Giáo án Thủ công khối 3 tuần 29: Làm đồng hồ để bàn

Giáo án Thủ công khối 3 tuần 29: Làm đồng hồ để bàn

THỦ CÔNG

LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.

- Làm được đồng hồ để bàn theo đúng quy trình kĩ thuật.

- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu).

- Đồng hồ để bàn.

- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.

- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1497Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công khối 3 tuần 29: Làm đồng hồ để bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ công
Làm đồng hồ để bàn (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn theo đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu).
- Đồng hồ để bàn.
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Làm lọ hoa gắn tường thật nhanh.
*Kiểm tra, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Làm đồng hồ để bàn. 
*Trực tiếp:
- GV treo mẫu quan sát, giới thiệu bài, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ
- Liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ.
*Quan sát, vấn đáp, mô tả.
- GV treo mẫu quan sát.
- HS quan sát, vấn đáp.
- GV kết luận.
3/ Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Cắt giấy.
- Cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ.
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10ô, rộng 5 ô.
- Cắt một tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
-HS nêu tên bước 1, GV ghi bảng.
-HS phân tích trên tranh bước 1.
-GV làm mẫu bước 1,vừa làm vừa nêu cách thực hiện.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
- Làm khung đồng hồ:
+ Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
+ Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2).
+ Gấp hình 2 lên 2ô theo dấu gấp (gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16 ô, rộng 10 ô (H.3). 
- Làm mặt đồng hồ:
+ Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ (H.4).
+ Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ (H.5).
+ Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình (H.6).
- Làm đế đồng hồ:
+ Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía trên, gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp (H.7). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào các nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài 16ô, rộng 6ô làm đế đồng hồ (H.8).
+ Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ (H.9).
- Làm chân đỡ đồng hồ:
+ Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10 ô, rộng 2 ô rưỡi (H.10a, b).
Nếu dùng giấy thủ công dày hoặc bìa (dài 10ô, rộng 5ô) thì chỉ cần gấp đôi theo chiều dài để lấy dấu gấp giữa. Sau đó mở ra, bỗi hồ đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân đỡ đồng hồ.
+ Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10 c.
-HS nêu tên bước 2,GV ghi bảng.
-HS phân tích trên tranh bước 2.
-GV làm mẫu bước 2,vừa làm vừa nêu cách thực hiện.
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ:
+ Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1ô và đánh dấu.
+ Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu (H.11).
- Dán khung đồng hồ vào phần đế:
Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế (H.12).
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ:
Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2ô của chân đỡ (H.13a) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ. Sau đó bôi tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1ô) (H.13b).
* GV tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho HS tập làm mặt đồng hồ để bàn.
-HS nêu tên bước 3,GV ghi bảng.
-HS phân tích trên tranh bước 3.
-GV làm mẫu bước 3,vừa làm vừa nêu cách thực hiện.
- HS thực hành.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
thủ công 
Làm đồng hồ để bàn (Tiết )
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
- Làm được đồng hồ để bàn theo đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công (hoặc bìa màu).
- Đồng hồ để bàn.
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
*ổn định tổ chức:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu và thực hiện các thao tác làm đồng hồ để bàn đã được học ở tiết 1.
*Kiểm tra, đánh giá.
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Hôm nay, các con sẽ thực hành làm đồng hồ để bàn, sau đó trang trí, trình bày sản phẩm.
2/Hoạt động 3: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
- GV yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn. GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm đồng hồ để bàn:
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- GV nhắc HS khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- GV gợi ý cho HS trang trí đồng hồ như vẽ ô nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3, ghi nhãn hiệu của đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ hình trên mặt đồng hồ
- Sau khi HS hiểu rõ quy trình thực hiện, GV tổ chức cho HS thực hành. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- HS trang trí và trưng bày sản phẩm. GV tuyên dương, khen ngợi những em trang trí sản phẩm đẹp, có nhiều sáng tạo.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
*Trực tiếp:
-GVgiới thiệubài, ghi tên bài.
*Luyện tập,thực hành.
-HS nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt, dán.
-GV treo tranh quy trình.
-HS thực hành theo nhóm. Trong quá trình HS thực hành, GV đến các nhóm quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
-GV kiểm tra sản phẩm. 
-GV chọn một số sản phẩm đẹp cho cả lớp quan sát. Sau đó nhận xét và khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để động viên, khuyến khích HS.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang bìa màu hoặc giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Làm quạt giấy tròn”
- GV nhận xét , nêu yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docT293031_thucong_b17.doc