Giáo án Thể dục 3 tuần 30 đến 35

Giáo án Thể dục 3 tuần 30 đến 35

KẾ HOẠCH DẠY – HỌC

Tập đọc – kể chuyện

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

GD kĩ năng sống

I. Mục tiêu cần đạt:

TĐ: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Luc-xăm-bua.

KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).

II. Các kĩ năng sống:

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp

- Tư duy sáng tạo

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục 3 tuần 30 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc – kể chuyện 
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
GD kĩ năng sống
I. Mục tiêu cần đạt:
TĐ: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Luc-xăm-bua. 
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II. Các kĩ năng sống:
Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp
Tư duy sáng tạo
III. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Thảo luận nhóm đôi – chia sẻ; trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Gọi HS lên bảng đọc bài “Tin thể thao “ 
- Nhận xét ghi điểm. 
2/- HS: Dụng cụ học tập.
V. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc và TLCH bài: “Lời kêu gọi ..thể dục.”.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
 * Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu lần 1 (giọng cảm động, nhẹ nhàng)
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài. Theo dõi, nhận xét sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi, cách thể hiện giọng đọc.
- Cho HS đọc chú giải SGK
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
 - Gọi HS đọc đoạn 1:
1, Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc -xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặpnh ưng4 điều gì bất ngờ thú vị?
2, Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
- Gọi HS đọc đoạn 2:
3, Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- Gọi HS đọc đoạn 3:
4, Em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
TIẾT 2:
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Treo bảng phụ (ghi đoạn văn). GV đọc mẫu, gạch nhịp, gạch chân từ gợi tả.
- Gọi HS đọc theo HD.
Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Kể chuyện:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV HD kể:
+ Câu chuyện kể theo lời của ai?
+ Cách kể như thế nào?
- Cho HS kể mẫu trước lớp (cá nhân, nhóm).
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số. Hát vui.
- 2, 3 HS đọc + TLCH
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
- Dò bài
+ HS đọc nối tiếp câu, đoạn.(mỗi em 1 câu, đoạn)
+ HS thi đua đọc theo nhóm (mỗi nhóm 3 em)
- 2, 3 HS đọc.
- HS đọc.
1, Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt . .. . .Việt Nam Hồ Chí Minh.
2, Vì cô giáo lớp 6 A đã từng ở Việt Nam . Cô thích Việt Nam dạy học trò mình biết tiếng Việt . . . . in- tơ- nét.
3, Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì.
4, Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam/............
- Quan sát + lắng nghe.
- HS đọc (Cá nhân, nhóm).
- Đọc yêu cầu.
- Lắng nghe
+ Lời của một thanh viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
+ Kể khách quan, biết về cuộc gặp gỡ và kể lại.
- HS kể cá nhân, nhóm.
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
(bình chọn bạn kể hay, đúng ND truyện).
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc 
Một mái nhà chung
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. (trả lời được các CH 1, 2, 3; thuộc 3 khổ thơ đầu).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc và TLCH bài: “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua”.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
* HĐ1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HD đọc + giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc câu, đoạn, cả bài.
Nhận xét, sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi.
- Gọi HS đọc chú giải SGK.
* HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc 3 khổ thơ đầu:.
1, Ba khổ thơ đầu nói lên những mái nhà riêng của ai?
2, Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu?
3, Mái nhà chung của muôn vật là gì?
4, Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
* HĐ3: Luyện đọc HTL:
- Treo bảng phụ lên bảng.
- GV đọc mẫu: Gạch nhịp, gạch chân tư gợi tả.
- Gọi HS đọc: Cá nhân, nhóm.
Nhận xét, ghi điểm. 
 4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- 2, 3 em đọc và TLCH.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Lắng nghe
Cả lớp đọc tên bài
- Dò bài
- HS đọc nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ).
- HS thi đọc theo nhóm. (Mỗi nhóm 6 em)
- HS đọc đồng thanh.
- 2, 3 HS đọc.
- HS đọc.
1, Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
2, Mái nhà của chim/ lợp nghìn lá biếc.
 Mái nhà của dím/ sâu trong lòng đất.
 . . .. . . . . . . . .. .. . . . .. . . . ........
3, Là bầu trời xanh.
4, Hãy yêu mái nhà chung. Hãy sống hòa bình dưới mái nhà chung. Hãy gìn giữ, bảo vệ mái nhà chung.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS thi đọc HTL cá nhân.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc – kể chuyện 
Bác Sĩ Y-ec-xanh
I. Mục tiêu cần đạt:
TĐ: - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
KC: Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa.
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
- Đặt câu hỏi; trình báy 1 phút; đóng vai.
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Gọi HS lên bảng đọc bài “Tin thể thao “ 
- Nhận xét ghi điểm. 
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc và TLCH bài: “Một mái nhà chung”.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
* Hoạt động 1: Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu lần 1 (giọng chậm rãi, thể hiện tốt lời nhân vật)
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Cho HS luyện đọc câu, đoạn, bài. Theo dõi, nhận xét sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi, cách thể hiện giọng đọc.
- Cho HS đọc chú giải SGK
* Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
 - Gọi HS đọc đoạn 1:
1, Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ?
- Gọi HS đọc đoạn2:
2, Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà?
- Gọi HS đọc đoạn3:
3, Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp ?
4, Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh ?
5, Theo em, vì sao Y-éc-xanh ở lại Nha Trang ?
TIẾT 2:
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại:
- Treo bảng phụ (HD luyện đọc).
- GV đọc mẫu, gạch nhịp, ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng.
- Gọi HS đọc theo HD và phân vai.
Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Kể chuyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HD HS kể theo tranh (ND tranh).
Khi kể theo vai bà khách (đổi từ: “Bà khách” thành “tôi”; từ “họ” thành “chúng tôi”
- Cho HS kể mẫu từng đoạn.
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét, ghi điểm..
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số. Hát vui.
- 2, 3 HS đọc + TLCH
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
- Dò bài
+ HS đọc nối tiếp câu, đoạn.
+ HS đọc nối tiếp đoạn (mỗi em 1 đoạn)
+ HS thi đua đọc theo nhóm (mỗi nhóm 4 em)
- 2, 3 HS đọc.
- HS đọc.
1, Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
2, Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-ec-xanh là người sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba.
3, Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
4, Tôi là người Pháp. Mãi mãi là người Pháp.Người ta không thể nào sống mà không có Tổ Quốc.
5, Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam.
- Quan sát + lắng nghe.
- HS đọc phân vai (mỗi nhóm 3 em): Người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh.
- HS đọc 
+ Tranh 1: Bà khách ao ước được gặp bác sĩ.
+ Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ thật giản dị.
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tính nhân loại cao cả của bác sĩ.
- HS kể theo nhóm (mỗi nhóm 1 tranh)
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tập đọc 
Bài hát trồng cây
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc và TLCH bài: “Bác sĩ Y-éc-xanh”.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Khai thác nội dung
* HĐ1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu bài thơ.
- HD đọc + giải nghĩa từ khó
- Cho HS đọc nối tiếp câu, đoạn, bài thơ.
Nhận xét, sửa sai phát âm, ngắt nghỉ hơi, cách thể hiện giọng đọc.
- Gọi HS đọc chú giải SGK.
* HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đồng thanh bài thơ.
1, Cây xanh mang lại những gì cho con người?
2, Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
3, Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong bài thơ? Cách lặp ấy có tác dụng gì?
* HĐ3: Luyện đọc lại:
 ... V: - Phiếu ghi tên bài tập đọc.
- Giấy để viết thông báo.
- Bảng phụ viết mẫu của thông báo.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Thực hành:
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- Cho HS đọc thầm lại bài: “Chương trình xiếc đặc sắc”.
- Nhắc HS:
+ Mỗi em cần đóng vai người tổ chức buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo.
+ Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo.
- Cho HS thực hành viết bài vào giấy A4 và gọi HS đọc bảng thông báo.
Nhận xét, khen ngợi.
- Cho HS thực hành viết vào vở.
Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Thu 1 số bài chấm + nhận xét.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS đọc bài và TLCH
- Các HS khác nhận xét bổ sung
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
Bài 2: 
- Đọc yêu cầu bài.
- Lắng nghe gợi ý.
- Thực hành viết thông báo.
VD:
Liên đội lớp 3 chào các bạn đến với chương trình liên hoan văn nghệ với các tiết mục đặc sắc (hát múa kịch).
Địa điểm tại trường: Thị Trấn 1. 
Thời gian: 7 giờ 30 phút.
+ Xin mời toàn thể các bạn trong liên đội lớp cũng như các bạn liên đội khác đến dự buổi liên hoan văn nghệ.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì II (tiết 2)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc trong SGK 
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
- Nhận xét ghi điểm
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Thực hành:
 Baøi 2 : Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu và cho HS thảo luận nhóm điền kết quả vào phiếu BT.
- Đại diện dán kết quả.
Nhận xét, khen ngợi.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS đọc bài và TLCH
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
Baøi 2 : Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:
- HS đọc.
a) Bảo vệ Tổ Quốc:
+ Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ Quốc: đất nước, non sông, nước nhà, đất mẹ,........
+ Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, tuần tra trên biển, chiến đấu.......
b) Sáng tạo:
+ Từ ngữ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư, . . . . 
+ Từ ngữ chỉ hoạt động trí thức: nghiên cứu khoa học, giảng dạy, khám bệnh, . . . .
c) Nghệ thuật: 
+ Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật: Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn....
+ Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật: Ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, . . .
+ Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: Âm nhạc, hội họa, văn học, kiến trúc, điêu khắc, . . .
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì II (tiết 3)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về KN đọc như tiết 1.
- Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (tốc độ viết khoảng 70 chữ/15 phút); không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) HD nghe viết:
- GV đọc bài thơ: Nghệ nhân Bát Tràng.
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
+ Trong bài cần viết hoa những chữ nào?
- Cho HS luyện viết một số từ khó.
Nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
Theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, cách trình bày của HS .
- GV thu 1 số vở chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS lên bảng đọc bài + TLCH theo yêu cầu của GV.
- Lớp lắng nghe giáo .
- Quan sát tranh.
- Dò bài.
- 2 HS đọc.
+ Thể thơ lục bát.
+ Đầu mỗi dòng thơ, tên riêng.
- Viết bảng con: Lũy tre, tròn trĩnh, lất phtấ, nghệ nhân
- Lắng nghe, viết bài vào vở.
- Nộp vở, HS dưới lớp đổi vở nhau kiểm tra lỗi chính tả.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 4)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về KN đọc như tiết 1.
- Nhận biết các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa, các cách nhân hóa (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/ - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
- Phiếu BT các nhóm BT2.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) * HĐ1: Thực hành:
Bài tập 2:
- GV đọc yêu cầu bài; đọc bài thơ, quan sát tranh.
- Cho lớp đọc bài thơ + thảo luận, ghi kết quả vào phiếu BT.
Nhận xét, khen ngợi.
b) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Nhận xét, khen ngợi.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS đọc bài và TLCH
- Lớp lắng nghe .
- Quan sát tranh.
Bài tập 2:
- Thảo luận + trình bày.
Những con vật được nhân hoá
Từ ngữ nhân hoá con vật
Các con vật được gọi
Các con vật được tả
Cua càng
Thổi xôi, đi hội, cõng nồi
Tép
cái
Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng
Ốc
cậu
Vặn mình, pha trà
Tôm
chú
Lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng.
Sam
bà
Dựng nhà
Còng
bà
Dã Tràng
ông
Móm mém, rụng hai răng, khen xôi dẻo.
- HS trả lời.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 5)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về KN đọc như tiết 1.
- Nghe - kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng .(BT2). 
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: - Phiếu ghi tên các bài TĐ.
- Bảng phụ ghi gợi ý câu chuyện.
- Tranh minh họa câu chuyện.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Thực hành:
Bài 2: 
- GV cho HS đọc bài và câu hỏi gợi ý.
- Cho HS quan sát tranh minh họa
- GV kể mẫu lần 1 + hỏi:
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
+ Chú sử dụng con ngựa như thế nào?
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
- GV kể mẫu lần 2.
- Gọi HS kể theo nhóm, cá nhân.
Nhận xét, ghi điểm.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS đọc bài và TLCH
- Lớp lắng nghe .
- Quan sát tranh.
- HS đọc.
- Quan sát.
- Lắng nghe + trả lời.
+ Để đi làm một công việc khẩn cấp.
+ Chú đắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
+ Vì chú nghĩ là ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm được hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy do vậy sẽ nhanh hơn.
- Lắng nghe.
- HS kể trước lớp (nhóm, cá nhân)
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 6)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Mức độ, yêu cầu về KN đọc như tiết 1.
- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai (BT2).
II. Phương pháp kĩ thuật dạy – học:
Thảo luận nhóm; Trình bày một phút; Viết tích cực
III. Phương tiện dạy – học:
1/- GV: 7 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 19 - 34.
2/- HS: Dụng cụ học tập.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, bốc thăm đọc bài.
Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) HD nghe viết:
- GV đọc bài CT: Sao Mai.
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Bài thơ gồm mấy khổ thơ?
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
+ Trong bài cần viết hoa những chữ nào?
- Cho HS luyện viết một số từ khó.
Nhận xét, sửa sai.
- GV đọc cho HS viết vào vở.
Theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, cách trình bày của HS .
- GV thu 1 số vở chấm và nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét 
- Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo sĩ số
- Hát vui.
- HS đọc bài và TLCH
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Quan sát tranh.
- Dò bài.
- 2 HS đọc.
+ 3 khổ thơ.
+ Thể thơ 4 chữ.
+ Đầu mỗi dòng thơ, tên riêng.
- Viết bảng con: Choàng, nhóm, mải miết
- Lắng nghe, viết bài vào vở.
- Nộp vở, HS dưới lớp đổi vở nhau kiểm tra lỗi chính tả.
- Nêu nội dung bài học
- 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.
F Rút kinh nghiệm: 	
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 7)
Kiểm tra đọc
KẾ HOẠCH DẠY – HỌC
Tiếng Việt
Ôn tập cuối kì I (tiết 8)
Kiểm tra viết

Tài liệu đính kèm:

  • docTD Lop 3 T 30 35.doc