. Hoạt động 1 : Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong (12 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 1 theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý (BT1).
- Đội thành lập ngày nào ở đâu?
- Những đội viên đầu tiên là ai?
- Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
- Huy hiệu của đội thế nào?
- Tên bài hát của Đội là gì? Tác giả là ai?
- Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.
b. Hoạt động 2 : Điền vào tờ giấy in sẵn (12 phút)
* Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 2 theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
GV có thể nói 1 số thông tin về Đội TNTP HCM cho HS biết
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc đề
- GV cho HS quan sát mẫu đơn trong sách giáo khoa.Nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.-GV gợi ý:
- Mẫu đơn gồm có các phần : -Quốc hiệu tiêu ngữ.
Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập làm văn tuần 1 Nói Về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Điền Vào Giấy Tờ In Sẵn (HCM) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu Niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(Bài tập 1). 2. Kĩ năng: Điền đúng nội dung vào mẫu “Đơn xin cấp thẻ đọc sách”(bài tập 2). 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Lưu ý: Giáo viên nói một số thông tin về Đội TNTP Hồ Chí Minh cho học sinh biết. * HCM: - Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. - Nội dung: Lời hứa “Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy”. Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào” (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút) - Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Giới thiệu bài – Ghi tựa. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1 : Nói về Đội Thiếu niên Tiền phong (12 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 1 theo yêu cầu. * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý (BT1). - Đội thành lập ngày nào ở đâu? - Những đội viên đầu tiên là ai? - Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? - Huy hiệu của đội thế nào? - Tên bài hát của Đội là gì? Tác giả là ai? - Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung. b. Hoạt động 2 : Điền vào tờ giấy in sẵn (12 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt bài tập 2 theo yêu cầu. * Cách tiến hành: GV có thể nói 1 số thông tin về Đội TNTP HCM cho HS biết Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc đề - GV cho HS quan sát mẫu đơn trong sách giáo khoa.Nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.-GV gợi ý: - Mẫu đơn gồm có các phần : -Quốc hiệu tiêu ngữ. -Nguyện vọng và lời hứa. - Gọi HS đọc bài viết.Cả lớp và GV nhận xét 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) : * HCM: Giáo dục học sinh noi gương Bác Hồ “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. - Gọi HS đọc đơn xin cấp thẻ đọc sách.Nêu một số câu hỏi về Đội. - Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác. - Hát vui. - 2 HS lập lại. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - Ngày 15-5-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng - Đội trưởng Nông Văn Dền và 4 đội viên khác: Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu. - Đội được mang tên Bác Hồ ngày 30-1-1970. - Vẽ một búp măng màu xanh khoẻ mạnh trên nền cờ Tổ Quốc. - Là Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác. - Đại diện các nhóm lên thi nói về tổ chức đội TNTP. -1 HS đọc yêu cầu BT2. - Cộng hoà..Độc lập.. - Địa điểm ngày, tháng, năm viết đơn - Tên đơn - Địa chỉ gửi đơn. - Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn. Tên và chữ ký của người làm đơn - Mỗi HS tự ghi vào mẫu đơn của mình nguyện vọng và lời hứa. - HS làm bài vào vở. - 3HS trả lời. @ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập làm văn tuần 2 Viết Đơn (HCM) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Có kiến thức ban đầu về viết đơn xin vào Đội. 2. Kĩ năng: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9). Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm văn.. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * HCM: - Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. - Nội dung: Noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác (liên hệ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút) Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút) Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội. b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu. * Cách tiến hành: Bài tập : - GV đọc yêu cầu bài. - Hướng dẫn HS cần viết đơn theo mẫu, nhưng có những nội dung không cần phải viết hoàn toàn theo mẫu. Phần nào trong đơn cần viết theo mẫu? Mở đầu,đơn phải viết tên Đội. Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn, tên của đơn, Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn. Lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu Ví dụ: Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội được đeo khăn quàng đỏ trên vai -Gọi một số HS đọc đơn.Cả lớp và GV nhận xét. -GV khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) : * HCM: Giáo viên giáo dục học sinh noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác. - Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành chính xác cách trình bày đơn. -Hát vui. . - 2 HS nêu. - 2 HS lập lại. 1 HS đọc lại,cả lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. - HS viết theo suy nghĩ của mình , khơng theo khuôn mẫu. - HS viết đơn vào vở : + Mở đầu viết tên Đội. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn: Đơn xin vào Đội. + Nơi nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường. + Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. + Chữ kí, họ tên người viết đơn. @ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập làm văn tuần 3 Kể Về Gia Đình - Điền Vào Giấy Tờ In Sẵn (MT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (Bài tập 1). 2. Kĩ năng: Biết viết “Đơn xin phép nghỉ học” đúng mẫu (Bài tập 2). 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình (trực tiếp). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút) Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút) Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Hoạt động 2 : Luyện tập (25 phút) * Mục tiêu : Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu. * Cách tiến hành: Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1. - Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ: + Gia đình em có mấy người, đó là những ai? + Công việc của mỗi người trong gia đình là gì? + Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào? + Bố mẹ em thường làm việc gì? + Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình. - Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu. Bài 2 : - GV nêu yêu cầu bài tập 2. - Nêu trình tự của lá đơn : + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm ,ngày ,tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn,tên của người nhận đơn. + Họ tên người viết đơn + . - GV chấm bài một số em, nêu nhận xét. 3. Hoạt động nối tiếp (5 phút) : * MT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình. Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn khi cần. -Nhận xét – Tuyên dương. Hát vui. - Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen. - Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể: Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ ... ác chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu. Tổ Ba của chúng cháu có tất cả 9 học sinh. Bạn Lâm, là tổ trưởng của chúng cháu và cũng là học sinh giỏi Toán nhất lớp. Tổ Ba chúng cháu ngồi ở dãy thứ hai tính từ cửa lớp vào. Ngồi ngay bàn đầu là bạn Ngọc và bạn Quỳnh, đây là “Đôi bạn cùng tiến” đạt thành tích học tập cao nhất của tổ trong tháng thi đua vừa qua. Ngồi bàn thứ hai là bạn Hương và bạn Trường, hai bạn được mệnh danh là hai “nghệ sĩ”của tổ Ba, bạn Hương hát rất hay, còn bạn Trường vẽ rất đẹp. Hai bạn đã đóng góp nhiều cho phong trào của tổ và của lớp cháu. Bốn bạn ngồi phía cuối tổ cháu là Tùng, Sơn, Thao và Tú. Trong đợt thi đua giành hoa điểm tốt tặng thầy cô nhân ngày 20 – 11 vừa rồi, tổ cháu đã đạt giải Nhất. Đó là nhờ công lao dạy dỗ của các thầy cô và sự đoàn kết cố gắng của tất cả các thành viên trong tổ. Chúng cháu rất yêu tổ của mình, yêu lớp, yêu trường và mong muốn được trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. - HS cả lớp nhận xét @ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập làm văn tuần 16 Nói Về Thành Thị - Nông Thôn (MT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng kể về thành thị, nông thôn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Lưu ý: Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ. * MT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương (trực tiếp). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập. Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới : trực tiếp. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút): Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ dựa vào gợi ý kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. b. Hoạt động 2: Kể về Thành thị - Nông thôn (27 phút) * Mục tiêu: Giúp các em biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn. * Cách tiến hành: Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị - Mời HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý trong SGK. - Yêu cầu HS chọn đề tài nông thôn hoặc thành thị. - Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi. - Mời 1 HS đọc lại. - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Theo dõi, giúp đỡ các em còn lúng túng - Gọi 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình. - Nhận xét về bài viết của HS 3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): * MT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - HS chọn - Trả lời miệng lần lượt các câu hỏi - Một HS đứng lên đọc mẫu. - Cả lớp làm vào vở. - 3 HS xung phong trình bày bài nói của mình: “Nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi. Quê em có cánh đồng rộng mênh mông cò bay thẳng cánh. Dòng sông Nhuệ bốn mùa xanh mát chảy ven làng em. Nhà cửa ở quê không cao và san sát như nhà thành phố. Nhà nào cũng có vườn cây. Không khí ở quê thật trông lành và mát mẻ. Khi về thành phố, em cứ nhớ mãi những buổi chiều được cùng các bạn cưỡi trâu, thả diều trên đê.” “Nhân dịp nghỉ hè bố cho mình ra thăm thành phố Đà Nẵng, mình thật ngỡ ngàng dọc các con đường người và xe cộ qua lại tấp nập như đi hội.Những hàng cây cổ thụ hai bên đường cao vút tỏa bóng xuống lòng đường mát rượi. Nhà cửa mới đẹp làm sao! Những ngôi nhà cao tầng nằm san sát bên nhau, hầu như nhà nào cũng có cửa hiệu bày bán rất nhiều mặt hàng. Cuộc sống ở đây thật là sôi động. Mình nhớ nhất là được vào công viên, nơi đây có rất nhiều cảnh đẹp và trò chơi vui mắt, nào là cầu trượt , nào là đu quay... Ở thành phố thật là vui, mình mong cho đến hè, lại được ra thành phố để thăm chơi.” - Cả lớp nhận xét. @ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... Ngày dạy: thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm 201... Tập làm văn tuần 17 Viết Về Thành Thị - Nông Thôn (MT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố viết thư và kể về Thành thị - Nông thôn. 2. Kĩ năng: Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * MT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương (trực tiếp). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động (5 phút): - Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập. Nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới : trực tiếp. 2. Các hoạt động chính : a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết thư (8 phút) * Mục tiêu: Giúp các HS biết kể được những điều mình biết về thành thị, nông thôn. * Cách tiến hành: - Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. - Em cần viết thư cho ai? - Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. - Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành. - Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV cũng có thể treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của bức thư và cho HS đọc. - Gọi 1 HS làm bài miệng trước lớp. b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút) * Mục tiêu: HS viết được lá thư đúng yêu cầu của bài vào vở * Cách tiến hành: - Yêu cầu cả lớp làm bài. - Theo dõi, giúp đỡ các HS yếu. - Gọi 5 HS đọc bài của mình trước lớp. Nhận xét, cho điểm 3. Hoạt động nối tiếp : * MT: Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương. - Nhắc lại nội dung bài học. - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc trước lớp. - Viết thư cho bạn. - Nghe GV hướng dẫn cách làm bài. - 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung. - Cả lớp làm vào vở. - 5 HS xung phong đọc bài của mình trước lớp: Quỳnh Hương xa nhớ! Dạo này cậu có khoẻ không? Sắp hết học kì I rồi, cậu ôn bài được nhiều chưa? Tớ chúc cậu khoẻ mạnh và thi học kì đạt kết quả cao. Quỳnh Hương biết không, tớ có một chuyện rất thú vị muốn kể cho cậu nghe. Tháng vừa qua, đội văn nghệ của trường tớ được đi biểu diễn ở Hà Nội, tớ cũng được đi đấy. Hà Nội đẹp và náo nhiệt lắm. Nhà nào cũng cao, to và san sát nhau. Đường phố có nhiều cây cổ thụ, bồn hoa trông thật thích mắt. Người, xe đi lại tấp nập. Đêm xuống, thành phố lung linh dưới ánh đèn. Mọi người ở thành phố đi ngủ muộn hơn ở quê mình, 10 giờ đêm phố xá vẫn đông vui. Chuyến đi thật thú vị, cả đội văn nghệ của tớ đều ao ước sẽ được trở lại thủ đô. Còn Hương, cậu đã có dịp nào đi thăm thủ đô hay một thành phố, làng quê nào chưa? Cậu kể cho mình nghe về những nơi đó vào thư sau với nhé. Tớ rất thích tìm hiểu về mọi miền quê trên đất nước mình. Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư sớm cho tớ nhé. Chào thân ái! Cu Tèo - Cả lớp nhận xét. @ RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: