Giáo án Thứ 2 Tuần 18 Lớp 3

Giáo án Thứ 2 Tuần 18 Lớp 3

Tập đọc Ôn tập - Kiểm tra

Tập đọc và Học thuộc lòng (T1)

I/ Mục tiêu :

A. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :

1. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng :

- Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

2. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu :

- Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

B. Chính tả :

- Nghe – viết chính xác bài :Rừng cây trong nắng.

II/ Chuẩn bị :

1. GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập

2. HS : VBT.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 2 Tuần 18 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 18	Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Chào cờ
Tuần : 18	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc 
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Chính tả :
Nghe – viết chính xác bài :Rừng cây trong nắng.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong suốt HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Chính tả ( 17’ )
Mục tiêu : Nghe – viết chính xác bài: Rừng cây trong nắng
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại 
Giáo viên giải nghĩa các từ khó :
Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính
Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép. 
Giáo viên hỏi :
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn tả cảnh gì ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Đoạn này chép từ bài Rừng cây trong nắng
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng : có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ,mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm. 
Đoạn văn có 4 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay
Tiết 2
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Luyện từ và câu :
Ôn luyện về so sánh (tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn)
Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ.
II/ Chuẩn bị :GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong suốt HK1.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu năm
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2 : Ôn luyện về so sánh ( 17’ )
Mục tiêu : Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn
Hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên giải thích : 
+ Nến : vệt để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
+ Dù : vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển.
Giáo viên gọi học sinh đọc câu a)
Giáo viên hỏi :
+ Trong câu văn trên, những sự vật nào được so sánh với nhau ?
+ Từ nào được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau ?
Giáo viên dùng phấn màu gạch 2 gạch dưới từ như, dùng phấn trắng gạch 1 gạch dưới 2 sự vật được so sánh với nhau.
Giáo viên cho học sinh làm bài và thi đua sửa bài, chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 4 bạn thi đua tiếp sức, mỗi em cầm bút gạch dưới những hình ảnh so sánh rồi chuyền bút cho bạn. 
Gọi học sinh đọc bài làm của bạn
Sự vật 1
Từ so sánh 
Sự vật 2
Những thân cây tràm 
như
những cây nến 
Đước 
như
cây dù 
Cho lớp nhận xét đúng / sai, kết luận nhóm thắng cuộc
Bài 3 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu .
Giáo viên gọi học sinh đọc câu văn
Gọi học sinh nêu ý nghĩa của từ biển
Giáo viên chốt lại và giải thích : từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt Trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật : lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
Gọi học sinh nhắc lại 
Cho học sinh làm vào vở 
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới :
Học sinh đọc : Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. 
Trong câu văn trên, những sự vật được so sánh với nhau là Những thân cây tràm và những cây nến
Từ được dùng để so sánh 2 sự vật với nhau là từ như
Học sinh làm bài và thi đua sửa bài
Bạn nhận xét
Học sinh nêu
Cá nhân
Học sinh nêu
Cá nhân
Học sinh làm bài.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh đọc bài diễn cảm.
Tuần : 18	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. 
Kĩ năng: vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học ( liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật ) nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : vẽ 1 hình chữ nhật kích thước 3dm, 4dm
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Hình vuông ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chu vi hình chữ nhật (1’ )
Hoạt động 1 : Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
Giáo viên vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 2dm, 3dm, 4dm, 5dm
Giáo viên yêu cầu học sinh tính chu vi hình tứ giác này
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
Giáo viên vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm.
A 4dm B
3dm
C D
Giáo viên yêu cầu học sinh tính chu vi hình chữ nhật ABCD
Giáo viên yêu cầu học sinh tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng.
+ 14dm gấp mấy lần 7dm ?
+ Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và chiều dài ?
Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4 + 3) ´ 2 = 14.
HS cả lớp đọc quy tắt tính chu vi hình chữ nhật.
Lưu ý HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo
Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học ( liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật ) nhanh, chính xác
Bài 1 : Tính chu vi hình chữ nhật ABCD có kích thước ghi trên hình vẽ :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 140m, chiều rộng 60m
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật 
Hướng dẫn HS tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó so sánh hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài và sửa bài 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
Học sinh quan sát
Chu vi hình tứ giác MNPQ là :
2 + 3 + 4 + 5 = 14 ( dm )
Muốn tính chu vi của một hình ta lấy số đo các cạnh cộng lại với nhau.
Học sinh quan sát
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm )
Tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng là : 3 + 4 = 7 ( dm )
14dm gấp 2 lần 7dm.
Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng.
HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức 
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
HS đọc 
Học sinh nhắc lại
HS làm bài và sửa bài
Chu vi hình chữ nhật là:
( 17 + 11 ) ´ 2 = 56 ( cm )
Chu vị hình chữ nhật là:
( 15 + 10 ) ´ 2 = 50 ( cm )
HS đọc 
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 140m, chiều rộng 60m. 
Tính chu vi thửa ruộng đó.
Bài giải:
	Chu vi của mảnh đất đó là:
	( 140 + 60) ´ 2 = 400 (m)
Đáp số: 400m
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Một hình chữ nhật có chiều dài 3dm, chiều rộng 15cm. 
Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài giải:
3dm = 30cm
Chu vi của mảnh đất đó là:
	( 30 + 15 ) ´ 2 = 90 ( cm )
Đáp số: 90cm
HS đọc 
Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
( 58 + 42 ) ´ 2 = 200 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật EGHI là:
( 66 + 34 ) ´ 2 = 200 ( cm )
Vậy chu vi hình chữ nhật EGHI bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ. Khoanh câu a
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Chu vi hình vuông. 
Tuần : 18	 Thứ Hai
Tiết : 	 Lớp 3
Đạo Đức
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức đã học cuối học kì I
-Củng cố kĩ năng thực hành các việc mà bài y/ c như: Biết giữ trật tự vệ sinh nơi ccông cộng, biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp...
-Đồng tình với các công việc đúng mà bài đề ra.
 II. CHUẨN BỊ: Câu hỏi tình huống, VBT	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
	1. Ổn định:	
 2. Bài cũ:
- Hát
+ Giỡ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có lợi gì?
+ Kể 2-3 việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- GV nxét, đánh giá
 3. Bài mới:
* Thực hành: cho HS chơi trò chơi “hái hoa dân chủ”
- GV chuẩn bị các câu hỏi và tình huống có nội dung cần thực hành rồi viết vào phiếu gắn lên cành hoa. Sau đó gọi HS lần lượt lên hái hoa trả lời câu hỏi.
+ Hãy nêu một vài biểu hiện để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
+ Kể được một việc làm về biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
+ Hãy kể một vài việc làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
+ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có lợi ích gì?
+ Cần phải làm gờ để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng?
+ Nêu một vài biểu hiện về biết quan tâm giúp đỡ bạn.
- GV nxét, tổng kết.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Gv tổng kết bài, gdhs.
- Học bài, làm VBt
- Nxét tiết học
- HS trả lời theo y/ c.
- HS nxét.
- HS nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS lần lượt bốc thăm trả lời câu hỏi.
- HS nxét bổ sung.
- HS nghe.
- Nxét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 2 tuan 18.doc