Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019

3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Tranh vẽ các em nhỏ khi đi chơi về, nhìn thấy cụ già ngồi buồn rầu bên vệ cỏ ven đường.Các bạn nhỏ này đã ân cần hỏi thăm cụ. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện để biết diễn biến và bài học mà câu chuyện muốn nói với chúng ta

Hoạt động 1: Luyện đọc

a)Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả.

b)Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.

 - Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó

 + Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó

 + Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Thể hiện sự cảm thông.

(phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải)

- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp

 

doc 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Thứ hai ngày 08 tháng 10 năm 2018
Tiết: 22 + 23 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
	I.Mục đích yêu cầu: 
	A.TẬP ĐỌC:
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
- Thể hiện sự cảm thông.
	B.KỂ CHUYỆN:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Hs khá, giỏi kể được từng doạn hoặc cả câu chuyện theo lời của bạn nhỏ. 
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
- Thể hiện sự cảm thông.
	II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc 
 2.Học sinh: Sách giáo khoa
	III.Hoạt động lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
 2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc:Bận
3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Tranh vẽ các em nhỏ khi đi chơi về, nhìn thấy cụ già ngồi buồn rầu bên vệ cỏ ven đường.Các bạn nhỏ này đã ân cần hỏi thăm cụ. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện để biết diễn biến và bài học mà câu chuyện muốn nói với chúng ta 
­Hoạt động 1: Luyện đọc
a)Đọc mẫu: Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả.
b)Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
 - Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó 
 + Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó 
 + Yêu cầu 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 đoạn 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
 ­Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Thể hiện sự cảm thông.
(phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải)
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại đoạn 1 trước lớp 
- Các bạn nhỏ làm gì?
- 1 học sinh đọc đoạn 2 trước lớp , cả lớp đọc thầm theo 
- Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?
- Vì sao các bạn dừng cả lại?
- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?
- Theo em, vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn vẫn băn khoăn ,lo lắng cho ông cụ nhiều như vậy?
- Cuối cùng các bạn nhỏ quyết định như thế nào?
- Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 3, 4 để biết chuyện gì đã xảy ra với ông cụ 
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
- Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
- Yêu cầu học sinh đoc đoạn 5 
- Gọi 1 học sinh khác đọc câu hỏi 5, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi này 
- Gọi đại diện của các nhóm trình bày ý kiến, chú ý yêu cầu học sinh nêu rõ lí do vì sao nhóm em lại chọn tên đó cho câu chuyện 
­. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại 
- Giáo viên hoặc học sinh đọc tốt đọc mẫu bài. Chú ý nhấn giọng các từ: dừng lại, mệt mỏi, lộ rõ vẻ u sầu, bị ốm, đánh mất, có thể giúp gì, nặng nhọc, ấm áp, nằm viện, mấy tháng, ốm nặng, khó qua khỏi, lặng đi, thương cảm,.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Tuyên dương nhóm đọc tốt 
 KỂ CHUYỆN
­Hoạt động: Xác định yêu cầu 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 63, SGK 
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô?
*Giáo viên kể mẫu:
- Thể hiện sự cảm thông.
- Giáo viên chọn 3 học sinh khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp 
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 
- Học sinh kể chuyện trước lớp 
- Tuyên dương học sinh kể tốt
- Giáo viên: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với nhau những nổi buồn, niềm vui, sự vất vả khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn, cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn.
 4.Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò: - Bài nhà: Đọc và tập kể câu chuyện nhiều lần 
 - Chuẩn bị bài :Tiếng ru 
- Hát
- HS trả lời
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc bài mẫu
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. 
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên 
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên 
- 4 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa 
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi trong sách giáo khoa. 
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi
- Các bạn nhỏ đang ríu rít ra về sau một cuộc dạo chơi 
- Các bạn nhỏ gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường 
- Vì các bạn nhỏ thấy cụ già trông thật mệt mỏi,cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu 
- Các bạn băn khoăn không biết có chuyện gì xảy ra với ông cụ và bàn tán sôi nổi về điều đó. Có bạn đoán ông cụ bị ốm, có bạn đoán ông cụ đánh mất cái gì
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan ./Vì các bạn rất yêu thương mọi người xung quanh.
- Các bạn nhỏ quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào 
- 1 học sinh đọc đoạn 3, 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo 
 - Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi
 - Học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời: Vì ông cụ được chia sẽ nỗi buồn với các bạn nhỏ ./Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn.
 - 1 học sinh đọc trước lớp 
 - 1 học sinh đọc, 4 học sinh tạo thành 1 nhóm, thảo luận và trả lời 
 - Đại diện học sinh trả lời, các nhóm khác nghe và nhận xét 
+ Chọn: Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện là những người bạn tốt bụng và biết yêu thương người khác 
- Theo dõi đọc bài mẫu. Có trhể dùng bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng 
- 6 học sinh tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai 
- 2 nhóm thi đọc 
- Kể lại câu chuyện: Các em nhỏ và cụ gìa theo lời một bạn nhỏ 
- Xưng hô là tôi (mình, em) và giữ nguyên cách xưng hô đó từ đầu đến cuối câu chuyện
- Học sinh 1 kể đoạn 1, 2; Học sinh 2 kể đoạn 3; Học sinh 3 kể đoạn 4, 5 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Mỗi nhóm 3 học sinh lần lượt từng em kể 1 đoạn trong nhó, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau 
- 2 đến 3 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất 
- 1 học sinh kể lại cả câu chuyện trước lớp 
- Học sinh tự do phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em: Biết quan tâm giúp đỡ người khác 
Nội dung cần bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 8 Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018
Tiết: 24 TẬP ĐỌC
 TIẾNG RU
I.Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm ngát nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc hai khổ thơ trong bài).
- Học sinh khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích, say mê môn học.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ. Bảng phụ cần ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc 
2.Học sinh: Sách giao khoa
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài: Các em nhỏ và cụ già. 
3.Bài mới: 
­Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết, mọi người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ với nhau thì cuộc sống mới tươi đẹp. Bài:Tiếng ru trích thơ của nhà thơ Tố Hữu sẽ giúp các em hiểu kĩ hơn về điều đó. 
­Hoạt động 1 :Luyện đọc 
(phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại)
a)Đọc mẫu:Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ một lượt.
b)Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó
- Giải nghĩa các từ khó 
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm 
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm 
­Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải 
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại bài một lượt 
- Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
- Hãy nói lại nội dung hai câu thơ cuối khổ thơ đầu bằng lời của em:
- Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hai khổ thơ cuối bài.
- Câu thơ: Một ngôi sao chẳng sáng đêm cho chúng ta thấy một ngôi sao không thể làm nên đêm sao sáng, phải có nhiều ngôi mới làm nên đêm sao sáng. Tương tự như vậy chúng ta sẽ tìm hiểu các câu thơ khác trong khổ 2 - Em hiểu câu thơ: Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng như thế nào?
 - Em hiểu câu thơ: Một người – đâu phải nhân gian?/ Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi, như thế nào?
- Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ?
 - Câu lục bát nào trong khổ thơ 1nói nên ý chính của cả bài thơ?
 *Giáo viên: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí, anh em, 
­Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ 
phương pháp đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ 
4.Củng cố : - Giáo viên nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: - Bài nhà: Học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau. 
- Hát
- 4 HS đọc và trả lời
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- Mỗi học sinh đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài 
- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng dẫn của giáo viên 
- Học sinh đọc phần chú giải trong SGK 
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc một khổ 
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối bài thơ 
- Cả lớp cùng đọc bài
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo 
- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật 
- Con cá bơi yêu nước,vì có nước cá mới sống được, bơi lội được 
- Con chim ca yêu trời vì chỉ có bầu trời cao rộng mới cho chim có chỗ bay nhảy , hót ca 
- Một số học sinh nói trước lớp: Con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí anh em của mình 
- 1 học sinh đọc lại hai khổ cuối . Cả lớp đọc thầm
- Học sinh xung phong phát biểu ý kiến 
+ Một thân lúa chín không làm nên mùa vàng 
+ Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng 
+ Một người không phải là cả loài người . Người sống một mình, cô đơn giống như đốm lửa sắp tàn lụi 
- Nhiều người mới làm nên nhân loại. Người sống một mình giống như đốm lửa tàn, không làm được việc gì, không có sức mạnh
- Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi đắp mà cao lên được. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòngsông mà đầy .
- Con người muốn sống, con ơi Phải yêu đồng chí,yêu người anh em 
- Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ theo nhóm.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Nội dung cần bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.doc