Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 20

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 20

Tiết 1,2,3 THỦ CÔNG

2C, 2B, 2A Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.

- Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng, có thể cắt gấp thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn, nội dung, hình thức trang trí có thể đơn giản.

- Với HS khéo tay: Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.

II. Chuẩn bị:

 Một số mẫu thiếp in

III. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- Tiết trước học bài gì?

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20
 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tiết 1,2,3 Thủ công
2C, 2B, 2A Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng, có thể cắt gấp thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn, nội dung, hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay: Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
II. Chuẩn bị:
 Một số mẫu thiếp in
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tiết trước học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Nội dung bài:
- GV gợi ý cho HS nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
 GV nhận xét, bổ sung
- GV cho HS thực hành làm thiếp chúc mừng.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm làm đẹp.
- HS khá giỏi nêu:
+Bước 1: Gấp, cắt thiếp chúc mừng
+Bước 2: Trang trí thiếp
- HS thực hành gấp, cắt, dán trang trí.
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
______________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Sáng
Tiết 1,4 Thủ công
3B, 3A Đan nong mốt (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nan nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn, phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà...
II.Chuẩn bị:
- Trang quy trình đan nong mốt.
- Giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Thực hành đan nong mốt: 
- Gọi HS nêu lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhắc lại cách đan.
- GV cho HS thực hành tiếp sản phẩm đan nong mốt.
- GV theo dõi, nhắc nhở giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm.
- GV và HS nhận xét sản phẩm.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm đẹp.
- 1-2 HS khá giỏi nêu.
- Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Cắt các nan dọc cạnh 1 hình vuông có cạnh 9 ô sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 để làm các nan dọc.
+ Cắt nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp rộng 1 ô, dài 9 ô (nan khác màu)
- Bước 2: Đan nong mốt.
Cách làm: Nhấc 1 nan đè một nan lệch nhau...
+Đan nan thứ nhất nhấc nan dọc 2,4,6,8 luồn nan ngang thứ nhất vào...
+Đan nan ngang thứ 2: nhấc nan dọc 1,3,5,7,9 luồn nan ngang thứ 2 vào...
- Nan 3 giống na 1; nan 4 giống nan 2....
- Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan: Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại dán lần lượt xung quanh tấm đan...
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 ---------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3 Kỹ thuật
4A, 4C Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
- Biết đặc điểm, tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trồng rau hoa đơn giản.
II. Chuẩn bị:
 Hạt giống rau, hoa; cuốc, cào, bình tưới nước...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Vì sao nên trồng nhiều rau hoa?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Vật liệu chủ yếu khi trồng rau hoa.
- Yêu cầu HS đọc nội dung SGK
+Nêu tên những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau hoa.
+Nêu tác dụng của những vật liệu đó?
+Hãy kể tên một số hạt giống rau hoa mà em biết?
+ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau hoa?
+Theo em dùng loại phân nào tốt nhất?
- HS theo dõi.
- HS nêu, ví dụ: hạt giống, phân bón, đất trồng...
- Hạt giống gieo xuống đất sẽ phát triển thành cây....
- 1-2 HS nêu.
2-3 HS trả lời, bổ sung.
1-2 HS khá giỏi trả lời.
b. Các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Yêu cầu HS đọc nội dung 2 SGK.
- Nêu tên các dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa?
- Nêu cấu tạo và cách sử dụng các dụng cụ đó?
- Lưỡi cuốc và cán cuốc thường được làm bằng dụng cụ gì?
- Cào thường được dùng để làm gì?
- Quan sát hình 4 em hãy nêu cách cầm vồ đập đất?
- Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì?
GV kết luận.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS theo dõi.
- cuốc, cào,....
- Cuốc gồ lưỡi cuốc và cán cuốc...
- Lưỡi cuốc làm bằng sắt....
- Cào được dùng để xới đất.
- HS nêu, ví dụ: Tay trái cầm đầu cán....
- Bình tưới nước thường được làm bằng nhôm, nhựa...
- 3- 5 HS đọc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 -----------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Kỹ thuật
4B Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3 Kỹ thuậtTăng
4A, 4C Ích lợi của việc trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
- Biết được một số ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về ích lợi của việc trồng rau, hoa.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
- Nêu ích lợi của việc trồng rau, hoa?
- Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
- Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày của gia đình em?
+Rau còn được sử dụng để làm gì?
GV chốt ý.
* Nêu ích lợi của việc trồng hoa?
+Gia đình em có trồng hoa không? Đó là những loại hoa gì?
+Hoa còn trồng để làm gì?
GV chốt ý.
- Làm thức ăn, rau cung cấp nhiều vi ta min...
- 1-2 HS nêu.
- HS nêu, ví dụ: luộc, xào, nấu....
- Bán, xuất khẩu...
- Trang trí, làm quả tặng, làm nước hoa..
- 3- 5 HS trả lời, nhận xét.
- Để bán mang lại thu nhập cho con người.
b. Điều kiên, khả năng phát triển của cây rau, hoa ở nước ta.
- Khí hậu ở nước ta có đặc điểm gì?
- ở nước ta loại rau, hoa nào được trồng nhiều?
- Muốn trồng rau hoa đạt kết quả chúng ta cần biết gì?
GV kết luận.
- Nhiệt đới gió mùa
- HS nêu, ví dụ: Rau muống, rau cải.....
- Cần biết kỹ thuật gieo trồng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
_____________________________________________________________
 Thứ năm ngày 2 tháng 2 năm 2012
Sáng
Tiết 1,2,3 Kỹ thuật
5D,5C,5B Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. Mục tiêu:
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Biết liên hệ thực tế để nêu một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
II. Chuẩn bị:
 Tranh minh họa SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Nêu những thức ăn không được cho gà ăn?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Mục đích, tác dụng của việc vệ sinh, phòng bệnh cho gà.
- Gọi HS đọc mục 1 SGK.
- Em hãy kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà?
- Tại sao phải phòng bệnh cho gà?
- Em hãy nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phóng bệnh khi nuôi gà?
- HS theo dõi.
- HS nêu, ví dụ: Làm sạch và giữu gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống, chuồng trại nuôi gà; tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà...
- 2- 3 HS nêu, bổ sung.
- 1-2 HS nêu.
GV kết luận: Vệ sinh phòng bệnh cho gà nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh làm cho không khí chuồng nuôi trong sach và giúp cơ thể gà tăng sức đề kháng nhờ đó gà khoẻ mạnh ít bị các bệnh đường ruột, đường hô hấp...
b. Tìm hiểu cách vệ sinh, phòng bệnh cho gà.
- Em hãy kể tên các dụng cụ cho gà ăn?
- Em hãy nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà?
- Tại sao phải thường xuyên dọn chuồng gà?
- Em hãy cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
- HS nêu, ví dụ: máng ăn, máng uống...
- 2-3 HS nêu.
- 1-2 HS khá giỏi nêu, bổ sung.
- 2-3 HS nêu.
c. Đánh giá kết quả học tập.
- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời:
+Theo em vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống có tác dụng gì?
+Em hãy nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi?
+Em hãy cho biết vị trí tiêm và nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thảo luận, trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về áp dụng thực tế.
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Kỹ thuật
5A Chăm sóc gà 
I. Mục tiêu:
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà, biết liên hệ thực tế để nêu cách chăm sóc gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có)
II. Chuẩn bị:
 Tranh minh họa SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa, mục đích của việc nuôi dưỡng gà?
- Ta phải cho gà ăn, uống như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Thế nào là chăm sóc gà?
- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK và nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
b. Cách chăm sóc gà.
* Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK/64 và nêu tên các công việc chăm sóc gà
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi SGK.
- Cho HS liên hệ ở gia đình.
- Tại sao phải sưởi ấm cho gà con? Nhất là khi không có mẹ?
* Chống nóng, chống rét, phòng ấm cho gà.
- Gọi HS đọc mục 2 SGK và nêu cách chống nóng, chống rét cho gà.
- Gọi HS liên hệ ở gia đình, địa phương.
* Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
- Gọi HS đọc mục 2 SGK và quan sát hình 2.
- Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn?
- Nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà?
1-2 HS nêu: Cho gà ăn, uống, che nắng, chắn gió cho gà...
- Nhằm tạo điều kiện sống thuận lợi, thích hợp cho gà và giúp gà tránh được ảnh hưởng không tốt của các yếu tố môi trường... khoẻ mạnh, mau lớn và có sức khoẻ tốt và ngược lại.
+ Sưởi ấm cho gà
+ Chống nóng, chống rét.
+ Phòng ấm cho gà.
+ Phòng ngộ độc thức ăn.
- HS trả lời theo cặp.
- Dùng chụp sưởi, sưởi bằng đèn điện
- ... gà con không chịu được rét.
- 2- 3 HS nêu.
- HS tự liên hệ
- HS quan sát.
- ... thức ăn bị mốc và có vị mặn.
- 2- 3 HS nêu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về áp dụng thực tế.
 ---------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Thủ công
2D Cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng (Tiết 2)
 (Đã soạn dạy vào vào chiều thứ hai)
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Thủ công
3D Đan nong mốt (tiết 2)
 (Đã soạn dạy vào vào sáng thứ ba)
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
 1D Kẻ các đoạn thẳng cách đều
I. Mục tiêu:
- Biết cách kẻ các đoạn thẳng cách đều.
- Kẻ được ít nhất 3 đoạn thẳng cách đều, đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
II. Chuẩn bị:
 Các đoạn thẳng, bút chì, thước kẻ, 
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Tiết trước học bài gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Quan sát.
- Trên bảng cô có những gì?
- Những vật nào xung quanh ta có các đoạn thảng cách đều nhau?
b. Hướng dẫn thao tác mẫu:
- Lấy 2 điểm bất kì trên một dòng kẻ, giữ cố định bằng tay trái, tay phải cầm bút chì nối 2 điểm đó lại ta được 1 đoạn thẳng.
- Các đoạn thẳng khác có cách kẻ tương tự.
- GV kẻ mẫu
- Gọi HS lên bảng.
c. Thực hành.
- GV cho HS thực hành kẻ nháp.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS yếu.
- GV cho HS kẻ vào vở.
- Tuyên dương 1 số em kẻ đẹp.
- Các đoạn thẳng cách đều nhau.
- Cửa sổ, cửa ra vào, dòng kẻ...
- HS quan sát.
- HS quan sát, nhắc lại cách làm.
- 1-2 HS thực hành trên bảng.
- HS thực hành kẻ 5 đoạn thẳng cách đều nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà thực hành.
_____________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
Sáng
Tiết 1,3 Thủ công
 1B, 1A Kẻ các đoạn thẳng cách đều
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ năm)
 -----------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Kỹ thuật
5A Vệ sinh phòng bệnh cho gà
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ năm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc