Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 3

Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 3

Tập đọc - Kể chuyện

TIẾT 7 - 8: CHIẾC ÁO LEN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

A. Tập đọc

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4 trong SGK)

B. Kể chuyện

- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý.

- HS khá giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.

- Chăm chó theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

 

doc 14 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn học Lớp 3 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn	: 1 - 9 - 2010
Ngày dạy	: 
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Chào cờ
Tập trung đầu tuần
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 7 - 8: Chiếc áo len
I. Mục đích, yêu cầu
A. Tập đọc
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4 trong SGK)
B. Kể chuyện
- Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo các gợi ý.
- HS khá giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. 
- Chăm chó theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc
- Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của truyện Chiếc áo len.
III. các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
GV gọi HS đọc bài cô giáo tí hon.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Luyện đọc
- GV đọc toàn bài
a. Đọc từng câu
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng,đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. 3, 4 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT
3. Hướng dẫn tỡm hiểu bài:
Chiếc áo len của bạn Hải đẹp và tiện lợi như thế nào?
-Vì sao Lan dõi mẹ?
-Anh Tuấn nói với mẹ những gỡ?
-Vì sao Lan ân hận?
-GV có thể trao đổi thờm với hs những câu hỏi: -Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không? Có khi nào em dỗi một cách vụ lợi không?
4. Luyện đọc lại
-GV nhận xét chọn nhóm đọc hay.
-2HS đọc bài, và trả lời câu hỏi 2,3 sau bài.
HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và bài đọc.
-Cả lớp theo dõi.
-HS tiếp nối nhau đọc.
-HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài (nghỉ hơi đỳng).
Nằm cuộn tròn trong chiếc khăn bông ấm áp./Lan ân hận quá.//Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh/nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ//
HS nhắc lại nghĩa những từ khó trong SGK: bối rối, thì thào, âu yếm.
-HS từng nhóm đọc.
-HS từng nhóm đọc đoạn 1 và 4,2,3 HS đọc cả bài.
-HS đọc từng đoạn và trao đổi tìm hiểu nội dung bài.
-áo màu vàng có giây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
-1HS đọc thành tiếng đoạn 2.
Cả lớp đọc thầm đoạn văn:
-Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy. Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
-Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
Cả lớp đọc thầm đoạn 4.
-HS phát biểu tự do.
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, suy nghĩ, tìm một tên khác cho truyện. HS phát biểu tự do.
 HS tự hình thành các nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai người dẫn chuyện, Lan, Tuấn Mẹ. 3,4 HS thi đọc truyện theo vai.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “chiếc áo len” theo lời của Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý
- Giúp HS nắm được nhiệm vụ GV giải thích 2 ý trong yêu cầu:
- Kể mẫu đoạn 1
GV mở bảng phụ đã viết gợi ý kể từng đoạn trong SGK
- Kể các đoạn 2, 3, 4
Theo cách tương tự, GV mời HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét
* Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- Dặn HS tập kể câu chuyện đã học cho bạn bè và người thân ở nhà nghe.
- GV nhận xét tiết học.
1HS đọc toàn văn phần đề và gợi ý của bài cả lớp ĐT.
1HS đọc 3 gợi ý kể đoạn 1 (chiếc áo đẹp) cả lớp ĐT theo.
1 HS khá giỏi nhìn 3 gợi ý kể mẫu đoạn 1, theo lời của Lan.
(ý 1) Mùa đông năm nay đến sớm. Gió thổi lạnh buốt.
(ý 2): Mấy hôm nay, tôi thấy bạn Hòa ở lớp tôi mặc một chiếc áo len màu vàng đẹp ơi là đẹp.
(ý 3) Đêm hôm ấy, tôi nói với mẹ,
3,4 HS tiếp nối nhau nhì các gợi ý trên bảng nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn 2 (Dỗi mẹ), 3 (nhường nhịn) 4.(Ân hận).
Cả lớp bình chọn người kể tốt, người kể có tiến bộ.
- Giận dỗi mẹ như bạn Lan là không nên.
-Không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình.
-Trong gia đình phải biết nhường nhịn, quan tâm đến người thân.
Đạo đức
Tiết 3: giữ lời hứa
I. Mục tiêu 
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa.
- Nêu được thế nào là giữ lời hứa.
- Hiểu được ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Vở bài tập đạo đức, tranh minh hoạ truyện Chiếc vòng bạc, phiếu học tập, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Kính yêu Bác Hồ (tiết 2)
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Giữ lời hứa ( tiết 1 )
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc.
GV giới thiệu truyện: Chiếc vòng bạc. 
Giáo viên kể chuyện, vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh.
Giáo viên yêu cầu học sinh kể hoặc đọc lại truyện.
Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi sau :
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+ Việc làm của bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh đại diện cho các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi cả lớp : 
+ Thế nào là giữ lời hứa ?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 2 : xử lí tình huống 
GV chia lớp thành 4 nhóm, cho mỗi nhóm bóc thăm xử lí các tình huống sau: 
Tình huống 1 : 
Tình huống 2 : 
Giáo viên hỏi :
+ Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
+ Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì ?
Giáo viên kết luận:
Hoạt động 3 : tự liên hệ bản thân. 
 Mục tiêu : học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
 Cách tiến hành :
GV nêu yêu cầu liên hệ thực tế 
Nhận xét, tuyên dương
4. Củng cố - Dặn dò :
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường. 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Giữ lời hứa (tiết 2)
- Hát
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe
- 1 - 2 học sinh kể
- HS tiến hành thảo luận nhóm 
- Khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc.
- Em bé và mọi người trong truyện rất xúc động trước việc làm của Bác
- Việc làm của bác thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa.
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học : cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
- Lớp nhận xét 
- Giữ lời hứa là thực hiện đúng những đieàu mà mình đã nói với người khác
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý và tin cậy.
- HS bóc thăm chọn tình huống và tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận của mình.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung 
- Lớp nhận xét
- Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
- Học sinh tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Tập Đọc
Tiết 9: QUạT CHO bà NGủ
I. Mục đích, yêu cầu
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới (thiu thiu) được giải nghĩa ở sau bài đọc.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng viết những khổ thơ cần HDHS luyện đọc và HTL.
III. Các Hoạt động dạy – học
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi HS kể lại câu chuyện Chiếc áo len. Và trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc:
-GV đọc bài thơ với giọng dịu dàng, tình cảm.
-Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng dòng thơ:
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp:
GV nhắc nhở các em ngắt nhịp đúng.
GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới! thiu thiu.
c. Đọc từng khổ thơ trong nhãm
d. Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
-Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
-Bà mơ thấy gì?
-Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
-Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ theo cách xóa dần hoặc lấy giấy cho từng dòng từng khổ thơ.
C. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ và đọc thuộc lòng cho ông bà, cha mẹ nghe.
2 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo lời của Lan (mỗi HS kể hai đoạn)
-Cả lớp theo dõi GV đọc
HS nối nhau đọc 2 dòng thơ chú ý các từ khã.
HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ ngắt nhịp đúng:
Ơi/chích chè ơi!//
Chim đừng hót nữa/
Bà em ốm rồi/
Lặng cho bà ngủ//
Hoa cam//hoa khế/
Chín lặng trong vườn/
Bà mơ tay cháu/
Quạt/ đầy hương thơm//
- Các nhóm đọc tiếp nối 4 khổ thơ.
- HS đọc thành tiếng đọc thầm tùng khổ, cả bài thơ, trao đổi thảo luận. Cả lớp đọc thầm bài thơ.
Bạn quạt cho bà ngủ
- Mọi vật đều im lặng .
Bà mơ đang thấy cháu đang quạt hương thơm tới.
- HS trao đổi nhóm rồi trả lời (có thể nhiều lý do khác nhau).
- Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà.
HS thi HTL từng khổ cả bài thơ.
Tập viết
 Tiết 3: ôN CHỮ HOA B
i. mục tiêu
- Viết đúng chữ hoa B (1 dòng) H,T (1 dòng) viết đúng tên riêng Bố Hạ (1 dòng) và câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II . đồ dùng
- Mẫu chữ viết hoa Bước 1
- Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li
- Vở TV, bảng con, phấn..
III. các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
GVKT học sinh viết bài vở TV.
GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
-GV ghi tựa bài
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a)Luyện viết chữ hoa.
Gv viết mẫu - nhắc lại cách viết từng chữ.
b)Luyện viết từ ứng dụng:
GV giới thiệu địa danh Bố Hạ: một xóm ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
c)Luyện viết câu ứng dụng:
.
3. Hướng dẫn viết vào vở TV
+Viết chữ B:1 dòng
+Viết chữ H và T: 1 dòng
+Viết câu tục ngữ 2 lần:
GV hướng dẫn ...  viên.
ĐÃ gấp con ếch ta sử dụng tờ giấy hình vuông. 
Học sinh quan sát
Quy trình gấp con ếch gồm có 3 bước.
Học sinh nêu quy trình gấp con ếch
Cá nhân 
Hoạt động tập thể
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
I. mục tiêu:
 - HS hiểu được quy luật của trò chơi và biết cách chơi. 
 - Thích thú với các trò chơi dân gian.
II. Đồ dùng:
 - Một số dụng cụ phục vụ cho các trò chơi.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Hoạt động 1: 
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu và quy luật chơi. 
2. Hoạt động 2: 
 - GV cho HS ra sân khởi động. 
 - GV chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ để tổ chức cho HS chơi.
 - Cuối giờ cho từng nhóm tham gia chơi thi giữa các tổ.
 - GV cùng cả lớp nhận xét bình chọn nhóm chơi tốt.
3. Nhận xét ưu khuyết điểm giờ học. 
Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu
Tiết 3: SO SáNH - DấU CHấM
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn.(BT1)
- Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đã (BT2)
- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu.(BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bốn băng giấy, mỗi băng ghi một của BT1
	- Bảng phụ viết nội dung đoạn văn của BT3
III. Các hoạt động dạy học:	
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS làm BT1, BT2 
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
Chúng em là măng non của đất nước.
Chích bông là bạn của trẻ em.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
GV yêu cầu của tiết học
GV ghi tựa bài
2. Hướng dẫn làm BT
BT1:HS đọc y/c bài
Cả lớp và GV nhận xét
GV cho HS làm vào vở
BT2:GV cho HS đọc y/c bài
Hướng dẫn HS tìm từ chỉ sự so sánh ở BT1
GV cho HS làm bài trên bảng (trong băng giấy)
GV nhận xét-cho HS làm vào vở
BT3:HS đọc y/c bài tập
Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng.
Viết hoa chữ cái đầu câu 
Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
HS nhắc lại nội dung vừa học 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem các bài tập đã làm
Xem bài tới. Mở rộng vốn từ gia đình. Ôn tập câu ai là gì?
2HS làm BT
1HS làm BT
Ai là măng non của đất nước.
Chích bông là gì?
Cả lớp theo dõi.
HS đọc lần lượt từng câu thơ, làm bài trao đổi theo nhm1 đôi.
a)Mắt hiền sáng tực vì sao.
b)Hoa xao xuyết nở như mây từng chùm.
c)Trời là cái tủ ứop lạnh. Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
1 HS đọc y/c bài
4HS lên bảng tìm từ chỉ sự so sánh gạch dưới Từ đúng: Tựa, như, là, là, là.
HS đọc đề cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm bài vào vở 
1HS sửa bài:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần chính mắt tôi đã thấyđinh đồng. Chiếc búa sợi tơ mỏng.Ông làsợ tơ mỏng. Ông là
Chính tả (nghe-viết)
Tiết 5: CHIếC áO LEN
I. Mục đích, yêu cầu:
Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2a .
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng chữ. (BT3)
- Thuộc lòng tên 9 chữ tiếp thep trong bảng chữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng lớp viết nội dung BT2
- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
AKiểm tra bài cũ:
Gọi HS viết bảng lớp
HS nhận xét từ ngữ bạn viết
GV nhận xét.
B.Dạy bài mới: 
1)Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của bài.
2)Hướng dẫn HS nghe viết:
a)Hướng dẫn chuẩn bị:
+Gọi HS đọc đoạn 4 “chiếc áo len”
+Vì sao Lan ân hận?
+Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+Lời Lan muốn nãi với mẹ được đặt trong dấu câu gì?
-GV cho HS tập viết từ dễ lẫn.
b/HS nghe GV đọc, viết bài vào vở.
c/Chấm, chữa bài
3/Hướng dẫn HS làm BT
a/BT2: (lựa chọn)
HS làm BT2a 
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
/BT3:
- Yêu cầu HS làm miệng 
4.Củng cố, dặn dò
Đọc thuộc ngay tại lớp thứ tự 9 chữ và tên chữ.
Về nhà học thuộc
Xem bài tới tập chép “chị em”
3HS viết bảng lớp: xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh, gắn bã, khăng khít.
1,2HS đọc
Vì em phải làm cho mẹ phải lo buồn, làm cho anh phải nhường phần mình cho em.
Các chữ đầu đoạn,đầu câu,tên riêng
Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
HS viết vào bảng con cuộn tròn, chăn bông, xấu hổ, vờ ngủ,
5-7HS mang vở chấm
2HS làm bảng lớp
cả lớp làm vào vở nháp 
a/Cuộn tròn, chân thật, chậm trễ..
Một HS làm mẫu:
gh-giêhát
HS làm bài vào vở, bảng con
1:g:giê
2:gh:giêhat
3:gi:giê-i
4:h:hát
Rèn đối tượng
Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi. Câu: Ai là gì?
I. mục tiêu:
- Củng cố vốn từ về thiếu nhi
- Biết tìm các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai là gì?
- Biết đặt câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai là gì?
II. Đồ dùng:
- Vở Luyện tập Tiếng Việt
III. các hoạt động dạy- học: Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở Luyện tập Tiếng Việt. 
1. Bài 1: - HS đọc bài tập. 
 - Bài tập yêu cầu gì? 
 - Em hiểu thế nào là thiếu nhi?
 - HS tự làm bài, tiếp nối nêu kết quả.
 - Lớp nhận xét, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - HS làm bài vào vở.
2. Bài 2 : - HS nêu yêu cầu của bài.
 - Tìm các từ ngữ chỉ thiếu nhi?
 - HS suy nghĩ làm nháp, 2 HS lên bảng làm bài.
 - GV cùng cả lớp nhận xét , chữa bài.
 - HS làm bài vào vở luyện.
3. Bài 3: - Bài tập yêu cầu gì? 
 - Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? (con gì? cái gì?) 
 - Nêu các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Là gì?
 - HS tiếp nối nêu.
 - Lớp nhận xét, GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
 - HS chữa bài vào vở.
4. Bài 4: Dành cho HS khá giỏi.
 - Đặt câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai?(cái gì? con gì?) là gì?
 - HS tiếp nối nêu.
 - GV cùng cả lớp nhận xét chọn câu đúng có nội dung hay.
 - HS viết ba câu vào vở.
5. Củng cố-dặn dò.
 - Dặn HS về tìm thêm các từ ngữ chỉ thiếu nhi và các câu có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai là gì?
 - Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 3: Kể về gia đình 
điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục đích, yêu cầu:
 	- HS kể lại được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen theo gợi ý. Qua đó rèn luyện cho HS cách nói lưu loát, tự tin và cách nói trọn vẹn (BT1).
 	- Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu đơn xin nghỉ học photo phát cho HS (nếu có)
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài kiểm: GV gọi HS KT đọc lại đơn xin vào Đội
 GV nhận xét-ghi điểm.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: GV ghi tựa.
Hướng dẫn HS làm bài:
BT1: Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Kể về gia đình mình cho một người bạn mới quen các em kể 5-7 câu
Gia đình em có những ai? Làm những việc gì? Tính tình thế nào?
Gọi HS kể- HS nhận xét
BT2: HS đọc yêu cầu BT.
Nêu trình tự của lá đơn 
Gọi HS nêu miệng
GV cho HS làm bài
GV gọi HS mang vở chấm 5-7 HS. GV nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò:
Nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghĩ học khi cần.
Xem bài tới: Nghe kể: Dại gì mà đổi. Điền vào giấy tờ in sẵn.
3 HS đọc bài.
1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
Đại diện các nhóm thi nhau kể
1 HS đọc mẫu đơn
Quốc hiệu và tiêu đề.
Địa điểm ngày tháng
Tên của đơn
Tên của người nhận đơn
Họ tên người viết đơn
Lý do viết đơn
ý kiến và chữ ký của gia đình HS 
Chữ ký của HS
2 HS đọc
Cả lớp làm bài vào vở BT
Thứ bảy ngày 11 tháng 9 năm 2010
Chính Tả (Tập chép)
Tiết 6: CHị EM
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Chị em (56 chữ)
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch, ăc/oăc (BT2), (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết bài thơ chị em
Bảng lớp viết bài tập 2
III. Các Hoạt động dạy -học
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS viết bảng lớp
-Gọi 3HS đọc thuộc lòng đúng 19 chữ và tên chữ đã học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS tập chép
a. Hướng dẫn chuẩn bị
-GV đọc bài thơ (Bảng phụ)
Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
Bài thơ viết theo thể thơ gì?
Chữ nào trong bài viết hoa?
HS viết các từ khó dễ lẫn
b. HS nhìn sách GK chép bài vào vở.
c. Chấm chữa bài.
3. ướng dẫn HS làm BT
a. BT2:Gọi HS nêu y/c BT 
Gọi 2,3 HS thi làm bài
Cả lớp GV nhận xét
b. BT3a
Gọi HS đọc y/c BT
Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Viết từ sai mỗi từ 1 hàng (viết lại đúng)
Xem bài tới: Nghe viết:
Người mẹ.
3HS viết bảng lớp cả lớp viết bảng con trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
2,3HS đọc lại
Chị trải chiếu buông màn, ru em ngủ
Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ.
Các chữ đầu dòng.
HS viết vào bảng con người trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời,
5-7 HS mang vở chấm 
1HS đọc y/c bài. Cả lớp làm vào bảng con đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
HS làm bảng con
cả lớp làm vào vở 
a/chung-rèo-chầu
Luyện Tiếng Việt
Tập đọc : chú sẻ và bông hoa bằng lăng
I. mục tiêu
- Đọc đúng bài. Biết ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ, sau các dấu câu.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình bạn thân thiết giữa bé Thơ và hai bạn đó là chim sẻ và hoa bằng lăng.
II. đồ dùng
Tranh minh hoạ bài đọc. 
Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III. các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: HS học thuộc bài : Quạt cho bà ngủ và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài thơ làm gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài;
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
-Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
-Sẻ non đã làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình?
- Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
4. Luyện đọc lại:
- Thi đọc trước lớp.
 5. Củng cố, dặn dò;
Em thấy tình cảm của các bạn trong bài đọc như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Tuyên dương những bạn đọc tốt.
- 3 HS đọc và trả lời 
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối đọc từng câu.
- Từng HS đọc trước lớp.
- HS luyện đọc trong nhóm.
-Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ.
-Vì bé đi viện về không còn nhìn thấy bông hoa bằng lăng nào.
-Sẻ non đã cố hết sức đậu vào cành bằng lăng để cho bông hoa chúi xuống cho bé Thơ nhìn thấy.
- Bằng lăng để dành cho bé Thơ một bông hoa cuối cùng còn sẻ non thì giúp cho bé Thơ nhìn thấy bông hoa.
- HS thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Tình cảm giữa các bạn rất thân thiết biết giúp đỡ lẫn nhau.
 Ký duyệt của BGH
Sinh hoạt lớp
I. Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
1. Ưu điểm:
2. Nhược điểm:	
II. Triển khai công việc tuần tới:
III. Giao lưu văn nghệ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_hoc_lop_3_tuan_3.doc