Giáo án Thể dục lớp 3 - Tuần 18 đến tuần 35

Giáo án Thể dục lớp 3 - Tuần 18 đến tuần 35

I – MỤC TIÊU :

- Ôn các bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.

- Học trò chơ “ Thỏ nhảy”. Ỵêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu.

II – MỤC TIÊU, PHƯƠNG TIỆN

 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

 - Phương tiện : Còi, dụng cụ, kẽ sẵn các vạch, dụng cụ cho luyện tập bài tập RLTTCB và trò chơi.

II – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

Nội dung và phương pháp lên lớp Định lượng Đội hình tập luyện

 

doc 32 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2478Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục lớp 3 - Tuần 18 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37
TRÒ CHƠI “ THỎ NHẢY”
I – MỤC TIÊU :
- Ôn các bài tập RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
- Học trò chơ “ Thỏ nhảy”. Ỵêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu.
II – MỤC TIÊU, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
 - Phương tiện : Còi, dụng cụ, kẽ sẵn các vạch, dụng cụ cho luyện tập bài tập RLTTCB và trò chơi.
II – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học :
- Đứng vỗ tay và hát :
- Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” :
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp :
2. Phần cơ bản
- Ôn các bài tập RLTTCB :
+ GV cho HS ôn lại các động đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vuợt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác thực hiện ( 2 – 3 lần) x (10 – 15m). Lớp tập theo đội hình 2 -3 hàng dọc, theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2m.
+ GV có thể cho HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định. 
- Làm quen với trò chơi “ Thỏ nhảy” :
+ GV nêu tên trò chơi, có thể hỏi HS về con thỏ và cách nhảy của thỏ, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi.
+ GV làm mẫu, rồi cho các em bật nhảy thử bằng hai chân bắt chước cách nhảy của con thỏ. Có thể cho từng hàng chơi thử 1 – 2 lần, sau đó GV nhận xét và chỉ dẫn kịp thời để HS nắm chắc được cách chơi, sau đó cho tập theo đơn vị có thi đua với nhau.
+ Nhắc các em khi nhảy phải nhảy thẳng hướng, động tác phải nhanh, mạnh khéo léo. Chân khi chạm đất phải nhẹ nhàng, hơi chùng gối để tránh chấn thương.
+ Trước khi tập chú ý cho HS khởi động kĩ khớp cổ chân, đầu gối và hướng dẫn cách bật nhảy, cách tiếp đất để tránh chấn động mạnh. Có thể cho HS tập trước động tác nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà, rồi mới bật nhảy liên tục và tiếp xúc đất một cách nhẹ nhàng.
 Cách chơi : Khi có lệnh của GV, các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước ( chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân trước và hơi khụyu gối). Bật nhảy 1 – 3 lần liên tục, ai bật xa nhất người đó thắng. Hàng thứ nhất thực hiện xong về đứng ở cuối hàng, hàng thứ hai tiếp tục, cứ như vậy cho đến hết.
- Hướng dẫn cách chơi khác : Kẻ vạch chuẩn bị cách vạch xuất phát 1m, vạch đích cách vạch xuất phát 5 – 7m. HS đứng thành 3 – 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 0,8 – 1m. Khi có lệnh bắt đầu 3 – 4 em thi nhau bật nhảy kiểu con thỏ, ai nhảy đúng, nhanh về đích sớm nhất, người đó thắng. Hết nhóm nọ đến nhóm kia thực hiện, nhóm nào thực hiện xong về đứng cuối hàng, cứ như vậy cho đến hết.
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát :
- Đi thành vòng tròn xung quanh sân tập hít thở sâu :
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét:
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà :
1 – 2ph
1ph
2ph
1ph
12 – 14ph
10 – 12ph
1ph
1ph
1 – 2ph
1ph
Bài 38
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ THỎ NHẢY”
I – MỤC TIÊU :
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, triển khai đội hình để tập bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện thuần thục kĩ năng này ở mức tương đối chính xác.
 - Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy” . Yêu cầu biết cách chơi và chơi ở mức bắt đầu có sự chủ động.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tậo luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập RLTTCB và chơi trò chơi.
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học :
- HS chạy chậm thành hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV:
- Trò chơi “ Chui qua hầm” :
2. Phần cơ bản
- Ôn tâp hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số :
+ Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác :
+ Tập luyện theo các tổ ở các khu vực được phân công, HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đi đến từng tổ sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện.
* Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV :
- Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy” :
 Nêu tên trò chơi và tóm tắt cách chơi. Có thể hướng dẫn lại cách bật nhảy trước khi chơi, khi bật nhảy phải bật bằng cả hai chân và khi rơi xuống đất cũng tiếp xúc đất bằng cả hai chân cùng một lúc. GV điều khiển và làm trọng tài cuộc chơi.
3. Phần kết thúc
- Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi 
vừa thả lỏng, hít thở sâu :
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét :
- GV giao bài tập về nhà : Ôn các động tác RLTTCB đã học.
1 – 2ph
1ph
1ph
12 – 15ph
2 – 3 lần
1 – 2lần
7 – 9ph
1 – 2ph
2 – 3ph
Bài 39 
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I – MỤC TIÊU
- Oân tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đố chủ động.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tậo luyện.
 - Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ kẻ sẵn các vạch cho tập luyện bài tập RLTTCB và chơi trò chơi.
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học :
- HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập :
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp :
- Trò chơi “ Có chúng em” hoặ một trò chơi nào đó do GV và HS tự chọn :
2. Phần cơ bản 
 -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc:
+ Chia số HS trong lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV đi lại quan sát hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt.
+ Thi đua tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc, lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. tổ nào tập đều. Đúng, đẹp, tập hợp nhanh được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh các tổ thắng.
* Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại các động tác vừa ôn :
- Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” :
 Cho HS khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhảy rồi mới chơi. Các tổ tiếp tục chơi thi đua với nhau, GV trực tiếp điều khiển, nhắc nhở, đề phòng không để xảy ra chấn thương.
 Sau mỗi lần chơi HS có thể thay đổi hình thức và cách chơi khác cho thêm phần sinh động.
3. Phần kết thúc
- Đứng thường theo nhịp và hát :
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét:
- GV nhận xét, giao bài tập về nhà : Ôn động tác đi đều bước.
1 – 2ph
1ph
1ph
1ph
12 – 15ph
1lần
6 – 8ph
2 – 3ph
2ph
Bài 40
TRÒ CHƠI “ LÒ CÒ TIẾP XÚC”
I – MỤC TIÊU
- Ôn động tác đi đều theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện được ỡ mức động tác tương đối đúng.
- Học trò chơi “ Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tậo luyện.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các ô, vạch tập luyện ĐHĐN và trò chơi “ Qua đường lội” ;“ Lò cò tiếp sức”. 
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
 Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học:
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát :
* Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, gối, vai, hông :
- Trò chơi “ Qua đường lội” :
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho các em chơi theo đội hình hàng dọc.
Cách chơi : Khi có lệnh “ Đến trường!” HS lần lượt vượt qua vạch giới hạn bước vào các ô giả làm các viên đá để đi đến trường. Khi tất cả HS đã vượt qua đoạn đường đó, GV hô tiếp “ Về nhà!”, HS lại lần lượt đi từ trường về nhà, Ai bứơc ra ngoài các ô coi như là bị “ngã”.
2. Phần cơ bản 
- Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc :
Lần đầu GV chỉ huy, những lần sau cán sự điều khiển, GV nhắc nhở những em thực hiện chưa chính xác. * Thi giữa các tổ xem tổ nào trình diễn có nhiều người làm đúng động tác đều và đẹp nhất :
- Làm quen trò chơi “ Lò cò tiếp sức” :
 Tập trước động tác lò cò của từng chân, cách nhún của chân và phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò , rồi mới tập động tác lò cò liên tục và tiếp xúc đất một cách nhẹ nhàng.
 Khi HS tập thuần thục những động tác riêng lẻ nói trên rồi mới cho cả lớp thử chơi một lần, hướng dẫn thêm những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi, sau đó mới chơi chính thức.
 Khi HS chơi, nhắc nhở các em nhảy lò cò bằng một chân tiến về phía trước, khi vòng qua mốc (vòng tròn có lá cờ cắm ở giữa) không được giẫm vào vòng tròn, sau đó nhảy lò cò trở lại vạch xuất phát và vỗ vào tay bạn tiếp theo. Em này nhanh chóng nhảy lò cò như em thực hiện trước và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy lò cò xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
 Những trường hợp phạm quy của trò chơi:
 + Xuất phát trước lệnh của GV.
 + Không nhảy lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn.
 + Không nhảy lò cò mà chạy hoặc nhảy lò cò lại để chạm chân co xuống đất.
 + Người trước chưa về ... GV làm trọng tài. Quá trình chơi, GV yêu cầu các em phải thực hiện đúng theo quy định, không được lam tắt, không được làm bóng lăn ra ngoài vòng. 
3. Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu 
- GV cùng HS hệ thống lại bài :
- GV nhận xét giờ học :
- GV giao bài tập về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân.
1 – 2ph
1ph
 4 – 5ph
5 – 7ph
4 – 5ph
6 – 8ph
1 – 2ph
2 – 3ph
1 – 2ph
Bài 67
ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG
THEO NHÓM 2 – 3 NGƯỜI – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I – MỤC TIÊU
- Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người. Yêu cầu biết cách thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật”. Yêu cầu biết cách chơi tương đối chủ động.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện : Chuẩn bị 2 – 3 em 1 quả bóng 2 em một dây nhảy và sân cho trò chơi “ Chuyển đồ vật” .
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học : 
- Tập bài TD PTC, liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp:
- Chạy chậm xung quanh sân :
* Chơi trò chơi “ Chim bay cò bay” :
2. Phần cơ bản 
- Ôn động tác tung, bắt bóng tại chỗ và di chuyển theo nhóm 2 – 3 người “ : 
 HS thực hiện động tác tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2 -3 người, chú ý tung bóng khéo léo, đúng hướng, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để tại chỗ hoặc di chuyển bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mới chuyển sang động tác tung bóng đi cho bạn.
 Khi HS tập tương đối thành thạo động tác tung và bắt bóng, GV có thể cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau khoảng 2 – 4m và tung bóng qua lại cho nhau. Khi mới tập, từng đôi di chuyển chầm chậm và lần lượt tung, bắt bóng, cố gắng tung và bắt bóng chính xác.
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
HS nhảy dây kiểu chụm hai chân theo khu vực quy định.
- Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” :
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi một cách ngắn gọn. Sau đó chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi với nhau, GV làm trọng tài. Chơi 2 – 3lần, lần thứ 2 hoặc thứ 3, GV tăng thêm 3 quả bóng và 3 mẫu gỗ, đòi hỏi các em phải khéo léo hơn trong khi chuyển nhiiểù đồ vật cùng một lúc. Tổ chức thi đua giữa các tổ với nhau.
3. Phần kết thúc
- Đứng thành vòng tròn, làm động tác cúi người thả lỏng hít thở sâu :
- GV cùng HS hệ thống lại bài :
- GV nhận xét giờ học :
- GV giao bài tập về nhà : Ôn tung và bắt bóng cá nhân để chuẩn bị kiểm tra.
1 – 2ph
1 lần
1 – 2ph
 1 – 2ph
8 – 10ph
4 – 6ph
6 – 8ph
1 – 2ph
2 – 3ph
1 – 2ph
Bài 68
KIỂM TRA VÀ BẮT BÓNG – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I – MỤC TIÊU
- Kiểm tra động tác tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” hoặc trò chơi dân gian ở địa phương ( do GV chọn). Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 3 em 1 quả bóng và sân chơi cho trò chơi .
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra : 
- Chạy chậm xung quanh sân ( 200 – 300m) .
- Tập bài TD PTC, liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp :
* Chơi trò chơi “ Kết bạn ” :
2. Phần cơ bản 
- Kiểm tra tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 em : 
 Mỗi lần từ 2 – 3 em HS thực hiện động tác tung bắt bóng, khoảng cách giữa các em khoảng 2 – 4m. Các em tung và bắt bóng qua lại với nhau, cố gắng không để bóng rơi.
Cách đánh gía : Theo 2 mức Hoàn thành ( hoàn thành tốt và hoàn thành) và Chưa hoàn thành.
+ Hoàn thành : Trong 1 lượt thực hiện, mỗi em tung bóng được 2 lần đúng và bắt được bóng 2 lần, động tác tung và bắt bóng phối hợp nhịp nhàng khéo léo.
Tung bóng đúng là khi tung bóng không được mạnh hoặc nhẹ quá, không cao hoặc thấp quá, bóng bay không bị lệch hướng. Nếu những em nào thực hiện được theo yêu cầu trên và có nhiều cố gắng trong tập luyện, được đánh giá là hoàn thành tốt.
+ Chưa hoàn thành : Bắt được bóng dưới 2 lần, tung bóng có nhiều sai sót, động tác phối hợp không nhịp nhàng, thiếu cố gắng trong tập luyện.
 * Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật”:
 GV nêu tên trò chơi, sau đó chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi đua với nhau, GV làm trọng tài.
 3. Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu :
- GV nhận xét phần kiểm tra, tuyên dương và nhắc nhở HS :
- GV giao bài tập về nhà : Những em chưa hoàn thành động tác tung bắt bóng cần tích cực ôn luyện để đạt đến mức hoàn thành.
1 – 2ph
1 lần
1ph
18 – 20ph
5 – 7ph
1 – 2ph
2 – 3ph
Bài 69
ÔN NHẢY DÂY – TUNG VÀ
 BẮT BÓNG – TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
I – MỤC TIÊU
- Ôn nhảy dâykiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” hoặc trò chơi dân gian ở địa phương. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II . ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện : Chuẩn bị 3 em 1 quả bóng 2 em một dây nhảy và sân chơi cho trò chơi “ Chuyển đồ vật”.
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra : 
- Tập bài TD PTC, liên hoàn, mỗi động tác 2 x 8 nhịp :
* Chơi trò chơi HS ưa thích :
- Chạy chậm xung quanh sân ( 200 – 300m)
2. Phần cơ bản 
- Tổ chức kiểm tra cho những HS chứ hoàn thành các động tác đã học trong năm :
 Những HS đạt mức Chưa hoàn thành các nội dung trong năm học sẽ được kiểm tra lại. Cách kiểm tra và đánh gía tương tự như các bài kiểm tra cho các lớp.
- Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người và nhảy dây kiểu chụm chân :
 Những HS không phải kiểm tra lại sẽ ôn luyện tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người và nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân tại các khu vực đã quy định do cán sự điều khiển. 
* Tổ thi nhảy cá nhân kiểu chụm hai chân :
 Mỗi tổ thực hiện động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân, khoảng cách giữa các em khoảng 2 – 3m, mỗi em nhảy có 1 em đứng giám sát và đếm số lần nhảy được. Trong 1 lượt thực hiện, tổ nào có tổng số nhảy nhiều nhất sẽ là vô địch. 
- Chơi trò chơi “ Chuyển đồ vật” :
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại ngắn gọn cách chơi, rồi chia số HS trong lớp thành các đội đều nhau để các em thi đua với nhau, GV làm trọng tài.
 3. Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu :
- GV nhận xét phần kiểm tra, tuyên dương và nhắc nhở HS :
- GV giao bài tập về nhà : Ôn luyện các nội dung đã học.
1 – 2ph
1 lần
1ph
10 – 12ph
6 – 8ph
1lần
5 – 6ph
1 – 2ph
2 – 3ph
Bài 70
TỔNG KẾT NĂM HỌC
I – MỤC TIÊU
- Tổng kết, đánh giá kết quả học tập môn học Thể Dục. Yêu cầu biết khái quát những kiến thức, kĩ năng đã học và kết quả học tập của HS trong lớp.
- Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức” hoặc trò chơi dân gian ở địa phương ( do GV chọn). Yêu cầu chơi chủ động và tích cực.
II – ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị cho sân chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức” hoặc trò chơi dân gian địa phương.
III – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Đội hình tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu kiểm tra : 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát :
- Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân trường :
- Tập bài thể dục phát triển chung : mỗi động tác 2 x 8 nhịp :
2. Phần cơ bản 
- Tổng kết đánh giá kết quả học tập môn thể dục :
 + GV cùng HS hệ thống tóm tắt các kiến thức đã học trong các phần : Đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, bài thể dục phát triển chung và trò chơi vận động. Mỗi phần, cho một vài HS giỏi lên trình diễn.
 + Nhận xét, đánh giá của GV.
 + Công bố kết quả học tập của HS.
 + Biểu dương những HS tích cực tập luyện, đạt kết quả tốt, nhắc nhở các HS chưa hoàn thành các động các cần tiếp tục tập luyện thêm để đạt mức hoàn thành.
 Những HS đạt mức Chưa nghiêm túc, nhưng nhẹ nhàng, vui vẽ tập trung chú ý của nhiều HS.
- Chơi trò chơi “ Lò cò tiếp sức” :
 3. Phần kết thúc
- Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu :
- Nhắc nhở các em trong dịp hè :
+ Tập TDTT hàng ngày bằng các bài tập, trò chơi vận động đã học và vận dụng những kĩ thuật đó để tham gia vào phong trào TDTT ở địa phương.
+ Giữ gìn vệ sinh, tắm giặc thường xuyên,m không được ăn quả xanh, nghịch bẩn, không uống nước lã, không được tập thể dục giữa trưa hè hoặc khi trời mưa hoặc gió rét.
+ Không tự đi tập bơi khi không có người lớn giúp đỡ.
- Nhận xét và kết thúc buổi học.
1 – 2ph
1ph
2 – 3ph
1lần
12 – 15ph
7 – 9ph
1 – 2ph

Tài liệu đính kèm:

  • docThe duc 18-35 da sua.doc