Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 30 - Bài: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 30 - Bài: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét; từ dễ viết sai do phát âm sai; lấn lượt, xích lô, lưu luyến, hoa lệ,.

- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong truyện.

2. Rèn kĩ nămg đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ mới: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ, của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết giữa các dân tộc.

 

doc 17 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 30 - Bài: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua (2 tiết) - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Gặp gỡ ở Lúc - xăm – bua ( 2 tiết )
Tuần : 30
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét; từ dễ viết sai do phát âm sai; lấn lượt, xích lô, lưu luyến, hoa lệ,.. 
Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong truyện.
Rèn kĩ nămg đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ mới: Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ, của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị , đoàn kết giữa các dân tộc.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Trả lời câu hỏi cuối bài
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
33’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- như mục I
2. Luyện đọc 
ã Đọc mẫu : Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết giữa thiếu nhi Lúc-xăm-bua với đoàn cán bộ Việt Nam; sự bất ngờ, thú vị của đoàn cán bộ Việt Nam trước lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiếu nhi Lúc-xăm-bua.
* PP trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét; từ dễ viết sai do phát âm sai; lấn lượt, xích lô, lưu luyến, hoa lệ,..
ã Đọc đoạn
ã Từ cần chú giải :
Lúc-xăm-bua, lớp 6, đàn tơ rưng, tuyết, hoa lệ.
- Tập đặt câu với từ : sưu tầm, hoa lệ
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự :
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét, nêu giọng đọc.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- 2 HS đọc lại.
- Cả lớp đọc.
- HS nêu nghĩa các từ cần chú giải, đặt câu.
- GV nhận xét, khái quát.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- cả lớp đọc.
3. Tìm hiểu bài
a) Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn Việt Nam gặp điều gì bất ngờ , thú vị? (Tất cả các học sinh lớp 6A đều tự nói bằng Tiếng Việt; hát tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt, giới thiệu những nhân vật rất đặc trưng của Việt Nam, vẽ Quốc kì Việt Nam; nói được băng Tiếng Việt từ ngữ thiêng liêng của người Việt Nam ; Việt Nam, Hồ Chí Minh).
b) Vì sao các bạn nhỏ lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam? (Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò của mình nói Tiếng Việt, kể cho học sinh nghe những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiều về Việt Nam trên in - tơ- nét).
- Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam? (Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam được học các môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì?.)
d) Các em muốn nói gì với các bạn trong câu truyện này?
Ví dụ: Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam!./ Cảm ơn tình cảm thân ái, hữu nghị của các bạn./ Chúng ta tuy ở hai đất nước khác nhau nhưng yêu quý nhau như anh em một nhà./ Chúng ta đoàn kết, quý mến nhau vì chúng ta sống trong một ngôi nhà chung là trái đất.
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi a
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi b.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi c, d. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
16’
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại :
ã Thi đọc diễn cảm đoạn:
 Đã đến lúc chia tay./ Dưới làn tuyết bay mù mịt,/ các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người/ và xe cộ tấp nập/ của thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách. 
(Giọng đọc thể hiện cảm xúc lưu luyến)
* PP luyện đọc
- GV nêu yêu cầu, đọc mẫu.
- HS thi đọc .
- GV và HS khác nhận xét.
22’
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, HS hãy kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
 + Câu chuyện được kể theo lời của ai? (Theo lời một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.)
+ Kể bằng lời của em là thế nào? (Kể khách quan như một người biết cuộc gặp gỡ này kể lại.)
(Các em đã có bài tập tương tự khi tập kể chuyện Bài tập làm văn (tuần 6, sách TV 3, tập 1). Truyện được kể theo lời nhân vật Cô-li-a, Cô-li-a xưng “tôi”)
ã Kể mẫu
Hôm ấy, đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Cuộc gặp gỡ ấy mang lại cho họ những bất ngờ thú vị. Vừa đến trường, cô hiệu trưởng đã niềm nở đưa họ đên thăm lớp 6A. Tất cả HS trong lớp đều giới thiệu tên mình bằng Tiếng Việt
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu.
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể từng đoạn trong nhóm. 
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay.
1’
B. Củng cố – dặn dò
- Nêu nội dung bài học
- Dặn dò : tập kể lại câu chuyện
* PP vấn đáp
- HS nêu ý nghĩa
- GV nhận xét, tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Một mái nhà chung
Tuần : 30
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng,...
Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, thân ái, hồn nhiên.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: dím, gấc, cầu vồng.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Mỗi vật có một cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể câu chuyện : Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện. 
- HS khác nhận xét.
- GV đánh giá.
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
Như mục I
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng đọc vui, hồn nhiên, thân ái.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó : nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng,...
ã Đọc từng khổ thơ
ã Giải nghĩa các từ : dím, gấc, cầu vồng.
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu 
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm.
- 6 HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại.
- HS nêu nghĩa từ .
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
- Ba khổt thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai? (Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.)
- Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu?
(Mái nhà của chim là nghìn chiếc lá.
Mái nhà của cá là làn sóng xanh rập rình
Mái nhà của dím nằm sâu trong lòng đất.
Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo trên mình ốc.
Mái nhà của bạn nhỏ có giàn gấc đỏ, có hoa giấy lợp hồng)
- Mái nhà chung của muôn vật là gì? (Là bầu trời xanh)
- Em muốn nói gì với những người bạn chunng một mái nhà? (Hãy yêu mái nhà chung./ Hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung./ Hãy gìn giữ, bảo vệ mái nhà chung)
* PP vấn đáp
- HS đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi.
- HS nhận xét, khác bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát .
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
- Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nghìn lá biếc, sóng xanh, sâu trong lòng đất, tròn vo bên mình, giàn gấc, hoa giấy lợp hồng.
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ. 
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò : Đọc cho mọi người và học thuộc lòng, 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Ngọn lửa Ô-lim - pic
Tuần : 30
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- HS đọc trơn tru cả bài, chú ý đọc đúng các tiếng từ: Ô-lim-pich, Ô-lim-pi-a, 3000 năm, trai tráng, tấu nhạc, nguyệt quế, năm 1894, hữu nghị,
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Từ ngữ: tấu nhạc, xung đột, náo nhiệt, khôi phục.
Hiểu nội dung bài: Đại hội thể thao ô-lim-pích được tổ chức trên phạm vi toàn thế giới (bắt đầu từ năm 1894) , là tục lệ đã có từ 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ. Ngon lửa mang từ thành phố Ô-lim- pi-a tới nơi tổ chức đại hội thể hiện ước vọng hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn luyện đọc
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung và nêu nội dung chính của bài. 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS  ...  giá.
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
như mục I 
* PP trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài.
- HS mở SGK, ghi vở.
15’
2’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
+ Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì? (Bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước).
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc? (191 nước và vùng lãnh thổ).
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào? (20-9-1977).
Lưu ý: Vùng lãnh thổ- Chỉ những vùng được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc nhưng chưa hoặc không phải là quốc gia độc lập.
- Tập viết từ ngữ dễ viết sai chính tả: 24 – 10 – 1945, tháng 10 năm 2002, 191, 20 – 9 – 1977) chú ý viết gạch nối giữa ngày, tháng, năm.
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* PP vấn đáp
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con.
- 1 HS đọc lại.
- GV đọc - HS viết. 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- GV đọc, HS soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét một số bài.
5’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
 (triều, chiều)
- buổi chiều - chiều chuộng
- thuỷ triều - ngược chiều
- triều đình - chiều cao
Bài 3: Chọn hai từ ngữ vừa được hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ đó.
Lời giải: Buổi chiều hôm nay, bố em ở nhà./ Thuỷ triều là một hiện tượng tự nhiên của biển./ Cả triều đình được một phen cười vỡ bụng./ Em bé được cả nhà chiều chuộng./ Em đi ngược chiều gió./ Chiều cao của ngôi nhà là 20 mét.
* PP luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm .
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò
+ Học thuộc đoạn thơ ở BT2a
+ Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS thu vở.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Chính tả 
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Một mái nhà chung
Phân biệt :tr/ch; êt/êch
Tuần : 30
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Nhớ và viết lại đúng ba khổ thơ đầu của bài Một mái nhà chung.
Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ch .
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp viết sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ :
- Viết các từ : Gập ghềnh, ghé thăm, gặp gỡ, ghe thuyền
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS viết ra bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
35’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
như mục I 
* PP trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài.
- HS mở SGK, ghi vở.
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
- Những chữ nào cần phải viết hoa?
ã Viết từ khó : nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp,
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* PP vấn đáp
- Cả lớp đọc thuộc lòng đoạn viết.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con.
- 1 HS đọc lại.
- HS nhớ, viết .
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- HS tự soát lỗi.
- GV chấm, nhận xét một số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống
a) tr hoặc ch:
Mèo con đi học ban trưa
Nón đan không đội , trời mưa ào ào
Hiên che không chịu nép vào
Tối về sổ mũi còn gào “meo meo”.
b) êt hoặc êch:
 Ai ngày thường mắc lỗi
 Tết đến chắc hơi buồn
 Ai được khen ngày thường
 Thì hôm nào cũng tết
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
.
* PP luyện tập– thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu .
- Cả lớp làm bài vào SGK.
- 1 HS chữa miệng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm .
- 1 HS nói về nội dung đoạn thơ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Dặn dò
+ Học thuộc đoạn thơ ở BT2a
+ Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS thu vở.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Phân môn: Tập viết
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Ôn chữ hoa U 
Tuần : 30
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ
Viết câu ứng dụng : 
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô.
bằng chữ cỡ nhỏ 
- Yêu cầu viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ U hoa
Các chữ Uông Bí và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
 5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài viết trước :
+ Trường Sơn
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
- Viết: Trường Sơn
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét bài viết.
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
33’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ôn tập cách viết chữ hoa U 
* Pp trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : U, B, D
ã Luyện viết chữ U
* PP trực quan, luyện tập
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài .
- HS nêu cách viết - GV viết mẫu.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
2.2 Luyện viết từ ứng dụng : Uông Bí 
- GV giới thiệu : Uông Bí là tên một ngọn núi ở tỉnh Quảng Ninh.
 ã Luyện viết 
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu, chỉ bản đồ.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô.
ã Tìm hiểu nội dung câu ứng dụng : Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ thành những thói quen tốt cho con.
ã Luyện viết các chữ : Uốn cây
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS giải thích ý nghĩa của câu ứng dụng.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ.
- HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao.
- HS viết vào bảng con.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ Viết chữ U : 1 dòng
+ Viết chữ B, D : 1 dòng
+ Viết tên riêng Uông Bí : 2 dòng
+ Viết câu ứng dụng : 2 lần
* PP luyện tập
- HS nêu yêu cầu viết trong vở BT.
- HS viết – GV quan sát, uốn nắn.
4. Chấm, chữa bài :
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu..
1’
C. Củng cố – dặn dò:
- Quan sát bài viết đẹp
- GV nhận xét giờ học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Môn : Tập làm văn
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Viết thư
Tuần : 30
Lớp : 3A3
Giáo viên: Nguyễn Thị Quyên Lớp: 3D
Thứ. ngày. tháng. năm 20
Tuần: 30
Thiết kế bài giảng môn tập làm văn
Tên bài: Viết thư
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức: đủ ý, dùng từ dặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
5’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại trận thi đấu thể thao em đã có dịp xem
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc bài làm của mình.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
33’
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
như mục I
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
- HS ghi vở
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Đề bài: Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
* Hướng dẫn:
+ Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà con biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua bài tập đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của HS. Cần nói rõ bạn ấy là người nước nào. Nói tên bạn- dựa vào các tên có trong bài tập đọc đã học.
+ Nội dung thư phải thể hiện: 
- Mong muốn làm quên với bạn (để làm quen , cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào, thăm hỏi bạn).
- Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung : trái đất.
* Hình thức trình bày một lá thư:
+ Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô (Bạn  thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
+ Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
ã Viết bài
ã Chấm, chữa bài 
* PP luyện tập, thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- GV hướng dẫn HS cách viết thư.
- HS quan sát các gợi ý, trả lời câu hỏi.
- HS viết bài.
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết.
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
1’
C. Củng cố – dặn dò
- Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_30_bai_gap_go_o_luc_xam_bua_2_tie.doc