Giáo án Thứ 2 - 3 Tuần 25 Lớp 3

Giáo án Thứ 2 - 3 Tuần 25 Lớp 3

Tập đọc –Kể chuyện Hội vật

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vật, nước chảy, Quắm Đen, lăn xả, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố

- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, cá tính khác nhau ) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 2 - 3 Tuần 25 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Chào cờ
Tuần : 25	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc –Kể chuyện
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vật, nước chảy, Quắm Đen, lăn xả, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( một già, một trẻ, cá tính khác nhau ) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, với giọng phù hợp.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tiếng đàn ( 4’ )
Giáo viên gọi 2 học sinh đọc bài và hỏi về nội dung bài.
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm: hai người một nam, một nữ trong trang phục truyền thống đang chơi đu ở lễ hội. Đu được làm bằng những thân tre già. 
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Lễ hội là chủ điểm nói về một số lễ hội của dân tộc ; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Hội thi vật vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa mang lại niềm vui, sự thoải mái, hấp dẫn cho mọi người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Hội vật” để thấy được không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 5 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
Cho cả lớp đọc Đồng thanh 
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật. 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4, 5 và hỏi :
+ Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
+ Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
Hát
2 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh lắng nghe.
Cá nhân 
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, Đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm.
Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem.
Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chầm chậm, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ thua và thua cuộc.
 Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng.
Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm Đen, để cho Quắm Đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. Nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông: chân ông khoẻ tựa như cột sắt, Quắm Đen không thể nhấc nổi. Trái lại, với thế võ này, ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. Ông Cản Ngũ đã thắng nhờ cả mưu trí và sức khoẻ. 
Tiết 2
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 3 trong bài và lưu ý học sinh đọc đoạn văn.
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật –kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
Phương pháp : Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên nhắc học sinh: để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật.
Giáo viên cho học sinh dựa vào 5 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Học sinh các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét 
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật.
Cá nhân 
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Tuần : 25	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh
Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ). 
Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ). 
Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh.
Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút )
Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài )
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập.
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )( 1’ )
Hướng dẫn học sinh thực hành ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ). 
Củng cố cách xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ). 
Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Viết theo mẫ ... àm việc cá nhân ( 7’ )
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật ưa thích
Phương pháp: thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
Giáo viên lưu ý học sinh: tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể con vật trên hình vẽ.
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bức tranh vẽ được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
Các nhóm giới thiệu các bức tranh vẽ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào có các bức tranh vẽ nhiều, trình bày đúng các bộ phận của các con vật, đẹp và nhanh.
Củng cố :
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố bạn con gì?”
Giáo viên phổ biến cách chơi: 5 học sinh được phát miếng bìa ghi tên con vật, 5 học sinh còn lại được phát miếng giấy nhỏ ghi tên một con vật, có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. 5 học sinh có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu để chạy đến đứng bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mà mình cầm tên.
Gọi 10 học sinh lên chơi.
Cho học sinh nhận xét
Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh biết giả tiếng kêu của các con vật. 
GDBVMT : Như ở mục tiêu
Hát
Học sinh trình bày 
Các nhóm chọn bài hát.
Ví dụ: bài “Chú ếch con”, “Chị Ong Nâu và em bé”, “Một con vịt”, “Mẹ yêu không nào”
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh lấy giấy và bút chì hay bút màu ra vẽ một con vật 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
 Học sinh lắng nghe
10 học sinh lên chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. 
Học sinh nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 25	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ ) Đan hoa chữ thập đơn
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và giới thiệu: đây là mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy.
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
Giáo viên cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường và hỏi:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình gì ?
Giáo viên: lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp cách đều giống như gấp quạt ở lớp một. Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
+ Để làm được 1 lọ hoa gắn tường, phải thực hiện mấy bước? 
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát
Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu
Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật 
24 ô
16
 ô
3ô
Hình 1 
Hình 2 
Hình 3 
Nhận xét, dặn dò: 
Chuẩn bị : Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 2 )
Nhận xét tiết học
Tuần : 25	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Đạo Đức
Thực Hành Kỹ Năng Giữa Học Kỳ II
I. MỤC TIÊU: 
 - HS củng cố lại KT đã học từ đầu năm học đến giữa HKII.
 - HS nắm vững các bài đã học: thể hiện được thái độ đoàn kết, giao lưu, hợp tác với thiếu nhi quốc tế; có thái độ đúng khi có ý thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong .
 - HS có thái độ đúng sau khi học xong các bài này.
NX 1; NX 2; NX 3; (TTCC: 1,2,3) Những Hs còn lại 
II. CHUẨN BỊ:
-phiếu BT, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ: chăm chỉ học tập
+ Chăm chỉ học tập có lợi gì?
GV nxét, đánh giá.
Bài mới:
a/ Gtb: Gvgt, ghi tựa.
b/ Ôn tập:
- GV nêu lại một số T.H ở các tiết trước. Gọi HS trả lời, nxét.
+ Ngọc đang xem ti vi rất hay. Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ. Theo em Ngọc ứng xử ntn? ...
- Gv y/ c HS liên hệ bản thân những điều đã học.
+ Em đã chăm chỉ học tập chưa?
+ Hãy kể những việc làm cụ thể?
+ Kết quả đạt được ra sao?
+ Vì sao phải nhận lỗi và sửa lỗi?
+ Gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì?
+ Kể 3- 4 việc nhà đã làm để giúp đỡ gia đình.
- GV nxét, chốt lại
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết bài, gdhs.
- Dặn về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
- Nxét tiết học.
Hát
HS trả lời câu hỏi
HS nxét, sửa.
HS nhắc lại.
HS nghe và thảo luận.
HS ứng xử các T.H
HS nxét, bổ sung.
HS trả lời.
HS nxét, bổ sung.
HS nghe.
- Nxét tiết học.
Tuần : 25	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.Yêu cầu thực hiên được động tác ở mức tương đối đúng. 
-Trò chơi Ném đúng đích.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS một dây nhảy , Bóng 
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Luyên tập bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Trò chơi : Chim bay cò bay
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập theo đơn vị tổ
Nhận xét
*Mỗi tổ chọn một HS ra thi nhảy dây
Nhận xét Tuyên dương
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập nhảy dây kiểu chụm 2 chân
 5p
1lần
 27p
19p
 8p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV

Tài liệu đính kèm:

  • docth 2,3.doc