Giáo án Thứ 3 Tuần 27 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 27 Lớp 3

Thể dục Bài 53 : Ôn bài thể dục phát triển chung Trò chơi : Hoàng Anh - Hoàng Yến

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biet cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác.

-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.

 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS 2 hoa

 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 27 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác. 
-Trò chơi Hoàng Anh-Hoàng Yến.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Mỗi HS 2 hoa
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Khởi động
Bật nhảy tại chỗ
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
II/ CƠ BẢN:
a.Ôn bài TD phát triển chung với hoa
GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b.Trò chơi : Hoàng Anh-Hoàng Yến
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thành vòng tròn,đi thườngbước Thôi
HS vừa đi vừa hít thở sâu
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
 Về nhà luyện tập bài TD và nhảy dây
 5p
 5-8lần
 27p
18p
 9p
 4p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
* * * * * * *
 * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 27	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
Ôn tập - Kiểm tra Tập đọc và 
Học thuộc lòng Tiết 3 
I/ Mục tiêu : 
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : 
Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26. 
Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ / phút. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ .
Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : 
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Tập làm văn :
Ôn luyện về trình bày báo cáo. Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin.
II/ Chuẩn bị :
GV : phiếu viết tên từng bài tập đọc, bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 2’ )
Giáo viên giới thiệu nội dung : Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong 8 tuần đầu HK2.
Ghi bảng. 
Hoạt động 1: Kiểm tra Tập đọc ( 20’ )
Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
Học sinh trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên cho từng học sinh lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc và cho học sinh chuẩn bị bài trong 2 phút.
Gọi học sinh đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Gọi học sinh nhận xét bài vừa đọc
Giáo viên cho điểm từng học sinh
Hoạt động 2: Ôn luyện về trình bày báo cáo 
Mục tiêu: Biết báo cáo trước các bạn về kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin
Phương pháp : thi đua, thực hành 
Bài 2 :
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh đọc lại mẫu báo cáo đã học ở tuần 20.
+ Yêu cầu của báo cáo này có gì khác với yêu cầu của báo cáo đã được học ở tiết tập làm văn tuần 20?
Giáo viên hướng dẫn: mỗi em phải đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô ( thầy ) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”. Báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin. 
Giáo viên nhắc học sinh: chú ý thay lời “Kính gửi” trong mẫu báo cáo bằng lời “Kính thưa” (vì là báo cáo miệng)
Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả hoạt động của chi đội trong tháng qua về học tập, về lao động, về công tác khác. 
+ Lần lượt học sinh đóng vai chi đội trưởng báo cáo trước các bạn kết quả hoạt động của chi đội 
Giáo viên cho một vài học sinh đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp
Giáo viên cho học sinh nhận xét 
Gọi học sinh đọc bài làm :
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
Gò Vấp, ngày 14 tháng 3 năm 2005
BÁO CÁO KẾT QUẢ 
THÁNG THI ĐUA “XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH”
CỦA CHI ĐỘI LỚP BA 1
Kính thưa: Cô ( thầy) tổng phụ trách
Chúng em xin báo cáo kết quả hoạt động của chi đội lớp Ba 1 trong tháng 2 vừa qua như sau:
Về học tập:
Toàn chi đội đạt 156 điểm 9, 10. Giành được nhiều hoa điểm 10 nhất là bạn: An Nhiên, Nam, Ngọc. Phân đội đạt nhiều điểm 9, 10 nhất là phân đội 1.
Trong cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, chi đội chúng em đã đạt “Lớp Vở sạch chữ đẹp” cấp Quận, có bạn An Nhiên, Ngọc được khuyến khích.
Về lao động:
Chi đội Ba 1 đã tham gia thực hiện ngày chủ nhật xanh, làm đẹp đường phố, ngõ, xóm. Giữ gìn lớp học sạch đẹp.
Về công tác khác:
Chi đội chúng em đóng góp cho phong trào Nụ cười hồng được 100 000 đồng.
Chi đội trưởng
Hát
Lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài ( khoảng 7 đến 8 học sinh )
Học sinh đọc và trả lời câu hỏi 
Học sinh theo dõi và nhận xét
( 17’ )
Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với cô ( thầy ) tổng phụ trách kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh”
Cá nhân 
Yêu cầu của báo cáo này khác ở chỗ:
Người báo cáo là chi đội trưởng 
Người nhận báo cáo là cô (thầy) tổng phụ trách
Nội dung thi đua: “Xây dựng Đội vững mạnh”
Nội dung báo cáo: về học tập, về lao động, thêm nội dung về công tác khác.
Học sinh thi đóng vai trình bày báo cáo
Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo đủ thông tin, rõ ràng, rành mạch, tự tin, bình chọn bạn đóng vai chi đội trưởng giỏi nhất.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 27	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số.
Làm quen với các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 )
Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết các số có năm chữ số, nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Các số có năm chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số.
Làm quen với các số tròn nghìn ( từ 10 000 đến 19 000 )
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết ( theo mẫu): 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho học sinh sửa bài 
Hát
HS đọc 
Học sinh nêu 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HÀNG 
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
4
7
3
2
8
47 328 
Bốn mươi bảy nghìn ba trăm hai mươi tám 
5
4
9
2
5
54 925
Năm mươi bốn nghìn chín trăm hai mươi lăm 
8
4
3
1
1
84 311
Tám mươi bốn nghìn ba trăm mười một 
9
7
5
8
1
97 581
Chín mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi mốt
Bài 2: Viết ( theo mẫu): 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình 
Viết số
Đọc số 
28 743
Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba 
97 864 
Chín mươi bảy nghìn tám trăm trăm sáu mươi tư 
30 321
Ba mươi nghìn ba trăm hai mươi mốt 
12 706
Mười hai nghìn bảy trăm linh sáu 
90 301
Chín mươi nghìn ba trăm linh một 
Bài 3 : Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
52 439 ; 52 440 ; 52 441 ; 52 442 ; 52 443 ; 52 444 ; 52 445
46 754 ; 46 755 ; 46 756 ; 46 757 ; 46 758 ; 46 759 ; 46 760
24 976 ; 24 977 ; 24 978 ; 24 979 ; 24 980 ; 24 981 ; 24 982 
GV Nhận xét
Bài 4: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên lưu ý học sinh những số viết dưới tia số là những số tròn nghìn
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Giáo viên nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS đọc
Lớp Nhận xét
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Cá nhân
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Các số có năm chữ số ( tiếp theo )
Tuần : 27	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
Bài 53 : Chim
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết:
Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát.
Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim.
Kĩ năng : HS nêu được ích lợi của chim.
Thái độ : HS thấy được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
	GDBVMT : HS biết môi trường sống của động vật, các loài động vật có lợi có hai. Nêu được cách bảo vệ môi trường sống và các động vật quý hiếm (liên hệ)
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: các hình trang 102, 103 trong SGK, sưu tầm các tranh ảnh về các loài chim. 
Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Cá ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Cá (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con chim được quan sát
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 102, 103 và tranh ảnh các con chim sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của từng con chim có trong hình. 
+ Có nhận xét gì về độ lớn của chúng. Loài nào biết bay, loài nào biết bơi, loài nào chạy nhanh ?
+ Bên ngoài cơ thể của những con chim thường có gì bảo vệ ?
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
+ Mỏ chim có đặc điểm gì chung ? 
+ Chúng dùng mỏ để làm gì ?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
Cả lớp rút ra đặc điểm chung của các loài chim.
Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng của các loài chim rất đa dạng: Lông chim có nhiều màu sắc khác nhau và rất đẹp. Có con màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng ; có con lông nâu, bụng trắng như ngỗng, vịt ; có con sặc sỡ bộ lông nhiều màu như vẹt, công 
Về hình dáng chim cũng rất khác nhau: có con to, cổ dài như đà điểu, ngỗng ; có con nhỏ bé xinh xắn như chích bông, chim sâu, hoạ mi, chim hút mật, 
Về khả năng của chim có loài hót rất hay như hoạ mi, khướu ; có loài biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo, uyển ; có loài bơi giỏi như cánh cụt, vịt, ngỗng, ngan ; có loài chạy nhanh như đà điểu ; đại bộ phận các loài chim đều biết bay 
Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được ( 7’ ) 
Mục tiêu: Giải thích tại sao không nên săn bắt, phá tổ chim
Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chí do nhóm tự đặt ra như nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm chạy nhanh, nhóm có giọng hót hay
+ Tại sao chúng ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim?
Giáo viên cho các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài chim sưu tầm được.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Nhận xét, tuyên dương 
Kết luận + GDBVMT : Như ở MT
Chim thường có ích lợi bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc ăn thịt.
Giáo viên giáo dục tư tưởng: Chúng ta cần bảo vệ các loài chim để giữ được sự cân bằng trong tự nhiên.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót”
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm tự chọn một số loài chim như: gà, vịt, sáo, sơn ca, bìm bịp, tu hú, tìm vịt, bắt cô trói cột, và tập thể hiện tiếng kêu của các loài đó.
Giáo viên yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán tiếp tục nhứ thế đến nhóm cuối cùng lại thể hiện cho nhóm 1 đoán.
Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh biết thể hiện tiếng kêu giống thật và học sinh đoán nhanh ra tên chim.
Hát
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Mỗi con chim đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh.
Toàn thân chúng được bao phủ bởi một lớp lông vũ.
Bên trong cơ thể chúng có xương sống 
Mỏ chim có đặc điểm cứng 
Chúng dùng mỏ để mổ thức ăn.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
Phương pháp: thực hành, thảo luận 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy 
Các nhóm trưng bày và thuyết minh 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên 
Các nhóm tự chọn loài chim và tập thể hiện tiếng kêu.
Các nhóm lần lượt thể hiện tiếng kêu và đoán tên con vật.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 54 : Thú.
Tuần : 27	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường (tiết 3)
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. 
Kĩ năng : Học sinh làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra.
II/ Chuẩn bị :
	GV : mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Một lọ hoa gắn tường đã được gấp hoàn chỉnh nhưng chưa dán vào bìa.
Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường
Các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ ) Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 2 )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài: Làm lọ hoa gắn tường ( tiết 3 ) ( 1’ )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại quy trình ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh ôn lại cách làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên treo tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường lên bảng.
Giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét và hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Giáo viên hướng dẫn: đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24ô, rộng 16ô lên bàn, mặt màu ở trên. Gấp một cạnh của chiều dài lên 3ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa ( H. 1 )
Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau 1ô như gấp cái quạt ( ở lớp một ) cho đến hết tờ giấy ( H. 2, H. 3, H. 4 )
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa ( H. 5 ). Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V ( H. 6 )
Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
Giáo viên hướng dẫn: dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.
Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy hoặc tờ bìa.
Bề rộng của miệng lọ hoa tuỳ thuộc vào độ vát khi dán. Vì vậy, muốn miệng lọ hoa hẹp thì đặt vát ít, ngược lại muốn miệng lọ hoa rộng thì đặt vát nhiều hơn.
Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa.
Giáo viên chú ý cho học sinh: dán chụm đế lọ hoa để cành hoa không bị tuột xuống khi cắm trang trí. Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí.
Hoạt động 2: học sinh thực hành ( 14’ )
Mục tiêu: giúp học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp: Trực quan, quan sát, thực hành 
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm. 
Giáo viên gợi ý cho học sinh cắt, dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. 
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
24 ô
16
 ô
3ô
Hình 1 
Hình 2 
Hình 3 
Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành gấp lọ hoa gắn tường theo nhóm
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : Làm đồng hồ để bàn ( tiết 1 )
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3.doc