Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT TKB 2: THỂ DỤC

TIẾT CT 13: ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI – TRÒ CHƠI : CHIM VỀ TỔ

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.

- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.

II. CHUẨN BỊ:

- Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng phải, trái.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 8 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 8
 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
TIẾT TKB 2: THỂ DỤC
TIẾT CT 13: ÔN ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI – TRÒ CHƠI : CHIM VỀ TỔ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
- Biết cách đi chuyển hướng phải, trái.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. CHUẨN BỊ:
- Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng phải, trái.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 Yêu cầu và chỉ dẫn kĩ thuật
ĐLVĐ
 Biện pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
* Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
* Khởi động xoay khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp hông, khớp vai theo nhịp hô 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
+ Tập theo các tổ, đội hình từ 2 – 3 hàng ngang. GV nhắc và sửa cho các em thực hiện chưa tốt.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái.
+ Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó cả lớp cùng thực hiện, lần 1 GV chỉ huy, từ lần 2 cán sự lớp điều khiển, GV uốn nắn và giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa tốt. Trong quá trình tập luyện GV luôn nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em, tập theo hình thức nước chảy, nhưng phải đảm bảo trật tự, kỉ luật.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Đi không tự nhiên, thay đổi hướng đi quá đột ngột, thân người không ngay ngắn, quá nghiêng về hướng di chuyển, bàn chân không xoay dần theo hướng quy định.
- GV sửa sai cho học sinh theo cách làm lại những động tác sai của học sinh, sau đó chỉ chỗ sai và uốn nắn lại cho đúng, rồi cho học sinh tập theo. Khi tập đi chuyển hướng, GV cần thường xuyên nhắc nhở học sinh chú ý đặt bàn chân cho đúng hướng, trước khi tập nên thống nhất hướng đi( phải, trái) trước và quy định đến đâu mới được chuyển hướng. Sauk hi đã thực hiện thành thạo thì có thể chuyển hướng bất kì theo hiệu lệnh quy định.
* Trò chơi: Chim về tổ
- Chuẩn bị: Chia số học sinh trong lớp thành từng nhóm , mỗi nhóm 3 em, một em đứng ở giữa đóng vai “chim”, hai em đứng đối diện cầm tay nhau tạo thành “tổ chim”. Các “tổ chim” sắp xếp tạo thành vòng tròn. Giữa vòng tròn kẻ một ô vuông có cạnh là 1m. Chọn khoảng 2 – 3em đứng vào ô vuông đóng vai “chim”.
- Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, những em đứng làm “tổ chim” mở cửa ( không nắm tay) để tất cả các chim trong tổ phải bay đi tìm tổ mới, kể cả những em đứng ở trong ô vuông giữa vòng tròn cũng phải di chuyển. Mỗi tổ chim chỉ được phép nhận 1 con. Những “chim” nào không tìm được tổ thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng. Sau 3 lần chơi, “ chim” nào liên tiếp không vào được “tổ” thì “chim” đó sẽ bị phạt. 
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV và HS hệ thống bài và nhận xét.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn đi chuyển hướng sang phải, trái.
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
2 phút
8 phút
12 phút
8 phút
1 phút
1 phút
1 phút
Học sinh tập hợp 4 hàng dọc.
Tập hợp theo đội hình 4 hàng dọc.
- Cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc.
- Đứng 3 học sinh một nhóm. 2 học sinh tạo thành tổ, 1 học sinh đứng giữa làm chim.
Tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng dọc.
 ____________________________________
TIẾT TKB 3: TOÁN 
TIẾT CT 36: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU: 
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định: (1 phút)Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7. Hỏi phép chia bất kì trong bảng. 
3.Bài mới: ( 30 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Các em đã học bảng chia 7, hôm nay các em làm luyện tập để củng cố cho bài học. 
Bài 1:
- Học sinh vận dụng phép tính nhân dể thực hiện phép tính chia.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự làm bài phần a).
- Hỏi : Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không vì sao ?
- Yêu cầu học sinh giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.Học sinh đọc từng cặp phép tính trong bài. 
- Học sinh tự làm tiếp phần b).
Bài 2:
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
Bài 3:
- Củng cố phép tính chia.
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài. 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm bài. 
- Hỏi :Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 cho 7 ?
- Giáo viên và cả lớp nhận xét bài làm.
Bài 4:
- Củng cố cách tìm một phần mấy của một số.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Hình a: Có tất cả bao nhiêu con mèo ?
- Muốn tìm một phần bảy số con mèo có trong hình a,ta phải làm thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh khoanh tròn vào 3 con mèo trong hình a.
- Tiến hành tương tự với phần b.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Bài 1:
 a. 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp tính miệng. 
 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63
 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9
 7 x 6 = 42 7 x 7 = 49
 42 : 7 = 6 49 : 7 = 7
- Khi đã biết 7 x 8 = 56 có thể ghi ngay 56 : 7 = 8 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. 
- Học sinh nêu miệng, học sinh ngồi cạnh nhau kiểm tra nhau. 
b. 70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
 63 : 7 = 9 42 : 7 = 6
 14 : 7 = 2 42 : 6 = 7
 30 : 6 = 5 18 : 2 = 9
 35 : 5 = 7 27 : 3 = 9
 35 : 7 = 5 56: 7 = 8
Bài 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 28 7 35 7 21 7
 28 4 35 5 21 3
 0 0 0
14 7 42 7 42 6
14 2 42 6 42 7
 0 0 0
25 5 49 7
25 5 49 7
 0 0
Bài 3:
- Cô giáo chia 35 học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học sinh. Hỏi chia được bao nhiêu nhóm ?
 Bài giải 
 Số nhóm chia được là :
 35 :7 = 5 ( nhóm) 
 Đáp số : 5 nhóm 
Bài 4:
- Tìm một phần bảy số con mèo có trong mỗi hình sau.
- Hình a có tất cả 21 con mèo.
- Một phần bảy số con mèo trong hình a là 21 : 7 = 3 ( con mèo )
- Học sinh thực hiện cách làm.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Xem lại bài ở lớp.
- Luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 7. 
- Chuẩn bị: Giảm một số đi một số lần.
 _____________________________________
TIẾT TKB 4: ĐẠO ĐỨC 
TIẾT CT 8: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 2)
 I . MỤC TIÊU: 
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Học sinh hát bài: ( 1 phút) Cả nhà thương nhau.
2. Kiểm tra: (4 phút) 
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em?
3. Bài mới: ( 30 phút)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
a. Giới thiệu :
- Tiết trước các em đã học Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học này. 
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống và đóng vai 
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống sau.
+Tình huống 1 : Lan ngồi học trong nhà thì thấy em bé đang chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân.Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì ?
+Tình huống 2 : Ông của Huy có thói quen đọc báo hằng ngày. Nhưng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo được. Nếu em là bạn Huy em sẽ làm gì ? Vì sao ? 
*Kết luận : Là con, là cháu phải có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 2: Học sinh bày tỏ ý kiến 
- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến 
*Giáo viên kết luận . 
 + Các ý kiến a ,c đúng .
 + Ý kiến b là sai .
Hoạt động 3 : Học sinh giới thiệu tranh vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu tranh của mình với các bạn. 
*Giáo viên kết luận : Đây là những món quà rất quý vì đó là tình cảm của em đối với những người thân trong gia đình. Em hãy mang về nhà tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em. Mọi người trong gia đình em sẽ rất vui khi nhận được những món quà này.
Hoạt động 4 : Học sinh múa hát, kể chuyện, đọc thơ  về chủ đề gia đình.
*Giáo viên kết luận chung : Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Học sinh suy nghĩ bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành.
- Thảo luận nhận xét , bổ sung.
- Học sinh giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em .
- Một vài học sinh trình bày sản phẩm.
- Học sinh tự điều khiển chương trình, tự giới thiệu tiết mục.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
4.Củng cố - Dặn dò ( 5 phút)
- Về nhà xem lại bài.
- Học sinh phải luôn quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình .
- Chuẩn bị bài : Chia sẻ, vui buồn cùng bạn.
 _________________________________________
TIẾT TKB 5: THỦ CÔNG 
TIẾT CT 7: GẤP CẮT DÁN BÔNG HOA( TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II. CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên: 
- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu. -- Tranh qui trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. 
- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nền, kéo thủ công, hồ dán, bút màu. 
2.Học sinh : - Đồ dùng học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: ( 1 phút)
- Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ :( 4 phút)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới: ( 30 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu:
- Tiết hôm nay, các em tiếp tục gấp, cắt dán bông hoa năm cánh.
Hoạt động : Hướng dẫn học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh .
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh quan sát lại tranh quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh :
+Gấp, cắt bông hoa năm cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao năm cánh. Sau đó, vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra ta sẽ có bông hoa năm cánh.
- Giáo viên nhắc học sinh có thể cắt các bông hoa có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành trang trí sản phẩm.
- Trong quá trình học sinh t ...  ngày 16 tháng 10 năm 2009
TIẾT TKB 1: TẬP LÀM VĂN 
TIẾT CT 8: KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM 
I. MỤC TIÊU:
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn( khoảng 5 đến 7 câu)(BT2).
 II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1. Ổn định: (1 phút) Cho học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút) Một hoặc hai học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn. Sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
3. Bài mới: ( 30 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em nghe kể về người hàng xóm cuả mình và làm bài viết.
Bài tập 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và các gợi ý (Kể về một người hàng xóm mà em quý mến .) Cả lớp đọc thầm theo. 
- Giáo viên nhắc học sinh: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý, cũng có thể kể kĩ hơn với nhiều câu hơn về đặc điểm hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em.
- Gọi 1 học sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể cho bạn bên cạnh nghe về người hàng xóm mà mình yêu quý. 
- Gọi một số học sinh kể trước lớp. 
- Giáo viên nhận xét, bổ sung vào bài kể cho từng học sinh. 
Bài tập 2: 
- Học sinh kể về người hàng xóm mà mình biết.
- Gọi một số học sinh đọc yêu cầu của bài 2.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi một số em đọc bài trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh. 
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
- 2 học sinh đọc trước lớp. Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Học sinh suy nghĩ về người hàng xóm. Có thể kể 5 đến 7 câu theo những gợi ý.
- 1 học sinh kể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh làm việc theo cặp. 
- 5 đến 6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh làm bài vào vở. Hai học sinh đọc bài làm của mình trước lớp.
4. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Về nhà xem lại và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập.
 ___________________________________________
TIẾT TKB 2: CHÍNH TẢ 
TIẾT CT 16: TIẾNG RU 
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ - viết lại chính xác và trình bày đúng quy định khổ thơ 1, 2 trong bài: Tiếng ru, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm đúng bài tập 2b.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: ( 1 phút)Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)Gọi 2 học sinh lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ sau :giặt giũ, buồn bã, buông tay.
3. Bài mới: ( 30 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay, các em sẽ viết chính tả theo một hình thức mới đó là nhớ lại để viết 2 khổ thơ đầu trong bài : Tiếng ru và làm bài tập.
b. Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
- Giáo viên đọc 2 khổ thơ. 
- Hỏi: Con người muốn sống phải làm gì?
- Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì ?
c. Hướng dẫn học sinh cách trình bày. 
- Bài thơ viết theo thể thơ gì ? 
- Trình bày thể thơ này như thế nào cho đẹp ?
- Dòng thơ nào có dấu phẩy ?
- Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
- Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ? 
- Dòng thơ nào có dấu chấm? 
- Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào d. Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con:
- Yêu cầu học sinh viết từ khó dễ lẫn khi viết chính tả vào bảng con.
e. Nhớ, viết chính tả vào vở :
- Giáo viên theo dõi từng học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh soát lỗi. 
- Giáo viên nhận xét và chấm bài.
- GV chữa một số lỗi phổ biến ( nếu có). 
g. Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
Bài 2:
- Giáo viên chọn phần b.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
- Gọi 2 nhóm lên bảng làm. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài. 
- Theo dõi giáo viên đọc, 2 học sinh đọc thuộc lòng lại. 
- Con người muốn sống phải yêu thương đồng loại. 
- Đoạn thơ khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đồng và yêu thương nhau. 
- Mở SGK trang 64, 65. 
- Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô li dòng 8 chữ viết sát lề. 
- Dòng thơ thứ 2. 
- Dòng thơ thứ 7. 
- Dòng thơ thứ 7. 
- Dòng thơ thứ 8.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. 
- 2 học sinh lên bảng viết, học sinh cả lớp viết bảng con: sống chăng, nhân gian. 
- Học sinh tự nhớ lại và viết bài. 
vào vở.
- Học sinh đổi vở chéo cho nhau.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
- Học sinh tự làm bài trong nhóm. 
- 2 nhóm đọc lời giải của mình. Các nhóm khác có ý kiến bổ sung:
+ cuồn cuộn.
+ chuồng.
+ luống.
4. Củng cố - Dặn dò: (5 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà nếu viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập. 
 _______________________________________ 
TIẾT TKB 3: TOÁN 
TIẾT CT 40: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân ( chia) số có hai chữ số với số có một chữ số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: ( 1 phút) Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)
3.Bài mới: ( 30 phút) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
a.Giới thiệu bài:
- Hôm nay, chúng ta học cách tìm số bị chia chưa biết, số chia, số bị trừ, số trừ, số hạng.
Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số và xem giờ trên đồng hồ.
Bài 1: (Củng cố về cách tìm x)
- Bài toán yêu cầu tính gì ? 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm: Số hạng, thừa số, số bị trừ, số bị chia, số trừ, số chia chưa biết. 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 2 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài. 
Bài 3 
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Bài 4 
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
- Vậy khoanh vào câu trả lời nào ?
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu tính x. 
- Học sinh nêu cách tìm số hạng , số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết. 
- 6 học sinh lên bảnglàm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con.
a. x + 12 = 36 b. X x 6 = 30
 x = 36 – 12 x = 30 : 6
 x = 24 x = 5 
c. x – 25 = 15 d. x : 7 = 5
 x = 15 + 25 x = 5 x 7
 x = 40 x = 35
e. 80 – x = 30 g. 42 : x = 7
 x = 80 – 30 x = 42 : 7
 x = 50 x = 6
Bài 2:
 20
 7
 140
x
 32
 6
 192
x
 26
 4
 84
x
 35
 2
 70
x
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
a.
b.64 2 80 4 99 3 77 7
 04 32 00 20 09 33 07 11
 0 0 0 0
Bài 3:
-Trong thùng có 36 lít dầu. Sau khi sử dụng, số dầu còn lại trong thùng bằng 1/3 số dầu đã có. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít dầu ?
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 Bài làm 
 Số lít dầu còn lại là:
 36 : 3 = 12 ( lít)
 Đáp số:12 lít dầu 
-Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấysố đó chia cho số phần bằng nhau. 
Bài 4:
- Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút. 
- Khoanh vào câu B. 
4.Củng cố - Dặn dòL 5 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập ở lớp. 
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
- Chuẩn bị bài : Góc vuông, góc không vuông. 
 ____________________________________________
 TIẾT TKB 5: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
TIẾT CT 16: VỆ SINH THẦN KINH (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định: ( 1 phút)Học sinh hát.
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút)
- Nêu một số việc làm có lợi hoặc có hại cho thần kinh.
3. Bài mới: ( 30 phut) 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : thảo luận 
Bước 1: Học sinh làm việc theo cặp. 
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh quay mặt lại với nhau thảo luận. 
- Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó.
- Nêu những điều kiện để giấc ngủ tốt?
- Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ?
- Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp. Mỗi học sinh chỉ nói về một hình. Các học sinh khác góp ý, bổ sung. 
*Kết luận: Khi ngủ cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Hoạt động 2 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh cả lớp. 
- Thời gian : Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
- Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình.
- Giáo viên gọi vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian treo trên lớp 
Bước 2 : Làm việc cá nhân 
- Giáo viên cho các em tự kẻ và viết vào vở thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp 
- Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện.
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
- Giáo viên gọi vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
*Kết luận : Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc, học tập. 
 - Học sinh hoạt động theo cặp và trình bày trườc lớp.
- Một số HS trình bày kết quả theo cặp. Một học sinh chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi.
- Học sinh nghe giáo viên nêu kết luận.
- 3 học sinh lên bảng điền thử thời gian biểu. 
Buổi
Giờ
Công việc
Sáng
6h đến 11h
Ngủ dậy, đánh răng, rửa mặt, đi học.
Trưa
11h30 -1h30
Ăn trưa, ngủ trưa.
Chiều
2h - 4h30
Học và làm bài, xem tivi, ăn cơm chiều, vui chơi.
Tối
17h – 22h
Học và làm bài, xem tivi, ăn cơm tối.
Đêm
22h – 6h
Ngủ.
- Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ quan thần kinh.
4. Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập và kiểm tra : Con người và sức khoẻ.
 ______________________________________________
TIẾT TKB 5: SINH HOẠT LỚP
TIẾT CT 8: NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 8 – KẾ HOẠCH TUẦN 9
.
 PHẦN KÍ DUYỆT:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc