Tập đọc – kể chuyện
Hũ bạc của ngời cha (1)
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó, dễ lẫn: nông dân, siêng năng, lời biếng, đi làm, nắm, lòng, ông lão, lửa, làm lụng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt đợc lời kể chuyện với lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: ngời Chăm hũ, dúi, thản nhiện, dành dụm.
- Nắm đợc trình tự, diễn biến câu chuyện
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con ngời chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
Tuần 15 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2005 Tập đọc – kể chuyện Hũ bạc của người cha (1) I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó, dễ lẫn: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, lòng, ông lão, lửa, làm lụng. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật. 2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: người Chăm hũ, dúi, thản nhiện, dành dụm. - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn. B. Kể chuyện Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn C. Giáo dục: Có ý thức chăm lao động và quý sức lao động II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Một chiếc hũ III. Trọng tâm: Đọc trôi chảy toàn bài IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về bài tập đọc “ Một trường Tiểu học ở vùng cao” - 1 học sinh lên bảng kể về trường em - 1 học sinh thực hiện - Nhận xét cho điểm C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, các em sẽ cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện cổ tích: Hũ bạc cảu người cha. Đây là câu chuyện cổ của người Chăm 1 dân tộc thiểu số chủ yếu ở vùng Nam Trung bộ của nước ta. Câu chuyện cho ta thấy sự quí giá của bàn tay và sức lao động của con người. 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài - Học sinh nghe b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phản ánh từ khó, dễ lẫn - HS nhìn bảng đọc các từ cần phản ánh - Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết câu đọc 2 vòng * Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó - 5 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. - GV theo dõi, chỉnh sửa - Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài - 1 học sinh đọc chú giải - 2 học sinh đặt câu với 2 từ: thản nhiên, dành dụm - Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. Mỗi học sinh đọc 1 đoạn - 5 học sinh đọc - Lớp đọc SGK * Yêu cầu luyện đọc theo nhóm - 2 nhóm thi đọc tiếp nối 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp - 1 học sinh đọc, lớp theo dõi sgk - Câu chuyện có những nhân vật nào? - Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai - Ông lão là người như thế nào? - Ông là người siêng năng, chăm chỉ - Ông lão buồn vì điều gì? - Ông buồn vì người con trai của ông rất lười biếng - Ông lão mong muốn gì ở người con? - Ông mong người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác. - Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và kiếm tiền mang về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì. - Người cha làm gì với số tiền đó? - Người cha ném tiền xuống ao - Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao? - Ông muốn thử xem, đó có phải là tiền người con tự kiếm không. Nếu thấy tiền mình làm ra bị vứt mà không xót nghĩa là đồng tiền, đó là phải nhờ sức lao động mới kiếm ra được. - Vì sao người con phải đi lần thứ 2 - Vì người cha phát hiện đó không phải là số tiền anh kiếm được nên phải đi lần 2 - Người con đã làm lụng vất vả và kiếm tiền như thế nào? - Anh vất vả xay thóc thuê mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn 1 bát. Ba thấy anh dành dụm được 90 bát gạo mang về đưa cho cha số tiền đã bán gạo để có. - Khi ông vứt tiền vào lửa người con đã làm gì? - Người con vội chọc tay vào lửa để lấy tiền ra. - Hành động đó nói lên điều gì? - Thấy, anh rất vất vả mới kiếm được số tiền đáng quí ấy. - Ông lão có thái độ thế nào trước hành động của con? - Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quý trọng đồng tiền và sức lao động. - Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện? - “ Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý trọng đồng tiền/ Hũ bạc tiền không bao giờ hết đó chính là bàn tay con. - Hãy nêu bài học mà ông lão dạy con bằng lời của em? - 2-3 học sinh nêu: + Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời + Đôi bàn tay chính là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn. + Con phải chăm chỉ làm lụng vì chỉ có chăm chỉ mới nuôi sống con cả đời. 4. Luyện đọc lại bài - Yêu cầu 1 số nhóm đọc đóng vai - HS luyện đọc - HS thi đọc theo: người dẫn chuyện ông lão nhận xét cho điểm Kể chuyện 1. Xếp thứ tự tranh GV hướng dẫn - HS xếp: 3-5-4, 1-2 2. Kể mẫu: - Yêu cầu 5 hs mỗi hs kể 1 đoạn - HS kể 3. Kể trong nhóm Yêu cầu hs chọn 1 đoạn kể cho bạn bên cạnh nghe - HS kể theo cặp 4. Kể trước lớp Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau kể câu chuyện. 1 hs kể toàn bộ câu chuyện - 6 hs tiếp nối kể * Nhận xét cho điểm D. Củng cố - dặn dò: - Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong chuyện - 2-3 hs trả lời - Nhận xét - Dặn dò: kể cho người thân. Chuẩn bị bài sau Toán Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số 2. Củng cố về giải bài toán giảm 1 số đi 1 số lần 3. Giáo dục ham học môn học II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1,3 HS: vở ghi toàn III. Trọng tâm: Biết thực hiện chia số có 3 chữ số cho số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài tập 2,3 của tiết 70 - 2 hs làm bài - HS gắp thăm đọc các bảng nhân, bảng chia đã học - HS đọc - Nhận xét cho điểm C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn thực hiện chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số a. Phép chia: 648: 3 - GV ghi : 648:3 - Yêu cầu hs suy nghĩ tự chia - Ta bắt đầu chia từ hàng nào của số bị chia? - 6 chia 3 được mấy - Nghe giới thiệu - 1 hs lên bảng đặt tiính theo cột dọc - 1 hs thực hiện trên bảng. Lớp làm nháp 1 hs nêu cách chia - Từ hàng trăm - 6 chia 3 được 2 - 1 hs viết thương của lần chia thứ nhất và tìm số dư - Sau khi thực hiện chia hàng trăm ta chia hàng chục. 4 chia 3 được mấy? - 4 chia 3 được 1 - 1 hs lên viết thương và tìm số dư Còn dư là 1 ta hạ 8 thành 18 chia 3 - HS lên lớp chia tiếp Vậy 648:3 = ? - Bằng 216 b. Phép chia. 236:5 Tiến hành tương tự trên GV: trong phép chia a:3 số đều lớn hơn số chia, đều chia được thương số 3 chữ số - HS quan sát Phép chia b: chữ số hàng trăm< số chia- phải lấy hàng trăm và hàng chục chia lần đầu. - HS quan sát 3. Luyện tập thực hành Bài 1: xác định yêu cầu của bài - HS tóm tắt và giải TT: 9 học sinh: 1 hàng 243 học sinh: ? hàng - Chữa bài cho điểm Bài 3: (có thể cho về nhà) - Treo bảng phụ ghi sẵn bài mẫu - HS đọc, tìm hiểu - GV hướng dẫn: yêu cầu học sinh đọc cột 1 HS đọc - Dòng đầu ghi gì? - Ghi số đã cho - Dòng 2 ghi gì? - Số đã cho giảm đi 8 lần - Dòng 3 ghi gì? - Số đã cho giảm đi 6 lần GV hỏi về cột 1 - Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta làm thế nào? - Lấy số đó chia cho số lần - HS làm tiếp D. Củng cố – dặn dò - BTVN: Bài 69. Vở BT Toán - Nhận xét giờ học Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2005 Toán Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp học sinh KT – Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số KN- Giải bài toán có liên quan đến phép chia GD: Ham học môn học II. Đồ dùng dạy - học: GV: chép sẵn bài 3 lên bảng HS: vở ghi toán III. Trọng tâm: Biết cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - HS làm bài 2,3 của tiết 70 - Kiểm tra các bảng chia - 2 hs làm - HS đọc - Nhận xét cho điểm C. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học ghi bảng tên bài 2. HD Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số - HS nghe a. Phép chia 560:8 (phép chia hết) GV ghi phép tính 560: 8 = - 1 hs lên đặt tính - HS tự làm nháp. 1 hs làm bảng - Lần 1 ta thực hiện chia ntn? lấy 56 chia 8 - 56 chia cho 8 được mấy? - 56: 8 = 7 - viết 7 vào đâu - viết 7 vào vị trí của thương GV: 7 chính là chữ số thứ nhất của thương - Yêu cầu hs tìm số dư trong lần chia thứ nhất - 7x8 = 56; 56 trừ 56 bằng 0 - Lần 2 ta thực hiện chia ntn tương tự tìm số dư hs tự làm - Vậy 560:8 bằng bao nhiêu? - 560 chia 8 bằng 70 - Số dư trong phép chia này là bao nhiêu? - là 0 - Đây là phép chia hết hay phép chia có dư - là phép chia hết b. Phép chia 632:7 GV hướng dẫn - HS làm tương tự trên - Vậy 632:7 bằng bn? - Bằng 90 - Số dư trong phép chia này là bao nhiêu - Là 2 - Đây là phép chia hết hay phép chia có dư - Là phép chia có dư 3. Luyện tập – thực hành Bài 1:GV yêu cầu hs đọc đề bài - 1 học sinh đọc Xác định yêu cầu của bài - 2 hs làm phần a - 2 hs làm phần b Lớp làm vở GV gọi lần lượt 4 hs nêu cách chia - HS thực hiện chia GV chữa bài, cho điểm Bài 2: Gọi 1 hs đọc đề bài - 1 học sinh đọc - Một năm có bao nhiêu ngày? - Có 365 ngày - Một tuần có bao nhiêu ngày? - 1 tuần có 7 ngày - Muốn biết 1 năm có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta làm thế nào? - Lấy số ngày của năm chia cho số ngày của tuần. - Yêu cầu hs tự làm Giải Ta có 365 : 7 = 52 (dư 1) Vậy năm đó có 52 tuần lễ và 1 ngày ĐS: 52 tuần và 1 ngày Bài 3: - GV treo bảng có sẵn 2 phép tính trong bài - HS đọc bài toán - Để kiểm tra phép chia ta làm ntn? - Kiểm tra lại bằng phép chia - HS tự kiểm tra lại - Con nhận xét gì về 2 phép tính - Phép tính a,b phép tính b sai - Phép tính b sai ở bước nào hãy thực hiện lại cho đúng - Phép tính b sai ở lần chia thứ 2: Hạ 3,3 chia 7 banừg 0, phải viết 0 vào thương nhưng phép chia này đã 0 viết 0 vào thương nên bị sai. D. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu hs về nhà luyện tập thêm về chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số - Nhận xét tiết học Đạo đức Biết ơn các thương binh liệt sĩ (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. HS hiểu: - Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc. - Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thươn ... đức tính cần cù, chịu khó, thông minh trong sản xuất; là sự gắn bó hoà đồng với thiên nhiên: là sự không khoan nhượng với kẻ thù; là sự vị tha, bao dung, độ lượng với con người Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao , Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi, Các dân tộc thiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Gia – rai, Xơ - đăng, Chăm, Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ - me, Hoa, Xiêng Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2005 Tập làm văn NGhe – Kể : Giấu và Cày Hoạt động về tổ em I. Mục tiêu: - Nghe và kể được câu chuyện Giấu – Cày. Hiểu nội dung câu chuyện và tìm được chi tiết gây cười của chuyện. - Nghe và nhận xét được lời kể của bạn - Dựa vào bài TLV tuần 14, viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. - Giáo dục ham học môn học II. Đồ dùng dạy - học: GV: Viết sẵn nội dung bài tập trên bảng lớp HS: Vở BTVN III. Trọng tâm: Kể được câu chuyện. Giới thiệu được về tổ IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng - HS kể lại câu chuyện: Tôi cũng như bác - 1 học sinh giới thiệu về tổ của mình - Nhận xét cho điểm C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học. Ghi bảng tên bài - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần - Nghe giáo viên kể - Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào? - Bác nói to: “ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã” - Vì sao bác bị vợ trách? - Vợ bác trách vì bác đã giấu cái cày mà lại la to như thế kẻ gian thấy sẽ lấy mất. - Khi thấy mất cày bác làm gì? - Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ : “ Nó lấy mất cày rồi” - Vì sao câu chuyện đáng cười - Vì Bác nông dân ngốc nghếch khi dấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la to chỗ bác giấu cày, khi mấy cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nàh thì thào vào tai vợ. - Yêu cầu 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp - 1 học sinh khá kể, lớp theo dõi, nhận xét - Yêu cầu học sinh thực hành kể theo cặp - 2 học sinh ngồi cạnh nhau luyện kể - Gọi 1 số học sinh thực hành kể chuyện trước lớp - 3-5 học sinh thực hành kể - Nhận xét cho điểm 3. Viết đoạn văn kể về tổ của em + Gọi học sinh đọc phần gợi ý tuần 14 - 2 học sinh đọc - Gọi học sinh đọcmẫu về tổ - 3-4 học sinh kể - Nhận xét và cho điểm Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn - Học sinh viết vở - GV chấm 3 – 5 bài - Học sinh đọc bài mẫu D. Củng cố – dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài sau Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về: KT: Kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số. KN: Giải toán về gấp 1 số lên 1 số lần, tìm được 1 trong các phần bằng nhau của đơn vị. Giải bài toán = 2 phép tính - Tính độ dài đường gấp khúc GD: Ham học môn học II. chuẩn bị: Hệ thống câu hỏi, bài tập III. Trọng tâm: Thực hiện tốt việc nhân chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - 2 hs làm bài tập 2,3 của tiết 74 - Kiểm tra việc học thuộc lòng bảng nhân chia của học sinh - 2 học sinh làm - 3 hs đọc C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng đầu bài - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 học sinh đọc, đề bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và cách tính - Học sinh nhắc lại Nhận xét Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài - 2 hs làm bảng, lớp làm bảng con - Nhận xét cho điểm Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện - 1 học sinh nêu - 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở - Nhận xét cho điểm Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 1 hs đọc đề, lớp nhận xét - Bài toán cho biết gì? - Quỹ đường AB dài 172m Quỹ đường BC dài gấp 4 lần AB - Bài toán hỏi gì? - Hỏi AC dài mấy mét - Muốn biết quãng đường AC dài bao nhiêu ta phải biết những gì? - Quỹ đường AB và BC - Quỹ đường AB biết chưa - Đã biết dài 172m - Quỹ đường BC biết chưa? Muốn biết ta làm thế nào? - Chưa biết, muốn biết lấy AB x 4 - Hs làm bài - Lớp nhận xét - GV Nhận xét cho điểm Bài 4 - Yêu cầu học sinh đọc đề - 1 học sinh đọc - Yêu cầu học sinh tóm tắt - học sinh tóm tắt - Lớp nhận xét - GV nhận xét - Yêu cầu học sinh làm bài - HS giải: Số áo len đã dệt: 450 : 5 = 90 (chiếc) Số áo len còn phải dệt: 450 -90 = 360 (chiếc) ĐS: 360 chiếc - Muốn tìm 1/ mấy của 1 số ta làm thế nào? - HS nếu Bài 5 - Yêu cầu học sinh đọc đề - 1 học sinh đọc - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào? - Tính tổng độ dài các cạnh - Học sinh làm D. Củng cố – dặn dò: Tổng kết tiết học chính tả Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu: Nghe – viết chính xác đoạn từ Gian đầu nhà Rông dùng khi cungs tế trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt ui/ ươi, tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu s/x hoặc ât/âc Giáo dục học sinh luyện có ý thức rèn chữ II. Đồ dùng dạy - học: Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ III. Trọng tâm: - Viết đúng đẹp bài chính tả - Làm đúng các bài tập ứng dụng IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết ở tiết chính tả trước - Nhận xét cho điểm - 1 học sinh đọc cho 3 hs viết, trên bảng lớp và hs dưới lớp viết vào bảng con. + PB: Mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi + PN: hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mật ong, quả gấc. 2 Dạy - học bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: - Giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn từ Gian đầu nhà Rông dùng khi cúng tế trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên và làm bài tập chính tả phân biệt ui / ươi, s/ x hoặc ât/ âc 2.2. Hướng dẫn viết chính tả a. Trao đổi về nội dung đoạn văn - GV đọc đoạn văn 1 lượt - theo dõi GV đọc và 2 hs đọc lại - Hỏi: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? - Đó là nơi thờ thần làng: có một giỏ mây dựng hòn đá thần treo những cành hoa bằng tre, vũ khí, nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế. b. Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Đoạn văn có 3 câu - Trong đoạn văn những câu nào phải viết hoa? - Những chữ đầun câu: Gian, Đó, Xung. c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. -PB: gian, nhà rông, giỏ mây, lập làng, truyền, chiêng trống,. - PN: gian, thần làng, giỏ, chiêng trống, truyền,.. - Yêu cầu học sinh đọc và viết lạicác từ tìm được - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở. d. Viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK - Yêu cầu HS tự làm - 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở Khung cửu gửi thư mát rượi sưởi ấm cưỡi ngựa tưới cây Bài 3 GV có thể lựa chọn phấn a. hoăch phần b. tuỳ vào lỗi mà HS thường mắc. a)- Gọi hs đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc yêu cầu trong Sgk - Phát giấy và bút cho các nhóm. - Nhận đồ dùng học tập - Yêu cầu học sinh tự làm - Học sinh tự làm trong nhóm - Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được. GV ghi nhanh lên bảng - 1 học sinh đọc - Gọi các nhóm khác bổ sung - Bổ sung nếu có các từ khác - Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở + xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé, xâu bánh, xâu xấu, + sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng, + xe: xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ, + sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo, b) Tiến hành tương tự phần a) - Lời giải: + bật: bật lửa, đèn bật, bật điện, nổi bật, tắt bật, run bần bật, bật bài, bật dây cung, + Bậc: cấp bậc, bậc thang, bậc cửa, thứ bậc, + nhất: thứ nhất, đẹp nhất, thống nhất, nhất trí, duy nhất, hạng nhất, .. + nhấc: nhấc bổng, nhấc lên, nhấc chân, nấc gót, 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh - Dặn học sinh về nhà học thuộc lòng các từ vừa tìm được, học sinh nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài và chấm bài sau. Thể dục Kiểm tra bài thể dục phát triển chung I. Mục tiêu: KT: Kiểm tra bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác, ở mức độ tương đối chính xác KN: Biết thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác GD: Có ý thức nghiêm túc khi luyện tập II. chuẩn bị: Sân bãi, còi, dụng cụ chuẩn bị kiểm tra III. Trọng tâm: Kiểm tra bài TD phát triển chung của học sinh IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Phần mở đầu - Cán sự tập hợp lớp - GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học - Học sinh tập vài động tác khởi động B. Phần cơ bản * ôn bài TD - Yêu cầu học sinh ôn lại - Lớp ôn lại 2 lần bài TD lần 1 do gv điều khiển, lần - GV chia nhóm - HS luyện tập theo nhóm Các nhóm học sinh thay nhau làm chỉ huy để luyện tập * Kiểm tra bài TD - GV gọi từng nhóm 5 học sinh lên để kiểm tra - Lần lượt 5 học sinh lên tập theo yêu cầu của giáo viên - Nhận xét và cho điểm * Chơi trò chơi: “ Chim về tổ” - Học sinh nêu lại cách chơi - Yêu cầu học sinh chơi - Học sinh tiến hành chơi C. Phần Kết thúc Giáo viên yêu cầu - Học sinh chuyển thành đội hình vòng tròn vỗ tay theo nhịp và hát - GV cùng học sinh tổng hợp lại bài - Giao bài về nhà: ôn luyện bài TD I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. KT: Biết cách sử dụng bảng nhân 2. KN: Củng cố bài toán về 1 số gấp lên nhiều lần 3. GD: Có ý thức tự giác trong luyện tập II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng nhân như sách toán 3 HS: Vở ghi Toán III. Trọng tâm: Biết cách sử dụng bảng nhân IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. KT: Biết cách sử dụng bảng nhân 2. KN: Củng cố bài toán về 1 số gấp lên nhiều lần 3. GD: Có ý thức tự giác trong luyện tập II. Đồ dùng dạy - học: GV: Bảng nhân như sách toán 3 HS: Vở ghi Toán III. Trọng tâm: Biết cách sử dụng bảng nhân IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ - C. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc:
Tài liệu đính kèm: