Giáo án Thứ 6 Tuần 14 Lớp 3

Giáo án Thứ 6 Tuần 14 Lớp 3

Chính tả Nhớ Việt Bắc

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát 10 dòng thơ của bài Nhớ Việt Bắc.

2. Kĩ năng : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát 10 dòng thơ của bài Nhớ Việt Bắc

- Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : au / âu, i / iê

- Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: au / âu, i / iê

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị :

- GV : bảng phụ viết bài thơ Nhớ Việt Bắc

- HS : VBT

 

doc 6 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 6 Tuần 14 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14	Thứ sáu, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .	
Tiết : 	 Lớp 3
Âm nhạc
( Giáo viên chuyên dạy )
Tuần : 14	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát 10 dòng thơ của bài Nhớ Việt Bắc.
Kĩ năng : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát 10 dòng thơ của bài Nhớ Việt Bắc 
Luyện đọc, viết đúng một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : au / âu, i / iê
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: au / âu, i / iê
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : bảng phụ viết bài thơ Nhớ Việt Bắc 
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : giày dép, dạy học, kiếm tìm, niên học.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe - viết ( 24’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe – viết chính xác, trình bày, đẹp thể thơ lục bát 10 dòng thơ của bài Nhớ Việt Bắc
Phương pháp : vấn đáp, thực hành 
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc bài thơ. 
Gọi học sinh đọc lại. 
+ Bài chính tả có những tên riêng nào ?
+ Các câu thơ được trình bày thế nào ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng dòng thơ.
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : những, nở, chuốt, đổ vàng, thuỷ chung,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Hướng dẫn học sinh viết bài :
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : au / âu, i / iê.
Phương pháp : thực hành 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Hoa mẫu đơn
Lá trầu
Sáu điểm 
Mưa mau hạt
Đàn trâu
Quả sấu 
Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Chim có tổ, người có tông.
Tiên học lễ, hậu học văn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng l :
Bắt đầu bằng n : 
Có âm i : 
Có âm iê : 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe Giáo viên đọc
Việt Bắc 
Câu 6 chữ viết cách lề vờ ô, câu 8 viết cách lề vở ô.
Học sinh đọc
Chữ đầu câu viết hoa.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe và viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vần au hoặc âu vào chỗ trống :
Điền vào chỗ trống : i / iê
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Nhớ Việt Bắc :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 14	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia ).
Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có hai góc vuông.
Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( 4’ )
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 78 : 4 ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia )
GV viết lên bảng phép tính : 78 : 4 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị
+ 7 chia 4 được mấy ?
+ Viết 1 vào đâu ?
Giáo viên : 1 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất
+ 1 nhân 4 bằng mấy?
Giáo viên : Viết 4 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 7 trừ 4 bằng 3, viết 3 thẳng cột với 7
Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 8 được 38, 38 chia 4 được mấy?
Giáo viên : Viết 9 vào thương, 9 là thương trong lần chia thứ hai.
Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 78 : 4 = 19 là phép chia có dư ở các lượt chia.
Gọi một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu : giúp học củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : đặt tính rồi tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3 : tính 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số tổ có 6 người
+ Vậy sau khi chia tổ thì còn mấy bạn chưa có tổ ?
Giáo viên : vậy chúng ta phải có thêm 1 tổ nữa để 4 bạn này thành lập một tổ. Lúc này trong lớp có bao nhiêu tổ ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4 : vẽ hình tam giác ABC có một góc vuông 
GV gọi HS đọc đề bài 
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
A
cB
Hát
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại 
HS suy nghĩ để tìm kết quả
78
4
4
19
38
36
 2
7 chia 4 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
Hạ 8 được 38; 38 chia 4 được 9, viết 9. 9 nhân 4 bằng 36; 38 trừ 36 bằng 2
7 chia 4 được 1
Viết 1 vào thương
1 nhân 4 bằng 4
38 chia 4 được 9
Cá nhân
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
HS nêu
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét. HS nêu
Học sinh đọc
Lớp 3A có 34 học sinh, cần phải chia thành các tổ, mỗi tổ có không quá 6 người. 
Hỏi có ít nhất bao nhiêu tổ ?
Số tổ có 6 người là 34 : 6 = 5 ( dư 4 )
Vậy sau khi chia tổ thì còn 4 bạn chưa có tổ 
Trong lớp có : 5 + 1 = 6 ( tổ )
1 HS lên bảng làm bài. 
Bài giải :
Ta có : 34 : 6 = 5 ( dư 4 )
Vậy số tổ cần có ít nhất là :
5 + 1 = 6 ( tổ )
 Đáp số : 6 ( tổ )
Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét 
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
Chuẩn bị : Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số .
GV nhận xét tiết học.
Tuần : 14	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Tập làm văn
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : nghe kể : Tôi cũng như bác. Giới thiệu các hoạt động.
Kĩ năng : Nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui : Tôi cũng như bác
Biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạntrong tháng vừa qua. Làm cho học sinh yêu mến nhau
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ truyện vui Tôi cũng như bác trong SGK, Bảng phụ viết sẵn các gợi ý ở BT 2
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Viết thư
Bài mới :
Giới thiệu bài : Nghe kể : Tôi cũng như bác. Giới thiệu các hoạt động ( 1’ )
Hoạt động 1 : Nghe kể : Tôi cũng như bác ( 20’ )
Mục tiêu : giúp học sinh nghe và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui : Tôi cũng như bác
Phương pháp : giảng giải, kể chuyện 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
Giáo viên kể chuyện lần 1
+ Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?
+ Trong câu chuyện có mấy nhân vật ?
+ Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo ?
+ Ông nói gì với người đứng cạnh ?
+ Người đó trả lời ra sao ?
+ Câu trả lời đó có gì đáng buồn cười ?
Giáo viên kể tiếp lần 2, 3
Cho học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện
Giáo viên khen ngợi những học sinh nhớ truyện, kể phân biệt lời các nhân vật : lời nhà văn lịch sự, lời bác đứng cạnh buồn rầu một cách chân thành.
Hoạt động 2 : Giới thiệu các hoạt động 
Mục tiêu : giúp học sinh biết giới thiệu một cách mạnh dạn, tự tin với đoàn khách đến thăm lớp về các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn trong tháng vừa qua. Làm cho học sinh yêu mến nhau
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì ?
+ Em giới thiệu những điều này với ai ?
Giáo viên hướng dẫn : đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô khác, hội Phụ huynh  vì vậy các em nói năng đúng nghi thức với người trên : lời mở đầu ( thưa gửi ), lời giới thiệu : lịch sự, lễ phép, có lời kết.
Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý, giới thiệu một cách mạnh dan, tự tin, nói được những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn, những việc tốt các bạn làm được trong tháng vừa qua.
Gọi 1 học sinh khá giỏi tập nói trước lớp
Cho học sinh làm việc theo tổ, từng em nối tiếp nhau đóng vai người giới thiệu 
Cho các tổ thi đua giới thiệu về tổ mình trước lớp
Giáo viên cho một nhóm học sinh đóng vai các vị khách đến thăm lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng nhất
Hát
Học sinh đọc 
Học sinh quan sát và đọc
Học sinh lắng nghe 
Câu chuyện này xảy ra ở nhà ga 
Trong câu chuyện có 2 nhân vật : nhà văn già và người đứng cạnh.
Nhà văn không đọc được bản thông báo vì ông quên không mang theo kính 
“Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với !”
“Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.”
Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
Cá nhân
( 13’ )
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
Em giới thiệu những điều này với một đoàn khách đến thăm lớp.
Thưa các bác, các chú, cháu là . . . , học sinh tổ . . . . cháu xin giới thiệu với các bác, các chú về các bạn trong tổ cháu. Tổ cháu có . . . bạn. Tổ trưởng là bạn . . .. Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất là bạn . . .. Bạn ngồi bên cạnh là bạn . . . Các bạn đều là người Kinh.
Mỗi bạn trong tổ đều có những điểm đáng quý. Bạn . . . là học sinh giỏi Toán của lớp 
Các bạn đã đóng góp rất nhiều cho phong trào của nhà trường. Trong đợt thi đua học tốt dành nhiều bông hoa điểm 10 tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, các bạn đã ra sức học tập và đạt rất nhiều thành tích cao. 
Cháu đã giới thiệu xong về tổ cháu. 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 6 tuan 14.doc