Giáo án Thứ 4 Tuần 16 Lớp 3

Giáo án Thứ 4 Tuần 16 Lớp 3

Tập đọc Về quê ngoại

I/ Mục tiêu :

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi, .,

- Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : hương trời, chân đất

- Hiểu nội dung chính của bài thơ : Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.

3. Thái độ: GDHS thêm yêu quê hương

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 4 Tuần 16 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16	 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Mĩ thuật
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 16	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Tập đọc
I/ Mục tiêu :
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi, ..., 
Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát.
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản 
Rèn kĩ năng đọc hiểu : 
Đọc thầm tương đối nhanh và hiểu được các từ ngữ được chú giải trong bài : hương trời, chân đất 
Hiểu nội dung chính của bài thơ : Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
Thái độ: GDHS thêm yêu quê hương
GDBVMT : Môi trường thiên nhiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ và đáng yêu nên chúng ta cần bảo vệ giữ cho MT luôn sạch, đẹp
II/ Chuẩn bị :
GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng.
HS : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Đôi bạn ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Đôi bạn”.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ )
Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát
Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu bài thơ
Giáo viên đọc mẫu bài thơ với giọng tha thiết tình cảm
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài.
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 
Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ 
Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm 
Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ 
Cho cả lớp đọc bài thơ
Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ.
Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận 
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 1, hỏi: 
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê ? Câu nào cho em biết điều đó ?
+ Quê ngoại bạn ở đâu ?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
Giáo viên chốt ý + GDBVMT ( Như ở MT): Ban đêm ở thành phố nhiều đèn điện nên không nhìn rõ trăng như đêm ở nông thôn.
Giáo viên cho học sinh đọc thầm khổ 2, hỏi: 
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
+ Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi ? 
Giáo viên : Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo 
Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ )
Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng những khổ thơ mà mình thích.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
 Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. 
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
Giáo viên cho học sinh nêu khổ thơ mà mình thích và giới thiệu lí do vì sao em chọn khổ thơ này.
Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ 
Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. 
Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. 
Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. 
Cho cả lớp nhận xét. 
Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ 
Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. 
Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay
Hát
Học sinh nối tiếp nhau kể 
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. 
Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài
Cá nhân
4 học sinh đọc 
Mỗi tổ đọc tiếp nối 
Đồng thanh
Học sinh đọc thầm
Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Câu thơ cho em biết là : Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu.
Quê ngoại bạn ở nông thôn. 
Bạn nhỏ thấy ở quê có đầm sen nở ngát hương / gặp trăng gặp gió bất ngờ / con đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre mát rợp vai người / vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
Học sinh đọc thầm
Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ yêu thêm cuộc sống, yêu thêm con người sau chuyến về thăm quê.
Học sinh lắng nghe 
HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV 
Học sinh nêu
Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. 
Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức 
Lớp nhận xét. 
Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 
2 - 3 học sinh thi đọc 
Lớp nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ.
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ba điều ước.
Tuần : 16	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. 
Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu “”, “=”
Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Làm quen với biểu thức ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tính giá trị của biểu thức (1’)
Hoạt động 1 : Giáo viên nêu hai quy tắc tính giá trị của các biểu thức ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết hai quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
GV viết lên bảng : 60 + 20 - 5 và yêu cầu HS đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 60 + 20 - 5
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 20 - 5 ta lấy 60 cộng 20 trước rồi trừ tiếp 5 được 75
Quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
Cho học sinh nêu quy tắc
GV viết lên bảng : 49 : 7 x 5 và yêu cầu HS đọc.
Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 49 : 7 x 5
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm
Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 ta lấy 49 chia 7 trước rồi lấy kết quả là 7 nhân 5 được 35
Quy tắc : Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải
Cho học sinh nêu quy tắc
Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu “”, “=” nhanh, đúng.
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết vào chỗ chấm cho thích hợp :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết mẫu 1 biểu thức : 103 + 20 + 5
Giáo viên cho học sinh nêu cách làm 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2 : Viết vào chỗ chấm cho thích hợp : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên viết mẫu 1 biểu thức : 10 x 2 x 3
Giáo viên cho học sinh nêu cách làm 
GV gọi HS làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 3 : điền dấu >, <, =
Giáo viên viết bảng : 44 : 4 x 5  52
Giáo viên hỏi :
+ Để so sánh 44 : 4 x 5 và 52 ta làm như thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
HS đọc 
Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả 
Học sinh nêu 
Cá nhân
HS đọc 
Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả 
Học sinh nêu 
Cá nhân
HS đọc 
Học sinh nêu : Muốn tính giá trị của biểu thức 103 + 20 + 5 ta lấy 103 cộng 20 trước rồi cộng tiếp 5 được 75
HS làm bài
Cá nhân 
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Muốn tính giá trị của biểu thức 10 x 2 x 3 ta lấy 10 nhân 2 trước rồi lấy kết quả là 20 nhân 3 được 60
Học sinh làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu 
Lớp Nhận xét
HS đọc 
Để so sánh 44 : 4 x 5 và 52 ta phải tính giá trị của biểu thức 44 : 4 x 5, sau đó so sánh giá trị của biểu thức này với 52.
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
HS đọc 
Mỗi gói mì cân nặng 80g, mỗi quả trứng cân nặng 50g. 
Hỏi 3 gói mì và 1 quả trứng cân nặng bao nhiêu gam ? 
Học sinh làm bài
HS sửa bài.
Lớp nhận xét 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo ). 
Tuần : 16	Thứ tư
Tiết : 	 Lớp 3
Luyện từ và câu
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Mở rộng vốn từ : Thành thị – Nông thôn. Dấu phẩy
Kĩ năng : học sinh biết thêm tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt.
II/ Chuẩn bị :
GV : bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị, bảng phụ viết đoạn văn ở BT3.
HS : VBT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ : các dân tộc. Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ : Thành thị – Nông thôn ( 17’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta, tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn
Phương pháp : thi đua, động não 
 Bài tập 1
Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu 
Giáo viên chú ý cho học sinh : nêu tên các thành phố không nhầm với thị xã có diện tích nhỏ hơn, số dân ít hơn.
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên treo bản đồ Việt Nam kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ.
Gọi học sinh đọc bài làm : 
Tên một số thành phố ở nước ta : Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Lạng Son, Điện Biên, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn 
Tên một số vùng quê mà em biết : 
Bài tập 2
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài, gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống các sự vật và công việc thích hợp. 
Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Gọi học sinh đọc bài làm :
Thường thấy ở thành phố
Sự vật
Công việc
Đường phố, nhà cao tầng, nhà máy, bệnh viện, công viên, cửa hàng, xe cộ, bến tàu, bến xe, đèn cao áp, nhà hát, rạp chiếu phim 
Buôn bán, chế tạo máy móc, may mặc, dệt may, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm 
Thường thấy ở nông thôn 
Đường đất, vườn cây, ao cá, cây đa, luỹ tre, giếng nước, nhà văn hoá, quang, thúng, cuốc, cày, liềm, máy cày, trâu, bò, gà, vịt 
gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, chăn trâu, chăn vịt, trồng trọt, chăn nuôi, cây lúa, cày bừa, đào khoai, nuôi lợn 
Hoạt động 2 : Dấu phẩy 
Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy
Phương pháp : thi đua, động não 
Bài tập 3: 
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài và sửa bài. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia – rai hay Ê – đê, Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.
Giáo viên nhận xét 
Hát
Điền vào chỗ trống : 
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Ghi tên các sự vật và công việc: 
HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập
Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai 
Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau :
Học sinh làm bài 
Cá nhân 
Bạn nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 4 tuan 16.doc