Thể dục Bài 56 : Ôn bài thể dục phát triển chung Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biet cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác.
-Trò chơi Nhảy ô tiếp sức.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi .Moi HS 2 hoa
Tuần : 28 Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Thể dục I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh -Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa.Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được các động tác ở mức tương đối chính xác. -Trò chơi Nhảy ô tiếp sức.Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường . 1 còi .Mỗi HS 2 hoa III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS chạy một vòng trên sân tập Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi Khởi động Trò chơi : Kết bạn Kiểm tra bài cũ : 4 HS Nhận xét II/ CƠ BẢN: a.Ôn bài TD phát triển chung với hoa GV hướng dẫn và tổ chức HS đồng diễn bài TD Nhận xét *Đồng diễn bài TD với hoa theo đơn vị tổ Nhận xét Tuyên dương b.Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi Nhận xét III/ KẾT THÚC: HS vừa đi vừa hít thở sâu Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung 5p 27p 19p 2-3lần 8p 4p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình học tập * * * * * * * * * * * * * * GV * * * * * * * * * * * * * * Đội Hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Tuần : 28 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Toán Diện tích của một hình I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình. Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau. Kĩ năng: học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Diện tích của một hình ( 1’ ) Hoạt động 1: Giới thiệu biểu tượng về diện tích ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia. Hình P được tách thành hai hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Phương pháp : giảng giải, gợi mở, động não Ví dụ 1: Giáo viên đưa ra hình tròn và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên tiếp tục đưa ra hình chữ nhật và hỏi: + Đây là hình gì ? Giáo viên đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn Giáo viên: khi ta đặt hình chữ nhật lên trên hình tròn thì thấy hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn. Ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn. Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 2: Giáo viên đưa ra hình A và hỏi: + Hình A có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông Giáo viên đưa ra hình B và hỏi: + Hình B có mấy ô vuông ? + Diện tích hình B có mấy ô vuông ? Giáo viên: diện tích hình A có 5 ô vuông, diện tích hình B có 5 ô vuông. Vậy diện tích hình A bằng diện tích hình B Giáo viên cho học sinh lặp lại. Ví dụ 3: Giáo viên đưa ra hình P và hỏi: + Diện tích hình P có mấy ô vuông? Giáo viên dùng kéo cắt hình P thành hai hình M và N vừa thao tác vừa nêu: + Tách hình P thành hai hình M và N. Hãy nêu số ô vuông có trong mỗi hình M và N. + Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được bao nhiêu ô vuông ? + 10 ô vuông là diện tích của hình nào trong các hình P, M, N ? Giáo viên: ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích hai hình M và N Giáo viên cho học sinh lặp lại. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng” thích hợp vào chỗ chấm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình A B C Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Gọi học sinh đọc bài làm của mình Hát Đây là hình tròn Đây là hình chữ nhật Học sinh quan sát Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn A B Hình A có 5 ô vuông Hình B có 5 ô vuông Diện tích hình B có 5 ô vuông Diện tích hình A bằng diện tích hình B M P N Diện tích hình P có 10 ô vuông Học sinh quan sát Hình M có 6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô vuông của hình N thì được 10 ô vuông 10 ô vuông là diện tích của hình P Cá nhân B A C D HS nêu Học sinh làm bài Diện tích hình tam giác ABD bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD Diện tích hình tứ giác ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác ABD Diện tích hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác ABD HS nêu Học sinh làm bài Học sinh thi đua sửa bài Cá nhân S Diện tích hình C bé hơn diện tích hình B S Tổng diện tích hình A và hình B bằng diện tích hình C Đ Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B M N Học sinh khoanh vào câu A Vẽ thêm một đoạn thẳng vào hình bên để được hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau Học sinh làm bài Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập Tuần : 28 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tập viết Ôn chữ hoa : I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa T ( Th ) Viết tên riêng: Thăng Long bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa T ( Th ) viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu T ( Th ), tên riêng: Thăng Long và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) GV nhận xét bài viết của học sinh. Cho học sinh viết vào bảng con : Tân Trào Nhận xét Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh : + Đọc tên riêng và câu ứng dụng Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi : + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ? GV: nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa T ( Th ), tập viết tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ Ghi bảng: Ôn chữ hoa: T ( Th ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con ( 18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh viết chữ viết hoa T ( Th ), viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ Th trên bảng Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : + Chữ Th gồm những nét nào? Cho HS viết vào bảng con Giáo viên viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết L Giáo viên gọi học sinh trình bày Giáo viên viết chữ L hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ Th hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ L hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng: Thăng Long Giáo viên giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của Thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ ( Lí Công Uẩn ) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ( vùng đất nay thuộc tỉnh Ninh Bình ) ra thành Đại La ( nay là Hà Nội ), Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Thăng Long là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu T, L Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Thăng Long 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu ứng dụng mẫu và cho học sinh đọc : Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu ứng dụng có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh luyện viết chữ Thể. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu: học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa T ( Th ) viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp: thực hành Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ Th : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ L: 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Thăng Long: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu ứng dụng: 5 dòng Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài. Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ thi đua viết câu: “Lí Thái Tổ”. Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát Cá nhân HS quan sát và trả lời Các chữ hoa là: T, D, N ( Nh ) Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi Học sinh trả lời Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ T, h, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă , n, o cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Chữ T, h, g, y, b cao 2 li rưỡi ; chữ ê, u, c, ư, ơ, n, x, ă, i, ô, c cao 1 li ; chữ d cao 2 li ; chữ t cao 1 li rưỡi Câu ca dao có chữ Thể được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh nhắc: khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ vở. Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Tuần : 28 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tự nhiên xã hội Bài 58: Mặt trời I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Kĩ năng : Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày Thái độ : Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi đi dưới ánh nắng Mặt Trời. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : các hình trang 110, 111 trong SGK. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên ( 4’ ) Giáo viên nhận xét tranh vẽ một loài cây, một con vật mà học sinh đã quan sát được Tuyên dương những học sinh vẽ tranh đẹp Nhận xét Các hoạt động : Giới thiệu bài: Mặt Trời ( 1’ ) Hoạt động 1:Thảo luận theo nhóm( 9’ ) MT: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt Phương pháp: thảo luận, giảng giả Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? + Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào ? Tại sao ? + Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời ( 8’ ) Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất Phương pháp: thảo luận, giảng giải Giáo viên cho các nhóm học sinh quan sát phong cảnh xung quanh trường, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật. + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên lưu ý học sinh về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô, Kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. Hoạt động 3: Làm việc với SGK ( 8’ ) Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 trong SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế hàng ngày: + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì ? + Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì ? Hoạt động 4: củng cố - giáo viên yêu cầu hs nhắc lại ích lựi của ánh sáng mặt trời? Giáo viên mở rộng cho học sinh biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời ( pin Mặt Trời ) Hát Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời toả sức nóng (nhiệt) xuống. Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo ; ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát phong cảnh sau đó thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài ; cho con người và cây cối sinh sống Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh quan sát và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, phơi thóc, rơm rạ, làm nóng nước Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp ; chiếu sáng mọi vật vào ban ngày ; dùng làm điện ; làm muối Các học sinh khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được. Chuẩn bị : bài 59 : Trái Đất – Quả địa cầu
Tài liệu đính kèm: