Giáo án Thứ 6 Tuần 11 Lớp 3

Giáo án Thứ 6 Tuần 11 Lớp 3

TẬP LÀM VĂN

Tiết 11:

Bài dạy : CHIA BUỒN , AN ỦI

I. Mục tiêu :

1Kiến thúc: -Rèn kĩ năng nghe và nói.

-Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác.

 -Biết nói câu an ủi ,chia buồn. Biết nhận xét bạn.

2.Kĩ năng: -Viết bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà

3.Thái độ: -GD các em ham thích học tiếng việt.

II.Đồ dùng dạy học:

*GV: -Tranh minh họa trong SGK

*HS: -Một tờ giấy nhỏ để viết, VBT

III. Phương pháp : -Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, đàm thoại ,thảo luận ,luyện tập.

IV. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 6 Tuần 11 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 6 ngày 5 tháng 11 năm 2010 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 11:
Bài dạy : CHIA BUỒN , AN ỦI 
I. Mục tiêu :
1Kiến thúc: -Rèn kĩ năng nghe và nói. 
-Biết nói câu thể hiện sự quan tâm của mình với người khác. 
 	-Biết nói câu an ủi ,chia buồn. Biết nhận xét bạn. 
2.Kĩ năng: -Viết bức thư ngắn để hỏi thăm ông bà 
3.Thái độ: -GD các em ham thích học tiếng việt. 
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Tranh minh họa trong SGK 
*HS: -Một tờ giấy nhỏ để viết, VBT
III. Phương pháp : -Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, đàm thoại ,thảo luận ,luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 4’
1’
30’
3’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS đọc bài làm của bài tập 2, tuần 10 
-Nhận xét, cho điểm từng HS 
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trong cuộc sống các con không những chỉ cần nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị mà còn phải biết nói lời chia buồn, an ủi với người thân và người xung quang, để thể hiện thông cảm, quan tâm. Bài học hôm nay các con sẽ học cách nói lời chia buồn an ủi ông bà. Sau đó các em tập viết một bưu thiếp thăm hỏi ông bà.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
-Gọi HS nói câu của mình. Sau mỗi lần HS nói, GV sửa từng lời nói. 
*Bài 2:
-Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
-Nếu con là em bé đó, con sẽ nói lời an ủi gì với bà? 
-Treo bức tranh và hỏi: 
-Chuyện gì xảy ra với ông? 
-Nếu em là bé trai trong tranh em sẽ nói gì với ông? 
-Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt .
*Bài 3:
-1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-GV gọi hs đọc lại bài bưu thiếp các con cần viết lời thăm hỏi ông bà ngắn gọn bằng 2, 3 câu thế hiện thái độ quan tâm, lo lắng.
-Yêu cầu hs viết bài trên bưu thiếp (hoặc trong tờ giấy.)
-Gọi HS đọc bài làm của mình 
-Nhận xét bài làm của HS 
-Thu một số bài hay đọc cho cả lớp nghe. 
4.Củng cố – Dặn dò 
-Nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về nhà viết bưu thiếp thăm hỏi ông bà hay người thân ở xa.
-3 đến 5 HS đọc bài làm. 
-Đọc yêu cầu 
+Ông ơi, ông làm sao đấy? Cháu đi gọi bố mẹ cháu về ông nhé./
+Ông ơi! Ông mệt à! Cháu lấy nước cho ông uống nhé./
+Ông cứ nằm nghỉ đi. Để lát nữa cháu làm. Cháu lớn rồi mà ông. /
-Quan sát và trả lời.
+Hai bà cháu đứng cạnh một cây non đã chết. 
+Bà đừng buồn. Mai bà cháu mình lại trồng cây khác./
+Bà đừng tiếc bà ạ, rồi bà cháu mình sẽ có cây khác đẹp hơn. 
-Quan sát và trả lời.
-Ông bị vỡ kính 
+Ông ơi! Kính đã cũ rồi. Bố mẹ cháu sẽ tặng ông kính mới.
+Ông đừng buồn. Mai ông cháu mình sẽ cùng mẹ cháu đi mua kính mới nhé ông! 
-Đọc yêu cầu.
-theo dõi.
-Làm bài.
*Ví dụ: Vĩnh Thạnh ngày 6 
/11/2009
 Ông bà yêu quý !Biết tin ở quê bị 
bão nặng, cháu lo lắng. Ông bà có 
khoẻ không a? Nhà cửa ở quê có 
việc ghì không a, ? Chúc ông bà 
luôn mạnh khoẻ, may mắn.
 Cháu nhớ ông bà nhiều.
 Hoàng Ngân.
-3 đến 5 hs đọc lbài làm.
*Bổ Sung Rút Kinh Nghiệm:
TOÁN
TIẾT 55:
Bài dạy: LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
-Các phép cộng có nhớ dạng 12 – 8 ; 32 – 8 ; 52 – 28.
 -Tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
-Giải bài toán có lời văn (toán đơn, 1 phép tính trừ ).
-Biểu tượng về hình tam giác.
-Bài toán trắc nghiệm, 4 lựa chọn.
2.Kỹ năng: -Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập có liên quan.
3.Thái độ: -GD các em tính cẩn thận ,yêu thích môn Toán
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: Bảng cài, bộ thực hành Toán. Bảng phụ viết trước bài 2,3 .
*HS: VBT, bảng con.
III. Phương pháp : Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, luyện tập, động não . 
IV. Các hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 4’
1’
30’’
4’
A.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi hs lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: 
B.Dạy học bài mới :
1.Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay, chúng ta ôn lại các dạng 
toán cộng có nhớ , biểu tượng về hình 
tam giác.
*Ghi đề bài lên bảng.
2.Luyện tập:
*Bài 1:
-Yêu cầu HS tự nhẩm rồi ghi kết quả vào bài..
-Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.
-Nhận xét và sửa chữa nếu sai.
*Bài 2 :
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+Khi đặt tính ta phải chú ý điều gì ?
+Tính từ đâu tới đâu?
-Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
-Nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 3 :
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó yêu cầu một vài HS giải thích cách làm của mình.
-GV nhận xét.
*Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt đề
*Tóm tắt
 Gà và thỏ	: 42 con
 Thỏ	: 18 con
 Gà	: . . .con?
-Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào Vở bài tập.
-Nhận xét và cho điểm hs.
*Bài 5 :
-Vẽ hình lên bảng.
-Yêu cầu học sinh đếm các hình tam giác trắng
-Yêu cầu HS đếm các hình tam giác xanh.
-Yêu cầu HS đếm hình tam giác ghép nửa trắng, nửa xanh. 
-Có tất cả bao nhiêu hình tam giác ?
-Yêu cầu HS khoanh vào đáp án 
đúng.
4.Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét tiết dạy.
Dặn HS về nhà luyện tập thêm cách đặt tính
+HS1: Đặt tính rồi tính:
72 – 28 ; 62 – 7
+Hs 2: Tính nhẩm:
55 + 5 ; 63 + 7 - 5
-Thực hành tính nhẩm.
-HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính.
-Đọc đề bài.
-Viết số sao cho đơn vị thẳng với cột đơn vị, chục thẳng với cột chục.
+Tính từ phải sang trái.
-Làm bài.
-Nhận xét về cách đặt tính, kết quả phép tính. 
-Tự kiểm tra lại bài của mình.
-Làm bài 
a.x + 18 = 52
 x = 52 – 18
 x = 34
-x bằng 52 –18 vì x bằng số hạn chưa biết trong phép cộng x + 18 = 52. Muốn tìm x ta lấy tổng (52) trừ đi số hạn đã biết (18).
-Đọc đề bài.
*Bài giải:
 Số con gà có là:
 42 –18 = 24 (con)
 Đáp số : 24 con 
-1 HS làm bài bảng-lớp làm vở
-Quan sát
-4 hình
-4 hình
-2 hình, 2 hình.
-Có tất cả 10 hình tam giác
D. Có 10 hình tam giác
*Bổ sung, rút kinh nghiệm:
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
Tiết 11:
Bài dạy: GIA ĐÌNH 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:-Biết được các công việc thường ngày của từng người trong gia đình (lúc 
 làm việc và lúc nghỉ ngơi).
2.Kỹ năng: -Có ý thức giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà tùy theo sức của mình.
3.Thái độ: -Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Hình vẽ trong SGK (phóng to). Một tờ giấy A3, bút dạ. Phần thưởng.
*HS: -SGK: Xem trước bài.
III.Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận, nhóm, trình bày.
IV.Các hoạt động dạy- học:
TL
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 4’
7’
7’
10’
5’
2’
*Khởi động:
-Trong lớp mình có bạn nào biết bài 
hát về gia đình không ?
-Các em có thế hát bài hát đó được không ?
-Những bài hát các em vừa trình bày có ý nghĩa gì ? Nói về những ai ? Bài học hôm nay chúng ta học bài gia đình.
*Ghi đề bài lên bảng.
*Hoạt động 1:
Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: Nêu được từng việc làm 
hằng ngày của từng thành viên trong gia đình
*Bước 1:
-Yêu cầu HS thảo luận .
-Yêu cầu hãy kể tên những việc 
làm thường ngày của từng người 
trong gia đình bạn. 
*Bước 2: 
-Nghe các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận
*Hoạt động 2:
Làm việc với SGK theo nhóm.
*Mục tiêu: Ý thức giúp đỡ bố, mẹ
*Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận 
nhóm để chỉ và nói việc làm của 
từng người trong gia đình Mai.
*Bước 2: Nghe 1, 2 nhóm HS trình 
bày kết quả 
*Bước 3: Chốt kiến thức.
-Như vậy mỗi người trong gia đình đều có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.
*Hỏi: Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì việc gì hay điều gì sẽ xảy ra? 
*Chốt kiến thức: Trong gia đình, mỗi thành viên đều có những việc làm – bổn phận của riêng mình. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà. 
*Hoạt động 3:
Thi đua giữa các nhóm
*Mục tiêu: Nêu lên được ý thức trách nhiệm của thành viên.
*Bước 1: -Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để nói về những hoạt động của từng người trong gia đình Mai trong lúc nghỉ ngơi.
*Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm vừa chỉ tranh, vừa trình bày.
*Bước3: GV khen nhóm thắng cuộc 
*Hỏi:+Vậy trong gia đình em, những lúc nghỉ ngơi, các thành viên 
thường làm gì? 
+Vào những ngày nghỉ, dịp lễ Tết  em thường được bố mẹ cho đi đâu ? 
*GV chốt kiến thức:
-Mỗi người đều có một gia đình, 
Các thành viên trong gia đình đều 
có những công việc gia đình phù 
hợp và mọi người đều có trách 
nhiệm tham gia, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc. 
-Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình đều có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt vui vẻ, thăm hỏi người thân, đi chơi ở công viên, siêu thị, vui chơi dã ngoại.
*Hoạt động 4:
Thi giới thiệu về gia đình em
*Mục tiêu: Biết được các công việc 
thường ngày của từng người trong 
gia đình.
-GV phổ biến cuộc thi Giới thiệu về gia đình em
-GV khen tất cả các cá nhân HS tham gia cuộc thi và phát phần thưởng cho các em.
*Hỏi: Là một HS lớp 2, vừa là một người con trong gia đình, trách nhiệm của em để xây dựng gia đình là gì ?
*Hoạt động nổi tiếp:
Củng cố – Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Nhớ thực hiện tốt những đã học.
- HS giơ tay phát biểu. Bạn nhận xét.
-1, 2 HS hát. ( Bài: Cả nhà thương nhau, 
nhạc và lời: Phạm Văn Minh Ba ngọn 
nến, nhạc và lời Ngọc Lễ)
-Nói về bố, mẹ, con cái và ca ngợi tình cảm gia đình. 
-Các nhóm HS thảo luận: 
*Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3, chia sẵn các cột; các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau ghi vào giấy. 
Việc làm hằng ngày của:
Ôâng , bà  
Bố , mẹ 
Anh, chị 
Bạn 
-Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận . 
-Các nhóm HS thảo luận miệng (Ông tưới cây, mẹ đón Mai; mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt) 
-1, 2 nhóm HS vừa trình bày kết quả thảo luận, vừa kết hợp chỉ tranh (phóng to) ở trên bảng. 
-Nghe và theo dõi.
-Thì lúc đó sẽ không được gọi là gia đình nữa. 
+Hoặc: Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ với nhau  
-Nghe và theo dõi.
-Các nhóm HS thảo luận miệng 
-Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm nào vừa nói đúng, vừa trôi chảy thì là nhóm thắng cuộc. 
-Một vài cá nhân HS trình bày 
+Vào lúc nghỉ ngơi, ông em đọc báo, bà em và mẹ em xem ti vi, bố em đọc tạp chí, em và em em cùng chơi với nhau. 
+Vào lúc nghỉ ngơi, bố mẹ và ông bà 
cùng vừa ngồi uống nước, cùng chơi với 
em.
-Được đi chơi ở công viên, ở siêu thị, ở 
chợ hoa  
-HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ đã ghi 
trên bảng phụ 
-5 cá nhân HS xung phong đứng trước lớp, giới thiệu trước lớp về gia đình mình và tình cảm của mình với gia đình. 
-Phải học tập thật giỏi 
-Phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ 
-Phải tham gia công việc gia đình 
*Bổ sung-rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 6. DOC.doc