I.Mục đích yêu cầu:
_ Dựa vào gợi ý kể lại được truyẹn vui :Tôi cũng như bác, tìm chi tiết gây cười của câu chuyện.
_ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
_ Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
II.Chuẩn bị:
1. Giáo viên:_Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng.
2.Học sinh :_Chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: TẬP LÀM VĂN TUẦN : 14 Bài : TÔI CŨNG NHƯ BÁC-GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG Ngày thực hiện : I.Mục đích yêu cầu: _ Dựa vào gợi ý kể lại được truyẹân vui :Tôi cũng như bác, tìm chi tiết gây cười của câu chuyện. _ Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. _ Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên:_Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng. 2.Học sinh :_Chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. III.Hoạt động lên lớp: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 5’ 15’ 1. Khởi dộng : Hát bài hát 2. Kiểm tra bài cũ: Trả lời và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13. 3. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Trong giờ Tập làm văn các em nghe và kể lại truyện vui:Tôi cũng như bác. Sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện. (Phương pháp đàm thoại, luyện tập) _Giáo viên kể chuyện 2 lần. _Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo? _ Ông nói gì với người đứng bên cạnh? _Người đó trả lời ra sao? _Câu trả lời có gì đáng buồn cười? _Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. _Yêu cầu học sinh thực hành kể chuyện trước lớp. - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. - Nghe giáo viên kể chuyện. - Vì nhà văn quên không mang kính. - Ông nói :Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với. -Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi,vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ” -Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ. -1 học sinh khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. -2 học sinh ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. -3 đến 5 học sinh thực hành kể trước lớp. Nội dung câu chuyện: Tôi cũng như bác. Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ: Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với! Người kia buồn rầu đáp: Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chũ. 15’ Hoạt động 2 : Kể về hoạt động của tổ em.(Phương pháp đàm thoại, giảng giải) _Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài thứ 2. _Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì? _Em giới thiệu những điều này với ai? _Gọi 1 học sinh khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài. _Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 học sinh và yêu cầu học sinh tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ. -1 học sinh đọc yêu cầu, 1 học sinh đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài. -Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. -Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. 1 học sinh nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung nếu cần. -Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số học sinh trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình. 4.Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học. 5.Dặn dò : _ Học sinh về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình. _ Chuẩn bị bài: Giấu cày – Giới thiệu về tổ em . * Các ghi nhận, lưu ý : ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: