Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Buổi tập thể dục (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Buổi tập thể dục (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: nguều ngoào, lừ mắt, bò mộng, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, nguều ngoào, khuyến khích, khuỷu tay,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.

2. Rèn kĩ nămg đọc hiểu : Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó, sự kiên trì và ham thích tập thể dục của 1 học sinh tật nguyền.

3. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, hs sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu truyện. HS kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của em dựa vào tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 29 - Bài: Buổi tập thể dục (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Buổi tập thể dục ( 2 tiết )
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: nguều ngoào, lừ mắt, bò mộng, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, nguều ngoào, khuyến khích, khuỷu tay,...
 Ngắt nghỉ hơi đúng. 
 Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
Rèn kĩ nămg đọc hiểu : Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó, sự kiên trì và ham thích tập thể dục của 1 học sinh tật nguyền.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, hs sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu truyện. HS kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của em dựa vào tranh minh hoạ.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi và nêu nội dung chính của bài ? ( Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi đẻ có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.)
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- như mục I
2. Luyện đọc 
ã Đọc mẫu : 
Đoạn 1 : Giọng sôi nổi
Đoạn 2 : Giọng chậm rãi
Đoạn 3 : Giọng hân hoan, cảm động
* PP trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: nguều ngoào, lừ mắt, bò mộng, Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, nguều ngoào, khuyến khích, khuỷu tay,...
ã Đọc đoạn
ã Từ cần chú giải :
Nguều ngoào : cánh tay dài, vụng về.
Chật vật : khó khăn, vất vả.
Lừ mắt : ngụ ý đe doạ ngầm 
+ Đặt câu với các từ : chật vật
Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem bóng đá.
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự :
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét, nêu giọng đọc.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- 2 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc.
- HS nêu nghĩa các từ cần chú giải, đặt câu.
- GV nhận xét, khái quát.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- cả lớp đọc.
3. Tìm hiểu bài
a. Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? (Mỗi hs phải leo lên trên cùng một cái cột cao, thẳng đứng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.)
b) Các bạn trong lớp thực hiện bài tập như thế nào? (Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xta-đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây, Ga-rô-nê leo dễ như không.)
c) Vì sao Nen- li được miễn tập thể dục? (Vì cậu bị tật từ nhỏ- bị gù)
d) Nen-li muốn điều gì? (Cậu cố xin thầy cho được tập như mọi người.)
e) Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li.
( - Cậu leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên thế là nắm chặt được cái xà.
- Thầy giáo khen cậu, khuyên cậu xuống nhưng cậu còn muốn đứng thẳng lên xà như các bạn khác. Cậu cố gắng, rồi đặt được 2 khuỷu tay, hai đầu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ chiến thắng.)
g) Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện. 
(- Cậu bé can đảm
- Một tấm gương đáng khâm phục)
* Pp vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi a, b.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi c, d.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, đoạn 4, trả lời câu hỏi e, g. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
18’
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại :
ã Thi đọc diễn cảm đoạn:
 Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật.// Mặt cậu đỏ như lửa.,/ mồ hôi ướt đẫm trán.// Thầy giáo bảo cậu có thể xuống.// Nhưng cậu vẫn cố sức leo.// Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất,/ vừa luôn miệng khuyến khích : / “Cố lên !// Cố lên ! ”//
 Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay.//  “Hoan hô ! // Cố tí nữa thôi ! ”/ - Mọi người reo lên. // Lát sau,/ Nen-li đã nắm chặt được cái xà.//
ã Đọc phân vai
* PP luyện đọc
- GV nêu yêu cầu, đọc mẫu.
- HS thi đọc .
- GV và HS khác nhận xét.
- HS đọc phân vai theo nhóm.
- 2 nhóm thi đọc.
- GV và HS khác nhận xét.
20’
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Sắp xếp lại các tranh theo đúng trật tự trong truyện
- Tranh 1: (1) Phòng thể dục dụng cụ. 1 hs khoẻ mạnh đang leo lên cột. Thầy giáo và các bạn đang đứng xung quanh nhìn theo.
- Tranh 2: (4) Nen-li đang ôm cột. Các bạn khác đứng xung quanh, một vài bạn đang bưng miệng cười, có bạn nhìn Nen-li với vẻ cảm thông. Một hs cao lớn tức giận nhìn những hs đang cười. 
-Tranh 3: (2) Nen-li leo gần tới xà ngang. Thầy giáo và các bạn đang dõi mắt nhìn theo, miệng hét: Cố lên.
-Tranh 4: (3) Nen-li đứng trên xà, mặt rạng rỡ
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của em.
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu.
- HS nêu thứ tự và nội dung tranh.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể từng đoạn trong nhóm .
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay.
2’
B. Củng cố – dặn dò
- Nêu nội dung bài học
- Dặn dò : tập kể lại câu chuyện
* PP vấn đáp
- HS nêu ý nghĩa.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Bé thành phi công
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : cuồn cuộn, gió lốc, lòng mẹ,
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Bé chơi đu quay trong công viên. Trông chiếc đu có hình dáng một chiếc máy bay, bé trở thành 1phi công. Bé thấy nhiều điều mới lạ dưới mặt đất. Bé tỏ ra rất dũng cảm. Nhưng là một phi công tí hon, bé buồn ngủ, bé đòi mẹ bế và hạ cánh 1 cách rất đáng yêu, ngộ nghĩnh.
3. Học thuộc lòng một vài khổ thơ yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp , hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể câu chuyện : Buổi học thể dục bằng lời một nhân vật
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện .
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
Như mục I
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng đọc vui, hồn nhiên, đầy tình cảm âu yếm đối với bé.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : cuồn cuộn, gió lốc, lòng mẹ, buồng lái, lùi dần, cuồn cuộn, gió lốc 
ã Đọc từng khổ thơ
ã Giải nghĩa các từ : phi công, buống lái, sân bay
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu. 
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm.
- 6 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- HS nêu nghĩa từ. 
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
- Bé chơi trò chơi gì? (Bé được mẹ cho chơi đu quay, bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời.)
- Bé thấy đội bay của mình như thế nào? (Đội bay quay vòng, không chen, không vượt nhau, bay hàng dọc nên không ai là người cuối cùng.)
- Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất? (Máy bay quay vòng nên lúc đầu bé thấy hồ nước lùi dần, cái cây chạy ngược, ngôi nhà hiện ra, con đường biến mất, mẹ đứng dưới đất đang cười với bé. Sau, máy bay vòng lại nên bé lại gặp mặt đất, lại gặp hàng cây, ô tô đang chạy, con vịt đang bơi.)
- Con thấy em bé trong bài như thế nào ? ( dũng cảm, ngộ nghĩnh, đáng yêu,...
- Tìm những câu thơ cho thấy chú bé rất dũng cảm?
Cuồn cuộn máy bay
Ao ào gió lốc
 Quay vòng, quay vòng
Bay lên cao tít
Lại gặp mặt đất
Lại găp hàng cây
- Tìm câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh đáng yêu? (Máy bay lên cao, chú bé bỗng buồn ngủ. Chú đòi mẹ bế chú xuống ngay.)
- Em hiểu câu thơ “Sà vào lòng mẹ. Mẹ là sân bay” như thế nào? (Bé làm nũng mẹ. Lòng mẹ ấm áp, như là sân bay cho máy bay nghỉ ngơi, hạ cánh.)
* PP vấn đáp
- HS đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, khác bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát .
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ .
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
2’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : Đọc cho mọi người và học thuộc lòng, 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ: giữ gìn, nước nhà, luyện tập, lưu thông, ngày nào,...
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác. Từ đó, có ý ... p thể dục ? (...).
ã Viết từ khó : giữ gìn, yếu ớt, ,.. .
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* PP vấn đáp
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con.
- 1 HS đọc lại.
- GV đọc - HS viết. 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- GV đọc, HS soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống 
a) s hay x ?
Giảm 20 cân
 Một người béo kể với bạn:
 - Tôi muốn gầy bớt đi, bác sĩ khuyên là mỗi sáng phải cưỡi ngựa chạy mươi vòng xung quanh thị xã. Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay.
 - Kết quả ra sao ? - Người bạn hỏi.
 - Kết quả là con ngựa tôi cưỡi sút mất 20 cân
b) in hay inh ?
 Xếp thứ 3
Chinh khoe với Tín :
 - Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi chạy, bạn ấy về thứ 3 đấy. Cậu có tin không?
 Tín hỏi :
 - Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ 3?
 - à, à. Đấy là cuộc thi ở nhóm học tập. Có 3 học sinh tham gia thôi 
* PP luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài vào SGK.
- 1 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm .
- 1 HS đọc lại câu chuyện.
- HS nêu điểm đáng buồn cười của câu chuyện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò
+ Học thuộc đoạn thơ ở BT2a
+ Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS thu vở.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập viết
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ôn chữ hoa T ( tiếp theo )
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa T (Tr) thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Trường Sơn bằng chữ cỡ nhỏ
Viết câu ứng dụng : 
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
bằng chữ cỡ nhỏ 
- Yêu cầu viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ T hoa
Các chữ Trường Sơn và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài viết trước :
+ Thăng Long 
Thể dục thường xuyên bằng mười viên thuốc bổ
- Viết: Thăng Long 
* PP kểm tra, đánh giá
- GV nhận xét bài viết.
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ôn tập cách viết chữ hoa T (Tr) 
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : T (Tr), S, B
ã Luyện viết chữ Th, S
* PP trực quan, luyện tập
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài .
- HS nêu cách viết - GV viết mẫu.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
2.2 Luyện viết từ ứng dụng : Trường Sơn 
- GV giới thiệu : Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài suốt miền Trung nước ta (dài gần 1000km). Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn, là con đường đưa bộ đội vào miền Nam đánh Mĩ. Nay, theo đường mòn Hồ Chí Minh, chúng ta đang là con dường quốc lộ số 1B nối các miền của Tổ quốc với nhau.
 ã Luyện viết 
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu, chỉ bản đồ.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan 
ã Tìm hiểu nội dung câu ứng dụng : Câu thơ thể hiện tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. Bác xem trẻ em là lứa tuổi măng non, khuyên trẻ em ngoan ngoãn, chăm học.
ã Luyện viết các chữ : Trẻ em
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS giải thích ý nghĩa của câu ứng dụng.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao.
- HS viết vào bảng con.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ Viết chữ Tr: 1 dòng
+ Viết chữ S, B : 1 dòng
+ Viết tên riêng Trường Sơn : 2 dòng
+ Viết câu ứng dụng : 2 lần
* PP luyện tập
- HS nêu yêu cầu viết trong vở BT.
- HS viết – GV quan sát, uốn nắn.
4. Chấm, chữa bài :
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Quan sát bài viết đẹp
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Phân môn: Luyện từ và câu
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Mở rộng vốn từ: thể thao. Dẩu phẩy 
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Giúp HS: 
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
Ôn luyện vè dấu phẩy (ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT2, BT3
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- Nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
35’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
Mở rộng vốn từ : Thể thao . Dấu phẩy 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng sau :
a) Bóng M : bóng đá
b) Chạy M : chạy vượt rào
c) Đua M : đua xe đạp
d) Nhảy M : nhảy cao
a) Bóng
Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, bóng ném, bóng bầu dục, bóng rổ, bóng nước,...
b) Chạy 
Chạy việt dã, chạy maratông, chạy tiếp sức,...
c) Đua
đua thuyền, đua voi, đua ô tô, đua xe máy, đua ngựa,...
d) Nhảy
Nhảy xa, nhảy sào, nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù,...
Yêu cầu : 
- Đặt câu với các từ tìm được
- Mô tả động tác thực hiện các môn thể thao đó,...
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài, HS ghi vở.
* PP luyện tập – thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, đặt câu .
- HS khác nhận xét, miêu tả động tác thực hiện môn thể thao hoặc đặc điểm của môn thể thao. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
- HS đọc lại các từ tìm được.
Bài 2 : Trong truyện vui sau có một số từ ngữ nói về kết quả thi đấu. Em hãy ghi lại các từ ngữ đó.
- được, không ăn, thua, thắng, hoà
* Câu hỏi :
- Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không? ( Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào)
- Truyện đáng buồn cười ở điểm nào ? ( Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy nhưng dùng cách nói tránh để khỏi nhận mình thua)
- 1 HS đọc yêu cầu .
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài 3 : Chép các câu dưới đây vào vở. Nhớ đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp.
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn có cơ thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài .
- HS khác nhận xét, nêu cách dùng các dấu câu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Vận dụng các từ ngữ và dấu câu khi làm bài văn về thể thao.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn : Tập làm văn
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Viết về một trận thi đấu thể thao
Tuần : 29
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, HS viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao em có dịp xem. Bài viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại trận thi đấu thể thao em đã có dịp xem
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
Viết về một trận thi đấu thể thao
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
- HS ghi vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Dựa vào bài làm miệng ở tuần trước, hãy viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao em có dịp xem. 
Gợi ý:
Đó là môn thể thao nào ? 
Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ?
Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Em cùng xem với những ai ?
Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ?
Kết quả thi đấu ra sao ?
Em có cảm nghĩ gì về buổi thi đấu đó ?
ã Viết bài
ã Chấm, chữa bài 
* PP luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS xem lại các câu hỏi gợi ý.
- GV lưu ý HS khi làm bài.
- HS viết bài.
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_29_bai_buoi_tap_the_duc_2_tiet_di.doc