I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
2. Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện, tranh minh họa truyện vui
Bảng lớp viết sẵn gợi ý của BT2
Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2005 GV : Bùi Thu Thuỷ Lớp : 3K Kế hoạch dạy học – Môn Tiếng Việt Phân môn : Tập làm văn Tiết 15: Nghe – kể : Giấu cày Giới thiệu về tổ em I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài. Rèn kĩ năng viết : Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện, tranh minh họa truyện vui Bảng lớp viết sẵn gợi ý của BT2 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Đồ dùng 2’ A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại câu chuyện : Tôi cũng như bác - Giới thiệu về tổ của em * Kiểm tra, đánh giá - HS thực hiện - HS khác nhận xét - GV đánh giá 1’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Hôm nay, cô sẽ kể câu chuyện Giấu cày, các con chú ý lắng nghe để còn kể lại thật hay. Sau đó chúng ta sẽ viết một đoạn văn giới thiệu về hoạt động của tổ . * Trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài - HS ghi vở 17’ 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Nghe và kể lại câu chuyện Giấu cày. Giấu cày Có một bác nông dân đang miệt mài cày ruộng, đã quá trưa, bỗng vợ gọi về ăn cơm. Bác hét thật to: Để tôi giấu cày vào bụi đã! Vợ bác liền trách: Giấu cày mà mình la to như thế thì kẻ gian sẽ biết chố lấymất cày ! Sau khi ăn cơm xong, bác ra ruộng nhưng không thấy cày đâu, bác ta liền chạy về nhà. Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, bác mới ghé sát vào tai vợ thì thầm : Nó lấy mất cày rồi ! - GV kể chuyện : giọng vui, khôi hài. Gợi ý: - Bác nông dân đang ở đâu ? (ở ngoài ruộng) - Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ? ( hét to : để tôi giấu cái cày vào bụi đã) - Vì sao bác bị vợ trách ? ( vì như thế kẻ gian sẽ biết chỗ mà lấy mất cày) - Khi thấy mất cày, bác làm gì ? (Nhìn trước, nhìn sau không thấy ai, bác mới ghé sát vào tai vợ thì thầm : Nó lấy mất cày rồi !) ã Kể mẫu ã Kể theo nhóm ã Kể thi trước lớp Câu hỏi: - Trong câu chuyện này có gì đáng cười? ( khi đáng nói nhỏ lại nói to. Khi đáng nói to lại nói nhỏ. Giấu cày phải bí mật thì lại hét toáng lên, kẻ trộm biết. Mất cày, đáng lẽ phải kêu to lên để mọi người biết mà mách cho tên trộm đang ở đâu thì lại nói thầm.) * Trực quan, thảo luận nhóm,vấn đáp - 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý - GV kể chuyện 2 lần - HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi gợi ý - HS khác bổ sung - GV nhận xét, chốt - HS xung phong kể lại câu chuyện – GV gợi ý, giúp đỡ - HS khác nhận xét - GV nhận xét - HS kể theo nhóm 4 - HS thi kể - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, hỏi - HS trả lời - HS khác bổ sung - GV và HS bình chọn người kể hay nhất 13’ Bài 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em. - Lưu ý : không cần viết như giới thiệu với khách tới thăm ã Giới thiệu miệng ã Viết bài ã Chấm, chữa bài * Trực quan, vấn đáp, luyện tập - HS đọc đề bài - 2 HS giới thiệu miệng - HS khác nhận xét - GV nhận xét - HS viết bài - HS đọc bài của mình - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chấm điểm 2’ C. Củng cố – dặn dò + Kể lại câu chuyện cho mọi người - GV nhận xét tiết học, dặn dò Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ..........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: