Tập đọc Nhớ Việt Bắc
I/ Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng , .,
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ .
- Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Tuần : 14 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy ) Tuần : 14 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đổ vàng , ..., Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ . Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung Hiểu nội dung chính của bài thơ : ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đáng giặc. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng, bản đồ để chỉ cho học sinh biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Người liên lạc nhỏ ( 4’ ) Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Cho HS đọc nối tiếp bài thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp từng khổ Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Giáo viên cho học sinh đọc thầm 2 dòng thơ đầu, hỏi: + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ? Giáo viên : trong bài thơ tác giả sử dụng cách xưng hô rất thân thiết là ta và mình. Ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt Bắc. Cho HS đọc thầm từ câu 2 đến hết bài thơ và hỏi : + Tìm những câu thơ cho thấy : Việt Bắc rất đẹp Việt Bắc đánh giặc giỏi Giáo viên giảng : với 4 câu thơ tác giả đã vẽ nên trước mắt chúng ta một bức tranh tuyệt đẹp về núi rừng Việt Bắc. Việt Bắc rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như rừng xanh, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng, lá phách vàng. Việt Bắc cũng sôi nổi với tiếng ve nhưng cũng thật yên ả với ánh trăng thu. Cảnh Việt Bắc đẹp và người Việt Bắc thì đánh giặc thật giỏi. Nhớ người Việt Bắc tác giả không chỉ nhớ những ngày đánh giặc oanh liệt mà còn nhớ vẻ đẹp, nhớ những hoạt động thường ngày của người Việt Bắc. Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi : + Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc. Giáo viên : Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc, ca ngợi sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đáng giặc. Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu. Treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Học sinh đọc thầm Người cán bộ về xuôi nhớ hoa, nhớ người Việt Bắc Học sinh đọc thầm Những câu thơ đó là : Việt Bắc rất đẹp : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hoà bình. Việt Bắc đánh giặc giỏi : Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Học sinh đọc thầm Những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc là : đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang; Nhớ cô em gái hái măng một mình;Tiếng hát ân tình thuỷ chung. Phương pháp : Thực hành, thi đua Cá nhân Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Cửa Tùng. Tuần : 14 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Học thuộc bảng chia 9. Vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Bảng chia 9 ( 4’ ) Các hoạt động : Giới thiệu bài : Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành ( 33’ ) Mục tiêu : giúp học sinh vận dụng trong tính toán và giải bài toán có phép chia 9. Bài 1 : Tính nhẩm : GV gọi HS đọc yêu cầu + Khi đã biết 9 x 6 = 54, ta có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 được không ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : điền số : GV gọi HS đọc yêu cầu Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số chia, thương Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : Tô màu số ô vuông trong mỗi hình : GV gọi HS đọc yêu cầu . + Hình 1 có tất cả bao nhiêu ô vuông ? + Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta làm như thế nào ? Yêu cầu học sinh làm bài. GV cho HS thi đua tiếp sức Hát Phương pháp : thi đua, trò chơi HS đọc Khi đã biết 9 x 6 = 54, ta có thể ghi ngay kết quả 54 : 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Học sinh đọc Nhà trường đặt mua 54 bộ bàn ghế, nhưng mới nhận được số bộ đã đặt mua. Hỏi nhà trường sẽ nhận tiếp bao nhiêu bộ bàn ghế nữa mới đủ số lượng đã đặt mua ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét HS đọc Hình 1 có tất cả 9 ô vuông Muốn tìm số ô vuông có trong hình 1 ta lấy 9 : 9 = 1 ( ô vuông ) Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . Tuần : 14 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào ? Kĩ năng : tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, các định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh. Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì, cái gì ) ? và Thế nào ?. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết những câu thơ ở BT1, câu văn ở BT3 và bảng ở BT2. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : Ôn về từ chỉ đặc điểm ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, các định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết về từ chỉ đặc điểm : khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng, xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm cả đặc điểm của chúng. Ví dụ : đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu. + Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì ? Giáo viên gạch dưới các từ xanh + Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì ? Giáo viên gạch dưới các từ xanh mát. Tương tự, Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật : trời mây, mùa thu Giáo viên gạch dưới các từ bát ngát ( chỉ đặc điểm của bầu trời ), xanh ngắt ( chỉ màu sắc của bầu trời mùa thu ) Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm : Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trời mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu. Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Gọi học sinh đọc mẫu câu a Tiếng suối trong như tiếng hát xa + Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau ? + Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào ? Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống các từ thích hợp. Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS Gọi học sinh đọc bài làm : Sự vật A So sánh về đặc điểm gì ? Sự vật B Tiếng suối trong tiếng hát Ông Bà hiền hiền hạt gạo suối trong Giọt nước ( cam Xã Đoài ) vàng mật ong Hoạt động 2 : Ôn kiểu câu Ai thế nào ? Mục tiêu : Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì, cái gì ) ? và Thế nào ?. Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu Gọi học sinh đọc mẫu câu a : Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm Giáo viên hỏi : + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì ?)” + Hãy nêu bộ phận của câu để trả lời câu hỏi “Thế nào ?” Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. Gọi học sinh đọc bài làm của mình : “Ai ( cái gì, con gì )” “Thế nào ?” Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê Chợ hoa đông nghịt người Hát Phương pháp : thi đua, động não Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau : xanh xanh mát Học sinh tìm và phát biểu ý kiến Học sinh làm bài Cá nhân Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào ? Hãy điền nội dung trả lời vào bảng ở dưới : Tiếng suối được so sánh như tiếng hát xa Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm trong. HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (con gì, cái gì ?)”. Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Thế nào ?” Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm Học sinh làm bài Bạn nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : các dân tộc. Luyện, đặt câu có hình ảnh so sánh
Tài liệu đính kèm: