Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 33 Lớp 3

Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 33 Lớp 3

Tập đọc –kể chuyện

Cóc kiện trời

I/ Mục tiêu :

A. Tập đọc :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ).

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thứ 2 - 6 Tuần 33 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Chào cờ
Tuần : 33	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc –kể chuyện
Cóc kiện trời 
I/ Mục tiêu : 
Tập đọc :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng hạn, khát khô, nổi giận, nhảy xổ, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc, Trời ).
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Hiểu các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian  
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
3. Thái độ:
- GDHS sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc gì.
Kể chuyện :
Rèn kĩ năng nói : 
Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe : 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
	GDBVMT : Do con người khai thác thiên nhiên bất hợp lí nên mới có những hiện tượng khô hạn, lũ lụt. Giáo dục HS có thức BVMT
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: ( 4’ ) Con cò 
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và hỏi :
+ Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào ?
+ Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò.
+ Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài ?
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Giáo viên nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi:
+ Tranh vẽ gì ?
Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Bầu trời và mặt đất là chủ điểm cung cấp những hiểu các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con biết về người với thế giới tự nhiên xung quanh.
Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi :
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Ở đâu ?
Giáo viên giới thiệu truyện Cóc kiện Trời: Có nhiều em đã nhìn thấy con Cóc. Đó là một con vật nhỏ xíu và xấu xí. Nhưng con vật nhỏ xíu và xấu xí ấy lại là một công cụ báo mưa rất hiệu nghiệm. Cứ mỗi khi cóc nghiến răng kèn kẹt thì sau đó thường có mưa. Bởi thế, từ xưa dân ta đã có câu:
Con cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho
Trong bài học hôm nay các em sẽ được học bài: “Cóc kiện Trời” qua đó các em sẽ hiểu được cách giải thích của nhân dân ta thời xưa về hiện tượng lí thú cóc báo trời mưa, đồng thời nói lên mơ ước của nhân dân ta: lẽ phải bao giờ cũng thắng. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài:
Đoạn 1: giọng kể khoan thai
Đoạn 2: giọng hồi hộp, càng về sau càng khẩn trương, sôi động. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả cuộc chiến đấu của Cóc và các bạn: một mình, ba hồi trống, bé tẹo, náo động, nổi giận,
Đoạn 3: giọng phấn chấn, thể hiện niềm vui chiến thắng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1.
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc.
Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ )
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi :
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ?
+ Kể lại cuộc chiến giữa hai bên.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
Giáo viên nói thêm: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động thiên đình.
Giáo viên cho các nhóm thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi:
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
Hát
3 học sinh đọc
Học sinh trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Học sinh quan sát và trả lời
Tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong, hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang hốt hoảng.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
Học sinh đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân 
Học sinh đọc thầm.
Cóc phải lên kiện Trời vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước ; Ong đợi sau cánh cửa ; Cáo, Gấu, Cọp nấp hai bên cửa.
Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, cáo nhảy xô tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
 Học sinh thảo luận 
cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời
Tiết 2
Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ )
Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn.
Giáo viên chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, yêu cầu luyện đọc theo nhóm
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh đọc truyện phân vai: người dẫn chuyện, Cóc, Trời
Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh ( 20’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động
Phương pháp: Quan sát, kể chuyện
 Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh nhớ lại và kể lại được một đoạn câu chuyện Cóc kiện Trời bằng lời của một nhân vật trong truyện. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm, sinh động.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài 
Giáo viên hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
Giáo viên lưu ý học sinh: trong truyện có nhiều nhân vật, các em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời nhân vật đó.
Giáo viên lưu ý học sinh: khi kể lại truyện bằng lời của một nhân vật, ta cần xưng hô là tôi.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật ( bác thợ săn ).
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu :
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo.
Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai.
Mỗi học sinh đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nho ... å chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời: 
Trái nghĩa với gần: 
Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được:
Bài tập b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Một trong bốn phép tính em đang học: 
Tập hợp nhau lại một nới để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định: 
Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong:
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn có 3 câu. 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống s hoặc x. giải câu đố:
Điền vào chỗ trống o hoặc ô:
Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Sao 
Xa 
Sen 
Chứa tiếng bắt đầu bằng o hoặc ô có nghĩa như sau:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Cộng 
Họp 
Hộp 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 33	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh: 
Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000
Giải bài toán bằng các cách khác nhau. 
Kĩ năng: học sinh vận dụng giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ) ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cộng, trừ, nhân, chia ( nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100 000, giải bài toán bằng các cách khác nhau nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Tính nhẩm: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Giáo viên cho lớp nhận xét 
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
5 bóng đèn : 42 500 đồng 
8 bóng đèn :  tiền ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Hát
( 4’ )
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài: 
30000 + (20000 + 40000)
30000 + 20000 + 40000
60000 – (30000 + 20000)
60000 – 30000 – 20000 
40000 x 2 : 4
36000 : 6 x 3
20000 x 4 : 8
60000 : 3 : 2
= 90000
= 90000
= 10000
= 10000
= 20000
= 27000
= 10000
= 10000
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
8526 + 1954
+
8526 1954
10480
67426 + 7358
+
67426 7358
 74784
9562 – 3836 
-
9562 3836
 5726 
99900 – 9789 
-
99900 9789
 90111
6204 x 6 
x
6204 
 6 
 37224
8026 x 4 
x
8026 4
 32104
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
1996 + x = 2002
x = 2002 – 1996 
x = 6
X x 3 = 9861
X = 9861 : 3 
x = 3287
x : 4 = 250
x = 250 x 4 
x = 1000
HS đọc 
Mua 5 bóng đèn phải trả 42 500 đồng. 
Hỏi mua 8 bóng đèn như thế phải trả bao nhiêu tiền ? 
Bài giải
Số tiền mua 1 bóng đèn là:
42 500 : 5 = 8500 ( đồng )
Số tiền mua 8 bóng đèn là :
8500 x 8 = 68 000 ( đồng )
Đáp số: 68 000 đồng
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 ( tiếp theo ). 
Tuần : 33	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
 Tập làm văn
Ghi chép sổ tay 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Ghi chép sổ tay.
Kĩ năng: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn ( về sách đỏ ; các động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng )
 Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý; tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài, một cuốn tranh truyện Đô-rê-môn để học sinh biết nhân vật Đô-rê-môn ; 1-2 tờ báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !. 
HS : Vở bài tập, cuốn sổ tay nhỏ
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) 
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn ngắn, kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: ( 1’ )
Giáo viên hỏi:
+ Trong lớp, bạn nào đã biết đến nhân vật Đô-rê-môn ?
Giáo viên cho học sinh quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-môn, sau đó giở báo Nhi đồng có mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! và giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục: A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây ! của báo Nhi đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổtay.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành ( 20’ ) 
Mục tiêu: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-môn Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn ( về sách đỏ ; các động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng )
 Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn
Phương pháp: thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên cho học sinh đọc bài theo cách phân vai: một học sinh đóng vai người hỏi, một học sinh đóng vai Đô-rê-môn
Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài
Giáo viên cho học sinh đọc các câu hỏi gợi ý trong SGK và hướng dẫn học sinh trả lời:
+ Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn điều gì ?
+ Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-môn ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm
Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt:
+ Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn.
+ Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ.
Hát
Học sinh đọc 
Đô-rê-môn là chú mèo máy trong truyện Đô-rê-môn. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt.
Đọc bài báo ở SGK, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn 
Học sinh đọc bài theo sự phân vai. 
Học sinh quan sát 
Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-môn:“Sách đỏ là gì?”
Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam là:
+ Động vật: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác,
+ Thực vật: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,
Các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở trên thế giới là: chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc,
Học sinh làm bài
Cá nhân
Lớp nhận xét.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay. 
Tuần : 33	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng 
và nâng cao thành tích 
-Trò chơi Chuyển đồ vật.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS 2 hoa , bóng
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Tập bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Trò chơi : Chuyển đồ vật
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập tung và bắt bóng cá nhân
 7p
 1lần
 26p
 16p
 10p
 7p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc