Tập đọc
Cùng vui chơi
I/ Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng vàng, trải, xanh xanh, vòng quanh quanh, tinh mắt, khoẻ người, xem, .,
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới
- Hiểu nội dung chính của bài: các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
Tuần : 28 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy ) Tuần : 28 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Tập đọc Cùng vui chơi I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: nắng vàng, trải, xanh xanh, vòng quanh quanh, tinh mắt, khoẻ người, xem, ..., Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới Hiểu nội dung chính của bài: các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn. Thái độ: - GDHS chăm tập thể dục thể thao II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Cuộc chạy đua trong rừng ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên: Trong bài tập đọc hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu qua bài: “Cùng vui chơi” để biết được thể thao không những đem lại sức khoẻ mà còn đem lại niềm vui, tình thân ái. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: giọng nhẹ nhàng, thoải mái, vui tươi, tưởng chừng như em nhỏ đá cầu vừa chăm chú nhìn theo quả cầu, vừa hồn nhiên đọc bài thơ. Nhấn giọng ở những từ ngữ: đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui, Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên: các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ GV kết hợp giải nghĩa từ khó: quả cầu giấy . Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ và hỏi : + Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ? + Học sinh chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? + Em hiểu “Chơi vui học càng vui” là thế nào ? Hoạt động 3: Học thuộc lòng ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi. Phương pháp : Thực hành, thi đua Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa” học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Học sinh quan sát và trả lời. Tranh vẽ cảnh sân trường giờ ra chơi, các bạn học sinh đang chơi đá cầu, nhảy dây Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Bài thơ tả trò chơi đá cầu của học sinh trong giờ ra chơi. Học sinh trả lời theo suy nghĩ Trò chơi rất vui mắt: quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Học sinh vừa chơi vừa hát. Các bạn chơi rất khéo: nhìn rất tinh, đá rất dẻo, cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân, không bị rơi xuống đất. Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn. Học sinh lắng nghe HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét 4-Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tin thể thao. Tuần : 28 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Toán Luyện tập I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức: giúp học sinh: Luyện tập đọc, viết số. Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000. Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính. Luyện giải toán. 2.Kĩ năng: học sinh biết đọc, viết số, nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000, dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán nhanh, đúng, chính xác. 3.Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : 1.GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập 2.HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Khởi động : ( 1’ ) 2.Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3.Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm, so sánh các số, tính viết và tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác Phương pháp: thực hành, thi đua Bài 1: Viết (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Viết số Đọc số 32 047 Ba mươi hai nghìn không trăm bốn mươi bảy 86 025 Tám mươi sáu nghìn không trăm hai mươi lăm 70 003 Bảy mươi nghìn không trăm linh ba 89 109 Tám mươi chín nghìn một trăm linh chín 97 010 Chín mươi bảy nghìn không trăm mười Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ trống: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh trí hơn”. Gọi học sinh đọc bài làm Giáo viên nhận xét Bài 3: Tìm x: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt: 10l xăng : 100km 8l xăng : km? + Bài toán thuộc dạng gì ? + Muốn biết với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào ? + Biết ô tô chạy 100km hết 10l xăng, muốn tìm mỗi lít xăng chạy trong bao nhiêu km ta làm như thế nào? + Biết mỗi lít xăng chạy 10 km, muốn biết 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta làm như thế nào? Giáo viên cho học sinh ghi bài giải Giáo viên nhận xét. Hát HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài 4396 ; 4397 ; 4398 ; 4399 ; 4400 ; 4401 34 568 ; 34 569 ; 34 570 ; 34 571 ; 34 572 ; 34 573 99 995 ; 99 996 ; 99 997 ; 99 998 ; 99 999 ; 100 000 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài x + 2143 = 4465 x = 4465 – 2143 x = 2322 x – 2143 = 4465 x = 4465 + 2143 x = 6608 x : 2 = 2403 x = 2403 x 2 x = 4806 X x 3 = 6963 x = 6963 : 3 x = 2321 HS đọc Một ô tô chạy quãng đường dài 100km hết 10l xăng. Hỏi với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ? Bài toán trên thuộc dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị Muốn biết với 8l xăng thì ô tô đó chạy được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ta phải tìm số km ô tô chạy với 1l xăng. Ta lấy số km xe chạy hết 10l chia cho 10 100 : 10 = 10 ( km ) Ta lấy số km xe chạy hết 1l nhân cho 8 10 x 8 = 80 ( km ) Bài giải Số km xe chạy hết 1l là : 100 : 10 = 10 ( km ) Số km xe chạy hết 8l là: 10 x 8 = 80 ( km ) Đáp số: 80 km Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Diện tích của một hình. Tuần : 28 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I/ Mục tiêu : Kiến thức: Nhân hoá. Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Kĩ năng : Tiếp tục học về nhân hoá. Ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ?. Ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Ôn tập giữa học kì 2 Giáo viên cho học sinh làm lại bài tập 1, 2 Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên: trong giờ luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được Tiếp tục học về nhân hoá. Ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ? cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Ghi bảng. Hoạt động 1: Nhân hoá ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá. Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Tôi là bèo lục bình Bứt khỏi sình đi dạo Dong mây trắng làm buồm Mượn trăng non làm giáo Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ lăn bằng thẳng tắp. Giáo viên gọi học sinh đọc bài thơ Giáo viên hỏi: + Trong những câu thơ vừa đọc, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? + Cách xưng hô như vậy có tác dụng gì ? Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên kết luận: để cây cối, con vật, sự vật tự xưng bằng các từ tư xưng của người như tôi, tớ, mình, là một cách nhân hoá. Khi đó, chúng ta thấy cây cối, con vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người như bạn bè. Hoạt động 2: Ôn cách đặt và TLCH Để làm gì? ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn tập cách đặt và TLCH Để làm gì ? Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Câu Bộ phận câu trả lời câu hỏi “Để làm gì ?” Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. để xem lại bộ móng Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. để tưởng nhớ ông Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. để chọn con vật nhanh nhất Hoạt động 3: Ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh ôn luyện về cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than Phương pháp : thi đua, động não Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: Hôm nay con được điểm tốt à ? Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế. Mẹ ngạc nhiên: Sao con nhìn bài của bạn ? Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà ! Hát Học sinh sửa bài Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì ? Cá nhân Bèo lục bình tự xưng là tôi ; xe lu tự xưng là tớ Cách xưng hô như thế làm cho chúng ta cảm thấy bèo lục bình và xe lu như những người bạn đang nói chuyện với chúng ta Học sinh làm bài Ghi vào ô trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” Học sinh làm bài Đặt dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm than vào ô trống trong truyện vui Nhìn bài của bạn: Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy.
Tài liệu đính kèm: