Giáo án Thứ 3 Tuần 19 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 19 Lớp 3

Thể dục Bài 37 : Trò chơi : Thỏ nhảy

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn các bài tập RLTTCB.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác .

- Trò chơi Thỏ nhảy.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 19 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Ôn các bài tập RLTTCB.Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác . 
- Trò chơi Thỏ nhảy.Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Khởi động
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Ôn các bài tập RLTTCB:
-Đi thường theo vạch kẻ thẳng .
-Đi hai tay chống hông.
-Đi kiểng gót
-Đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Đi chuyển hướng phải,trái
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Trò chơi : Thỏ nhảy
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vổ tay hát 
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tập bài TD RLTTCB
 5p
1lần
 27p
17p
2-3 lần 
 10p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * 
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 19	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I. MỤC TIÊU
Nghe – viết chính xác, đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng. Biết viết đúng các tên riêng. 
Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l / n hoặc có vần iêt / iêc. Tìm được các từ ngư õcó tiếng bắt đầu bằng l/ n hoặc có vần iêt / iêc .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
Bẳng lớp có chia cột để HS thi làm BT3.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : mênh mông, bến bờ, rên rỉ, mệnh lệnh.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe - viết (21’)
Mục tiêu :
 Nghe – viết chính xác, đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng. Biết viết đúng các tên riêng. 
 Cách tiến hành : 
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Giúp HS nhận xét :
+ Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào ?
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng đó viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû
- Gv đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
Gv chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
* Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả (9’)
Mục tiêu : 
 Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/ n hoặc có vần iêt/ iêc. Tìm được các từ ngư õcó tiếng bắt đầu bằng l/ n hoặc có vần iêt/ iêc .
Cách tiến hành : 
Bài 2 a
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mở bảng phụ, mời 2 HS lên bảng thi điền nhanh vào chỗ trống.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3 b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nêu luật chơi và cho cả lớp chơi trò chơi tiếp sức. 
- Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng làm.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở :
LG ; đi biền biệt – thấy tiêng tiếc – xanh biêng biếc 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Cả lớp chơi trò chơi tiếp sức. 
- HS nhận xét sau đó viết bài vào vở.
Tuần : 19	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I. Mục tiêu 
 Giúp hs :
- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0).
- Thứ tự số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
- Làm quen với các số tròn nghìn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng viết nội dung bài tập 3, 4.
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Gọi hs lên bảng làm bài 1, 2/97 VBT
- Nhận xét chữa bài và cho điểm hs 
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số. Nhận ra thứ tự số trong một nhóm các số có 4 chữ số.
* Hoạt động 1: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu :
- Củng cố về đọc, viết các số có 4 chữ số (các chữ số đều khác 0).
- Thứ tự số trong 1 nhóm các số có 4 chữ số.
- Làm quen với các số tròn nghìn.
Cách tiến hành : 
*Bài 1
- 1 HS nêu y/c của bài tập 1.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Chữa bài và cho điểm hs.
- Chỉ các số trong bài tập, yêu cầu HS đọc.
*Bài 2
Tiến hành tương tự như bài 1
* Bài 3
- Hỏi HS : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài.
- Hỏi HS làm phần a : Vì sao em điền 8653 vào sau 8652 ?
- Hỏi tương tự với HS làm phần b, c.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các dãy số trên.
* Bài 4
- Y/c hs tự làm bài 
- Chữa bài và yêu cầu HS đọc các số trong dãy .
- Hỏi : Các số trong dãy có điểm gì giống nhau ?
- Giới thiệu : Các số này gọi là các số tròn nghìn.
- Y/C HS đọc các số tròn nghìn vừa học.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
 - Nghe GV giới thiệu bài.
- Nêu : Viết số.
- 2 HS lên viết các số trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào VBT.
- Theo dõi và nhận xét.
- Đọc theo tay chỉ của GV
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
- Vì dãy số này bắt đầu từ 8650, tiếp sau đó là 8651, tiếp sau là 8652. đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 8650, vậy sau 8652 ta phải điền 8653.
 - HS lần lượt đọc từng dãy số.
- 2 HS lên bảng lảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
- HS đọc : 0, 1000, 2000, 3000, 4000, 5000, 6000, 7000, 800, 9000.
- Các số này hàng trăm, hàng chục, hàng đưn vị là 0
- 2 HS nêu trước lớp. 
Tuần : 19	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
 Nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Kỹ năng: 
Thực hiện những hành vi đúng để giữ cho nhà tiêu hợp vệ sinh.
 c) Thái độ: 
- Tích cực chấp đúng giữ vệ sinh nơi công cộng.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 70, 71.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Vệ sinh môi trường.
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi.
 + Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
 + Em làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
 - Gv nhận xét. 
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	 Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Hs nêu tác hại của việc con người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
. Cách tiến hành.
Bước1: Quan sát cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình trang 70, 71 SGK.
Bước 2: Gv yêu cầu một số Hs nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Gv gợi ý các câu hỏi:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương?
+ Cần phải làm gì để tránh hiện tượng trên?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Hs biết được các nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo nhóm:
- Gv chia nhóm Hs và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý:.
- Câu hỏi: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: Thảo luận.
- Các nhóm thảo luận theo gợi ý sau.
+ Ở địa phương bạn thường sử dụng nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
- Gv chốt lại.
=> Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợo lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
Hs quan sát tranh.
Hs nhận xét theo suy nghĩ của mình.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
Hs nhắc lại
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
Hs lắng nghe.
Các nhóm quan sát hình.
Đại diện các nhóm lên trả lời.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
5 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (tiếp theo).
Nhận xét bài học.
Tuần : 19	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
I. Mục tiêu
- Đánh giá kiến tức, kỹ năng cắt, dán chữ qua các sản phẩm thực hànhcủa HS. 
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ cái của 5 bài đã học trong chương II để giúp HS nhớ lại cách thực hiện.
- Giấy thủ công, bút, thước.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Học sinh nhớ nhắc lại và thực hành cắt dán các chữ đã học một cách thành thạo. 
Giáo viên treo 5 mẫu chữ cái đã học trong chương 2 để giúp HS quan sát hướng dẫn để các em nhớ lại kỹ thuật cắt dán chữ.
Yêu cầu hs nhắc lại quy trình cắt dán từng con chữ. 
Hoạt động 2 : thực hành 
Hs lần lượt nhắc lại quy trình cắt dán chữ các chữ đã học trong chương 2 
Mỗi hs nhắc lại 1 quy trình của 1 con chữ . 
Yêu cầu hs thực hành cắt các chữ đã học . 
Nhận xét đánh giá sản phẩm của hs 
Hs thực hành và trình bày sản phẩm 
* Hoạt động cuối: Nhận xét, dặn dò (5’)
- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn dò HS về nhà cắt các chữ mà mình yêu thích .

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 19.doc