (Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.)
d) ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? (Bụng đói không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.)
(“Phật trong lòng” – tư tưởng của phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái: có thể ăn tượng phật)
e) Trần Quốc Khái làm gì để không bỏ phí thời gian? ( Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.)
g) Trần Quốc Khái làm gì để xuống đất bình an vô sự? (Ông nhìn những con rơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt trước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an, vô sự.)
h) Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? (Vì ông là người truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan rộng.)
i) Nội dung câu chuyện nói điều gì? (Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của nghề thêu của người Trung Quốc truyền lại cho dân ta.)
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi a, b.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi c.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi d, e.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi g.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc thầm đoạn 5, trả lời các câu hỏi h, i.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
15’
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc diễn cảm đoạn 3
 Bụng đói / mà không có cơm ăn,/ Trần Quốc Khái lẩm nhẩm đọc ba chữ trên bức trướng, / rồi mỉm cười. // Ông bẻ tay tượng phật nếm thử. // Thì ra / hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. // Từ đó, / ngày hai bữa, / ông cứ ung dung bẻ dần tượng phật mà ăn. // nhân được nhàn rỗi, / ông mày mò quan sát, / nhớ và nhập tâm cách thêu và làm lọng.//
ã Đọc cả bài
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu – HS nêu cách đọc đoạn.
- HS thi đọc đoạn 3 - HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét.
20’
5. Kể chuyện
Yêu cầu : 
1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu
M : Đoạn 1 : Cậu bé ham học
2. Kể lại một đoạn của câu chuyện
Đoạn 1: Cậu bé ham học./ Cậu bé chăm học. / Lòng ham học của cậu bé Trần Quốc Khái. / Tuổi nhỏ của Trần Quốc Khái
Đoạn 2: Thử tài. / Vua Trung Quốc thử tài sứ thần Việt Nam. / Đứng trước thử thách,/
Đoạn 3: Tài trí của Trần Quốc Khái./ Học nghề mới ./ Không bỏ phí thời gian. / Hành động thông minh,/
Đoạn 4: Xuống đất an toàn./ Hạ cánh an toàn./ Vượt qua thử thách./ Sứ thần được nể trọng/ 
Đoạn 5: Truyền nghề cho dân./ Dạy nghề cho dân./ Người Việt Nam có thêm một nghề mới./
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS đặt tên cho từng đoạn truyện. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 2 HS kể thi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3’
B. Củng cố – dặn dò
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 ( Chịu khó học hỏi sẽ học được nhiều điều hay. ở đâu, lúc nào con người cũng có thể học hỏi được nhiều điều hay. Nếu ham học hỏi, em sẽ trở thành người biết nhiều, có ích. Trần Quốc Khái thông minh có óc sáng tạo nên đã học được nghề thêu, truyền dạy cho dân. Nhân dân ta biết ơn ông tổ nghề thêu,.)
- Dặn dò : 
+ Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_21_bai_ong_to_nghe_theu_dinh_thi.doc