Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 33

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 33

Chiều

Tiết 1,2,3 THỦ CÔNG

2C, 2A, 2B Ôn tập thực hành, thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích (Tiết1)

I. Mục tiêu:

- Ôn tập củng cố được kiến thức, kỹ năng làm thủ công lớp 2.

- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.

- Với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học, có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II. Chuẩn bị:

 Các nguyên liệu để làm.

III. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33
 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2012
Chiều
Tiết 1,2,3 Thủ công 
2C, 2A, 2B Ôn tập thực hành, thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích (Tiết1)
I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố được kiến thức, kỹ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học, có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 Các nguyên liệu để làm.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài.
- Củng cố lại các bước làm sản phẩm đồ chơi.
- Em hãy nêu tên các sản phẩm đồ chơi đã học?
- Hãy nêu các bước làm từng sản phẩm?
- Nguyên liệu làm các sản phẩm là gì?
* Thi làm đồ chơi.
- GV yêu cầu HS hãy làm một đồ chơi mà em yêu thích.
- Tổ chức cho HS thực hành làm.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm đẹp.
- 3- 5 HS khá giỏi nêu, nhận xét.
- HS nối tiếp nêu, ví dụ: làm dây xúc xích; làm đồng hồ đeo tay; làm con bướm........
- 2-3 HS khá giỏi nêu, ví dụ:
 Quy trình làm con bướm:
Bước 1: Cắt giấy
Bước 2: Gấp cánh bướm.
Bước 3: Buộc thân bướm
Bước 4: Làm râu bướm
- Giấy màu, hồ dán........
- HS tự nêu một đồ chơi mà mình yêu thích.
- HS tự làm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS đổi chéo sản phẩm đánh giá chéo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
________________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2012
 Sáng
Tiết 1,4 Thủ công
3B, 3A Ôn tập chương 3 và chương 4
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kỹ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học.
- HS có thói quen làm việc cẩn thận, yêu thích sản phẩm của mình.
II. Chuẩn bị:
 Một số sản phẩm đã học.
 Giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Chương ba ta học những bài thủ công nào?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Ôn tập.
- Chương 3 và chương 4 chúng ta đã học những bài nào?
- GV nhận xét, bổ sung
- GV hỏi HS:
+Nêu các bước đan nong mốt?
+Nêu các bước đan nong đôi?
+Nêu các bước làm lọ hoa gắn tường?
+Nêu các bước làm đồng hồ để bàn?
+ Nêu cách làm quạt giấy tròn?
 Nhận xét, bổ sung
- HS nêu, ví dụ: Đan nong mốt; đan nong đôi; Làm lọ hoa gắn tường; Làm đồng hồ để bàn; Làm quạt giấy tròn. 
- 2-3 HS nêu, bổ sung.
- 2-3 HS nêu, bổ sung.
- 2-3 HS nêu, bổ sung.
- 2-3 HS nêu, bổ sung.
- HS nêu, nhận xét:
Bước 1: Cắt giấy.
Bước 2: Gấp, cắt, dán quạt.
Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
b. Thực hành.
- Cho HS chọn trong các sản phẩm đã học để làm một sản phẩm mà em yêu thích.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm đẹp
- HS tự chọn một sản phẩm để làm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
________________________________________________________________________
 Thứ năm 3 ngày 5 tháng năm 2012
Sáng
Tiết 1,2,3,4 Kỹ thuật
5D, 5C, 5B, 5A Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS chọn được các chi tiết lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một số mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
II. Chuẩn bị.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
HĐ 2: HS thực hành lắp ghép mô hình tự chọn.
- GV gợi ý cho HS trả lời mô hình nhóm mình chọn để lắp.
- GV cho HS chọn chi tiết mô hình mình định lắp.
- GV cho HS lắp từng bộ phận.
- GV cho HS lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
- GV theo dõi, nhắc nhở một số em còn lúng túng.
HĐ 3: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục 3 SGK.
- GV cử HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: Hoàn thành: A; chưa hoàn thành: B ; mô hình mang tính sáng tạo: A+
- Từng nhóm trả lời.
- Các nhóm chọn chi tiết.
- Các nhóm lắp ráp hoàn chỉnh mô hình nhóm mình chọn lắp.
- Các nhóm để sản phẩm của mình lên bàn.
- 2, 3 HS đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, tuyên dương một số nhóm.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp vào hộp.
- GV gợi ý cách lắp ghép các bộ phận của 2 mô hình SGK.
* Mẫu 1: lắp cái bừa.
* Mẫu 2: lắp băng chuyền.
- Dặn HS về nhà xem bài để giờ sau có thể lắp 2 mẫu trên.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem xem bài.
 ----------------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1 Thủ công
2D Ôn tập thực hành, thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích (Tiết 1) 
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ hai)
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Thủ công
3D Ôn tập chương III và chương IV
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 ---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 Thủ công
1D Ôn tập chương 3: Kỹ thuật cắt, dán giấy
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kỹ năng cắt, dán giấy đã học.
- Cắt, dán được ít nhất 2 hình trong các hình đã học, sản phẩm cân đối, đường cắt tương đối phẳng.
- Với HS khéo tay: Cắt, dán được ít nhất 3 hình trong các hình đã học; có thể cắt dán được hình mới, sản phẩm cân đối, đường cắt thẳng, hình dán phẳng, trình bày sản phẩm đẹp, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
 Giấy màu, kéo, hồ dán...
 Một số sản phẩm đã học.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Ôn lý thuyết.
- Em đã được cắt, dán những sản phẩm nào?
- Em hãy nêu lại quy trình cắt, dán các hình đó?
 Nhận xét, bổ sung
- HS nêu, ví dụ: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác; hàng rào, ngôi nhà. 
- 3- 5HS khá giỏi nêu, ví dụ:
Bước 1: Kẻ ô đếm rồi vẽ.
Bước 2: Cắt dời từng nan theo đường kẻ 4 nan giấy dọc và 2 nan giấy ngang.
Bước 3: Dán cách đều 1 ô.
.................
b. Thực hành.
- GV cho HS tự ý chọn cắt, dán một trong các hình mà em thích.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhắc HS làm rồi dán vào tờ giấy.
- Cho HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- GV và HS nhận xét, đánh giá
- Tuyên dương 1 số HS làm đẹp.
- HS tự chọn theo ý thích của mình rồi thực hành làm.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
- HS và GV đánh giá sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS.
______________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 5 tháng năm 2012
Sáng
Tiết 3 Thủ công
1B, 1A Ôn tập chương 3: Kỹ thuật cắt, dán giấy 
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ năm) 
_________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc