Giáo án Thủ công lớp 3 cả năm

Giáo án Thủ công lớp 3 cả năm

Bài 1 :

BỌC VỞ

I. Mục tiêu :

- HS biết cách bọc vở (bao tập)

- Bọc được vở bằng giấy tự chọn

- Có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp

II. Đồ dùng dạy học :

- Quyển vở bao bìa, quyển chưa bao, bìa cũ nát

- Tờ giấy bao vở, kéo, bút chì.

III. Hoạt động dạy và học :

 

doc 73 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1499Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thủ công lớp 3 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	Ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 1 : 	
BỌC VỞ
I. Mục tiêu : 
HS biết cách bọc vở (bao tập)
Bọc được vở bằng giấy tự chọn 
Có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp
II. Đồ dùng dạy học :
Quyển vở bao bìa, quyển chưa bao, bìa cũ nát 
Tờ giấy bao vở, kéo, bút chì.
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng của HS
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét
 Đưa 2 quyển tập bao và không bao.
- Hai quyển vở này có gì khác nhau ?
- Bìa bọc vở thế nào ? Kích thước bìa bao vở ra sao ? Màu sắc ? Loại giấy ?
 GV mở các nếp gấp, lấy tờ giấy bọc vở cho HS quan sát bìa vở được bọc 
và không bọc. 
- Vậy bọc vở có lợi gì ? Cần chọn lựa giấy thế nào ? 
 Nhận xét chốt ý : Bọc vở để vở luôn sạch, đẹp, không rách.
* HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu :
 Treo quy trình bọc vở.
- Quy trình bọc vở gồm mấy bước ?
 Thao tác mẫu và hướng dẫn 
Bước 1 : Chọn và gấp giấy để bọc vở
- Những loại giấy nào có thể dùng để bao vở ? Kích thước ? 
 Chốt : Chọn loại giấy có màu sắc, độ dày vừa phải để bao vở cho đẹp. Kích thước lớn bìa vở để có thể gấp vào theo mỗi chiều 3 – 4 cm.
Cách gấp : 
 + Gấp đôi tờ giấy bọc vở lấy điểm giữa 
 + Nhấc quyển vở, gấp giấy bọc vào 2 đường kẻ và miết nhẹ
 + Mở tờ giấy bọc vở ra, gấp lại theo dấu gấp lấy nếp. 
Bước 2 : Bọc vở 
- Đặt gáy quyển vở vào đúng đường dấu giữa tờ giấy. Lồng 2 mép trên, mép dưới lại, miết theo đường gấp.
- Hát
- Quan sát và nhận xét trả lời.
- Cả lớp bổ sung.
- Quan sát và trả lời
- Quan sát và trả lời
- Lật toàn bộ giấy vở sang phải. Gấp chéo 2 góc cạnh trái – gấp lại.
- Tương tự làm bên trái. 
 GV Nhận xét.
* HĐ 3 : Thực hành 
- Tổ chức cho HS thực hành bao vở đã chuẩn bị
- Quan sát, giúp đỡ HS 
- Đánh giá kết qủa thực hành
4. Nhận xét – dặn dò : 
- Nhận xét tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
- Chuẩn bị : gấp tàu thủy 2 ống khói.
- 1 HS nhắc lại bước gấp bọc vở
- Thực hành
- Trưng bày SP
- Tự nhận xét lẫn nhau
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 2 : 
TIẾT 1 : 	GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI
I. Mục tiêu : 
HS biết cách gấp tàu thủy 2 ống khói
Gấp được tàu thủy 2 ống khói đúng kỹ thuật
Yêu thích gấp hình 
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu tàu thủy 2 ống khói, tranh quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói.
Giấy thủ công, kéo, bút chì, bút màu...
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Nhận xét bài cũ 
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét
 Đưa mẫu tàu thủy 2 ống khói 
- Đây là mẫu vật gì ? Có gì đặc biệt ? Hình dáng ra sao ? 
 Giảng : Hình mẫu là đồ chơi được gấp gần giống tàu thủy. Trong thực tế tàu thủy được làm bằng sắt, thép có cấu tạo phức tạp hơn. 
- Thế tàu thủy được dùng làm gì ? 
 Gọi 1 HS lên bảng mở dần tàu thủy thành tờ giấy vuông ban đầu. 
* HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu 
 Giới thiệu quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói – gồm mấy bước ?
 Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước
Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
- Để gấp tàu thủy 2 ống khói dùng giấy màu hình gì ?
 Gọi 1 HS gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông
- Gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau lấy điểm giữa O và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra. (H.2)
- Hát
- Quan sát, nhận xét
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát
- Quan sát, nhận xét
- Trả lời
- 1 HS thực hành
Bước 3 : Gấp tàu thủy 2 ống khói 
- Đặt tờ giấy lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình. (H.3)
- Lật H.3 ra mặt sau và tiếp tục gấp tương tự trên, được H.4
- Lật tiếp H.4 gấp như trên ta được H.5
- Lật H.5 ra mặt sau được H.6
- Cả lớp quan sát
- Cho ngón trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên. Làm như vậy với ô vuông đối diện ta được 2 ống khói của tàu thủy (H.7)
- Lồng 2 ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo ra 2 phía, dùng 2 tay ép vào sẽ được tàu thủy 2 ống khói. (H.8)
* HĐ 3 : Thực hành 
- Gọi 1 HS thao tác gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Quan sát, sửa chữa kịp thời.
- Yêu cầu HS tập gấp tàu thủy 2 ống khói bằng giấy. 
- Nhận xét, sửa sai.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Tập gấp tàu thủy 2 ống khói nhiều lần cho quen.
- 1 HS thực hành
- Cả lớp quan sát
- Cả lớp gấp
- Nhận xét
TIẾT 2 : 	 Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại 
 Gọi 2 HS gấp tàu thủy 2 ống khói
- Hãy nhắc lại quy trình gấp tàu thủy 2 ống khói ? ( 3 bước ) 
 Gợi ý : gấp tàu thủy rồi dán vào vở, trang trí xung quanh cho đẹp.
* HĐ 2 : Thực hành 
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- GV quan sát, uốn nắn
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét – đánh giá kết quả cá nhân, nhóm. 
- Hát
- 2 HS gấp 
- Cá nhân 
- Nhận xét
- Nhóm thực hành
- Nhóm trình bày
- Nhận xét
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung
- Chuẩn bị : “Gấp con ếch”.
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	Ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 3 : 	
GẤP CON ẾCH
I. Mục tiêu : 
HS biết cách gấp con ếch.
Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình kỹ thuật. 
Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu ếch gấp bằng giấy màu (lớn), tranh quy trình gấp con ếch.
Giấy thủ công, kéo, bút màu sẫm.
III. Hoạt động dạy và học :Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Gấp tàu thủy 2 ống khói
- Tổ chức thi đua gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Hướng dẫn quan sát - nhận xét
 Đưa mẫu ếch gấp bằng giấy
- Ếch gồm có những phần nào ?
- Mỗi phần có đặc điểm gì ?
 Nhận xét, chốt : ếch gồm 3 phần : 
+ Phần đầu có 2 mắt, nhọn dần về phía trước.
+ Phần thân phình rộng dần về phía sau.
+ 2 chân trước và 2 chân sau ở phía dưới thân.
 Yêu cầu HS liên hệ thực tế : hình dạng và lợi ích của ếch 
 Yêu cầu 1 HS mở dần con ếch ra tờ giấy ban đầu. 
* HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu.
 Giới thiệu quy trình gấp ếch .
- Quy trình gấp ếch gồm mấy bước ? Nêu từng bước.
 GV vừa thao tác gấp vừa hướng dẫn từng bước :
Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
- Yêu cầu 2 HS thực hiện.
- Nhận xét.
Bước 2 : Gấp tạo 2 chân trước con ếch 
 Lưu ý HS : Giống cách gấp phần đầu và cánh máy bay đuôi rời ở lớp 2. 
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo (H.2) được hình tam giác (H.3). Gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa rồi mở ra. 
- Hát
- 4 HS
- Nhận xét.
- Quan sát, nhận xét
- Cá nhân trả lời
- Quan sát 
- Quan sát
- 2 HS
- Cả lớp nhận xét
A
	B	C
- Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và C trùng với đỉnh A ( H.4).
- Lồng 2 ngón tay cái vào trong lòng H.4 kéo sang 2 bên được H.5.
- Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phía trên theo đường dấu gấp sao cho 2 nửa cạnh đáy nằm sát vào đường dấu giữa (H.6). 
- Gấp 2 đỉnh của hình vuông trong H.6 vào theo đường dấu gấp sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường giữa hình, được 2 chân trước (H.7).
Bước 3 : Gấp tạo 2 chân sau vào thân ếch
- Lật H.7 ra mặt sau được H.8.
- Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp 2 cạnh bên nằm đúng đường nếp gấp (H.9).
- Lật H.9 ra mặt sau được H.10.
- Gấp phần cuối của H.10 lên theo đường gấp, miết nhẹ theo được H.11
- Gấp đôi phần vừa gấp lên theo đường dấu gấp ở H.11 ta được 2 chân sau của ếch (H.12).
- Lật lên, dùng bút màu tô sẫm 2 mắt được ếch hoàn chỉnh. 
* Cách làm cho ếch nhảy :
- Làm mẫu + giải thích
* HĐ 3 : Thực hành 
- Gọi 1 HS thao tác gấp ếch.
- Quan sát, sửa chữa kịp thời.
- Yêu cầu cả lớp tập gấp bằng giấy.
- Nhận xét sửa sai.
- 2 HS thực hiện
- 1 HS
- Nhận xét 
- Cả lớp gấp
- Nhận xét.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- VN : Tập gấp ếch nhiều lần cho quen.
TIẾT 2 : 	 Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Gấp con ếch
- Tổ chức thi đua gấp con ếch.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại 
 Gọi 2 HS gấp ếch
- Hãy nhắc lại quy trình gấp ếch. (3 bước)
 Gợi ý : Gấp xong, cắt 2 hình tròn nhỏ hoặc tô màu làm mắt; trang trí ao sen,...
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 
- Quan sát uốn nắn.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét kết quả cá nhân, nhóm.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung
- Chuẩn bị : Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- Hát
- 4 HS
- Nhận xét
- 2 HS
- 3,4 HS nhắc
- Nhận xét.
- Thực hành 
- Nhận xét.
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THU ... n xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Tập làm lọ hoa gắn tường cho đẹp.
- Hát
- Cá nhân
- Cả lớp thực hành
- Nhận xét.
TIẾT 3 : 	 	Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm lọ hoa gắn tường.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa.
- Nhận xét.
- GV giới thiệu + gợi ý 1 số mẫu sáng tạo.
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm + Quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày SP + Nhận xét kết quả cá nhân, nhóm.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị : Làm đồng hồ để bàn.
- Hát
- Cá nhân
- QS + NX
- Các nhóm TH
- Nhận xét.
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	Ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 17 : 	
TIẾT 1 :	 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN
I. Mục tiêu : 
HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
Làm được đồng hồ để bàn đúng kĩ thuật.
Yêu thích SP mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy, 1 mẫu thật. Tranh quy trình.
Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm lọ hoa gắn tường.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét
 Giới thiệu đồng hồ mẫu
- Hình dạng, màu sắc đồng hồ thế nào ? Tác dụng ?
- Có giống đồng hồ thật hay không ?
 Liên hệ thực tế : - Đồng hồ có những bộ phận nào ?
 - Tác dụng của đồng hồ ?
 NX, chốt.
* HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu
- Treo quy trình + Ycầu HS nhận xét các bước.
- Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước :
Bước 1 : Cắt giấy 
- Cắt 2 tờ giấy dài 24 ô, rộng 16 ô làm khung.
- Cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô làm chân đỡ.
- Cắt 1 tờ giấy trắng dài 14 ô, rộng 8 ô làm mặt đồng hồ.
Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ ).
- Làm khung đồng hồ :
 + Gấp đôi chiều dài tờ giấy dài 24 ô, rộng 16 ô, miết thành đường gấp.
 + Mở giấy ra, bôi hồ 4 mép và giữa tờ giấy. Gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính vào nhau.
 + Tiếp tục gấp lên 2 ô theo dấu gấp ( phía có 2 mép giấy ).
- Hát
- QS + NX
- Trả lời
- QS + NX
- Làm mặt đồng hồ :
 + Gấp tờ giấy làm mặt đồng hồ thành 4 phần bằng nhau, lấy điểm giữa và 4 điểm đánh số trên mặt.
 + Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa và 4 điểm đánh dấu. Viết số 3, 6, 9, 12 vào.
 + Cắt, dán hoặc vẽ kim giờ, phút, giây từ điểm giữa hình.
- Làm đế đồng hồ :
 + Đặt dọc tờ giấy ( 24 ô, 6 ô ), mặt kẻ ô ở trên, gấp lên 6 ô theo dấu gấp.
 + Gấp tiếp 2 lần nữa, bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại.
 + Gấp 2 cạnh dài theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết thẳng. Mở ra, vuốt lại để tạo chân đế.
- Làm chân đỡ đồng hồ :
 + Gấp tờ giấy vuông lên 2 ô rưỡi. Gấp tiếp 2 lần như vậy nữa. Bôi hồ nếp gấp cuối, dán lại.
 + Gấp lên 2 ô theo chiều rộng , miết kĩ.
Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh
- Dán mặt vào khung :
 + Đặt ướm tờ giấy làm mặt vào khung cho đều các mép, đánh dấu.
 + Bôi hồ, dán đúng vị trí.
- Dán khung vào đế : Bôi hồ mặt trước phần gấp lên 2 ô của khung, dán vào đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế.
- Dán chân đỡ vào mặt sau khung : Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ, dán vào mặt giữa đế , bôi hồ tiếp đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung.
* HĐ 3 : Thực hành
- Gọi HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ.
- Tổ chức cho HS thực hành + QS, nhắc nhở.
- Nhận xét kết quả.
4. Nhận xét – dặn dò : - Nhận xét chung.
 - VN : Tập làm đồng hồ để bàn.
- Cá nhân
- Cả lớp thực hành
- Nhận xét.
TIẾT 2 : 	 	Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm đồng hồ để bàn.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ.
- Nhận xét.
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành + Quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày SP + Nhận xét.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Tập làm đồng hồ để bàn cho đẹp.
- Hát
- Cá nhân
- Cả lớp thực hành
- Nhận xét.
TIẾT 3 : 	 	Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm đồng hồ để bàn.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn.
- Nhận xét.
- GV giới thiệu + gợi ý 1 số mẫu sáng tạo.
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm + Quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày SP + Nhận xét kết quả cá nhân, nhóm.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị : Làm quạt giấy tròn.
- Hát
- Cá nhân
- QS + NX
- Các nhóm TH
- Nhận xét.
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	Ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 18 : 	
TIẾT 1 :	 LÀM QUẠT GIẤY TRÒN
I. Mục tiêu : 
HS biết cách làm quạt giấy tròn.
Làm được quạt giấy tròn đúng kĩ thuật.
Yêu thích SP mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu quạt giấy tròn, các bộ phận . Tranh quy trình.
Giấy thủ công, kéo, bút chì, thước
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm đồng hồ để bàn.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Hướng dẫn quan sát nhận xét
 Giới thiệu mẫu quạt giấy tròn.
- Quạt có dạng hình gì ? Gồm những bộ phận nào ?
- Có gì khác với quạt giấy đã học lớp 1 ?
 Nhận xét + giới thiệu các bộ phận làm quạt tròn.
* HĐ 2 : Hướng dẫn mẫu
 Treo quy trình + Ycầu HS nhận xét các bước.
 Thao tác mẫu và hướng dẫn từng bước :
Bước 1 : Cắt giấy 
- Cắt 2 tờ giấy chữ nhật dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt
- Cắt 2 tờ giấy chữ nhật cùng màu dài 16 ô, rộng 12 ô làm cán quạt. 
Bước 2 : Gấp, dán quạt
- Hát
- QS + Nhận xét
- Trả lời
- QS + Nhận xét
- QS kĩ
- Lần lượt gấp 2 tờ giấy chữ nhật, các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng đến hết. Sau đó, gấp đôi lấy dấu giữa.
- Đặt mặt màu của 2 tờ vừa gấp cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào nhau. Dùng chỉ buộc chặt nếp gấp giữa, bôi hồ lên mép gấp trong cùng rồi ép chặt.
Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt 
- Lấy từng tờ giấy làm cán gấp nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép giấy và dán lại, được cán quạt.
- Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Lần lượt dán ép 2 cán vào 2 mép ngoài cùng. Đợi khô, dùng 2 tay kéo 2 nửa cán quạt lại với nhau, bôi hồ, dán hoàn chỉnh.
* HĐ 3 : Thực hành 
- YCầu HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn. 
- Tổ chức cho HS thực hành.
- QS, giúp đỡ HS.
- Đánh giá kết quả thực hành.
4. Nhận xét - dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Tập làm quạt giấy tròn.
- Cá nhân
- Cả lớp thực hành
- Nhận xét
TIẾT 2 : 	 	Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm quạt giấy tròn.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn.
- Nhận xét.
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành + Quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày SP + Nhận xét.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Tập làm quạt giấy tròn cho đẹp.
- Hát
- Cá nhân
- Cả lớp thực hành
- Nhận xét.
TIẾT 3 : 	 	Ngày ......... tháng .........năm .......
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm quạt giấy tròn.
 Nhận xét
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm quạt giấy tròn.
- Nhận xét.
- GV giới thiệu + gợi ý 1 số mẫu sáng tạo.
* HĐ 2 : Thực hành
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm + Quan sát, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS trưng bày SP + Nhận xét kết quả cá nhân, nhóm.
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Chuẩn bị : Kiểm tra.
- Hát
- Cá nhân
- QS + NX
- Các nhóm TH
- Nhận xét.
Tuần :	KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN THỦ CÔNG 
	Ngày ......... tháng .........năm ...........
Bài 19 : 	
KIỂM TRA CUỐI NĂM
I. Mục tiêu : 
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng làm thủ công của HS qua sản phẩm HS tự chọn đã học trong năm và làm được trong giờ kiểm tra.
II. Đồ dùng dạy học :
- Mẫu các sản phẩm đã học ở HK2.
- Giấy thủ công, bút chì, kéo
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Bài cũ : Làm quạt giấy tròn.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài + Nêu rõ mục đích yêu cầu bài kiểm tra : ® tựa
* HĐ 1 : Nhắc lại :
- Ycầu HS nhắc lại các bài đã học ở HK2
- Nhận xét.
- Cho HS quan sát lại các mẫu đã học ở HK2.
* HĐ 2 : Kiểm tra
- Nêu yêu cầu : Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- QS, nhắc nhở.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá từng cá nhân (A+, A, B).
4. Nhận xét – dặn dò :
- Nhận xét chung.
- Hát
- Cá nhân
- Nhận xét
- QS
- Cả lớp
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docthua cong lop 3 ca nam.doc