Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23

NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(tiếp theo)

I. Mục tiêu: Biết nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )

- Vận dụng phép nhân để làm phép tính và giải toán.

- BT cần làm: Bài 1; 2; 3; 4.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

 

doc 34 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán - Tiết 111
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(tiếp theo)
I. Mục tiêu: Biết nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần không liền nhau )
- Vận dụng phép nhân để làm phép tính và giải toán.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3; 4.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra Bài cũ (5 phút)
- Gọi hai em lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính: 1502 x 4 1091 x 6
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. HDHS thực hiện phép nhân (10 phút)
- GV ghi lên bảng: 1427 x 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính trên bảng con.
- Mời 1HS lên bảng thực hiện.
- GV ghi bảng như sách giáo khoa.
2. Luyện tập (20 phút)
Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thực hiện vào bảng.
- Mời 2HS lên bảng thực hiện. 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Mời 2 HS lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi HS đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi hình vuông.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số em nêu kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 3. Củng cố - Dặn dò (2 phút)
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- HS cách đặt tính và tính : 
 1427
 x 3 	
 4281
* Lớp theo dõi và NX bạn thực hiện. 
 - Đặt tính và thực hiện nhân từ phải sang trái. 
* 2 HS nêu lại cách nhân.
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp bổ sung.
2318 1092 1317 1409 x 2 x 3 x 4 x 5
4636 3276 5268 7045 
- Một em đọc yêu cầu của BT.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
 - 2 HS lên bảng đặt tính và tính : 
a/ 1107 2319 b/ 1106 1218
 x 6 x 4 x 7 x 5
 6642 9276 7742 6090
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 1 HS đọc bài toán.
- Phân tích bài toán theo gợi ý của GV. 
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 
Giải 
Số ki lô gam gạo cả 3 xe là :
1425 x 3 = 4275 (kg )
 Đáp số: 4275 kg gạo 
- Một em đọc đề bài 4.
- Lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
- Cả lớp làm vào vở.
- 2 HS đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét bổ sung.
Giải
Chu vi khu đất hình vuông là:
1508 x 4 = 6032 (m )
 Đáp số: 6032m
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
Toán - Tiết 112
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Biết tìm số bị chia, giải toán có hai phép tính.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3; 4 (cột a). HS khá, giỏi hoàn thành cả 4 BT.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi HS lên làm bài tập 2- Tr. 115.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Luyện tập – Thực hành (30 phút)
Bài 1 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình 
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài toán. GV hỏi:
- Bạn An mua mấy cái bút ?
- Mỗi cái bút giá bao nhiêu tiền ?
- An đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền ?
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi trình bày lời giải.
 Tóm tắt
 Mua : 3 bút
 Giá 1 bút : 2500 đồng
 Đưa : 8000 đồng
 Trả lại :  đồng ?
- GV chữa bài và ghi điểm.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- x là gì trong các phép tính của bài ?
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài và ghi điểm
2. Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 
- 4 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét và nêu cách nhân.
- 1 HS đọc BT.
- An mua 3 cái bút .
- Mỗi cái bútgiá 2500 đồng.
- An đưa cho cô 8000 đồng.
 -1 HS lên bảng làm bài, Cả lớp làm vở 
Bài giải
Số tiền An phải trả cho 3 cái bút là:
 2500 x 3 = 7500 (đồng )
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho An là: 8000 – 7500 = 500 (đồng) 
 Đáp số: 500 đồng 
- Tìm x
- x là số bị chia chưa biết trong phép chia
- Ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
x : 3 = 1527 x : 4 = 1823 
x = 1527 x 3 x = 1823 x 4
x = 4581 x = 7292
- HS nêu cách tìm số bị chia.
Toán - Tiết 113
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SO ÁCHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT. 
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn phép chia 6369 : 3 (8')
- GV ghi lên bảng: 
 6369 : 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.
- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.
- GV nhận xét và ghi lên bảng như SGK.
2. Hướng dẫn phép chia 1276 : 4 (7' )
- GV ghi bảng : 1276 : 4 = ?
- Yêu cầu đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.
3. Luyện tập (17 phút)
Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng thực hiện. 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 HS lên bảng làm lại BT1 và BT3 tiết trước.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Cả lớp thực hiện trên nháp.
- 1 em lên bảng thực hiện và nêu cách thực hiện, lớp nhận xét bổ sung: 
 6369 3
 03 2123
 06
 09
 0
 - 2 em nhắc lại cách thực hiện: 
 + Đặt tính 
 + thực hiện chia từ trái sang phải 
- Cả lớp cùng thực hiện phép tính.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm. 
 1276 4
 07 319
 36
 0
- 1 HS nêu yêu và làm vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
 4862 2 3369 3 2896 4
 08 2431 03 1123 09 724
 06 06 16
 02 09 0
 0 0 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán.
- Tự làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp nhận xét chữa bài: 
Giải 
Số gói bánh trong mỗi thùng là :
1648 : 4 = 412 ( gói)
 Đáp số: 412 gói
- Một em đọc yêu cầu: Tìm x 
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
a/ x x 2 = 1846 b/ 3 x x = 1578
 x = 1846 : 2 x = 1578 : 3 
 x = 923 x = 526
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Vài HS nhắc lại nội dung bài.
Toán - Tiết 114
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐVỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. 
Đặt tính rồi tính: 4862 : 2 2896 : 4
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1 phút
2. Nội dung bài (15 phút) 
a) Hướng dẫn phép chia 9365 : 3
- GV ghi lên bảng phép chia : 
 9365 : 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên nháp.
- Gọi 1HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.
- GV NX và ghi lên bảng như SGK.
* Hướng dẫn phép chia 2249 : 4.
- Giáo viên ghi bảng : 2249 : 4 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính tương tự như ví dụ 1.
3. Luyện tập (15 phút)
Bài 1: GọuHS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu cả lớp tự xếp hình theo mẫu.
- Mời 1HS lên bảng xếp hình.
- GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu 
- Cả lớp thực hiện trên nháp.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp bổ sung: 
 9365 3
 03 3121
 06
 05
 2
 9365 : 3 = 3121 (dư 2)
- 3 em nhắc lại cách thực hiện: Đặt tính và thực hiện chia từ trái sang phải hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất. Mỗi lần chia đều thực hiện chia – nhân – trừ.
- HS đứng tại chỗ nêu cách làm. 
 2249 4
 24 562 
 09 
 1
- Hai học sinh nêu lại cách chia.
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3 HS lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
 2469 2 6487 3 4159 5
 04 1234 04 2162 15 831 
 06 18 09
 09 07 4 
 1 1
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV ...  nắm YC của BT
- Yêu cầu HS khá, gipỏi làm cả BT.
- Nhận xét, chữa bài và chốt lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về viết lại bài và hoàn thành các BT.
- 2 HS đọc lại
+ Chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu. Tên riêng : Văn Cao, Tiến quân ca
- Bài Quốc ca Việt Nam có tên là bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Sáng tác trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu và tên riêng được viết hoa.
- Tên bài hát đặt trong dấu ngoặc kép.
- Đọc bài và tìm từ khó, dễ viết sai chính tả.
- Viết bảng con, bảng lớp các từ ngữ: sáng tác, vẽ tranh, nhạc sĩ, khởi nghĩa,...
- Viết bài vào vở chính tả.
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
- HS làm bài trong VBT.
a. Buổi trưa lim dim 
b. Con chim chiền chiện
 Nghìn con mắt cá 
 Bay vút, vút cao
 Bóng cũng nằm im 
 Lòng đầy yêu mến
 Trong vườn êm ả 
 Khúc hát ngọt ngào
a. nồi - lồi : Nhà em có nồi cơm điện. / Mắt con cóc rất lồi.
No - lo : Chúng em đã ăn no. / Mẹ đang rất lo lắng.
b. trút - trúc : Cây trúc này rất đẹp./ Ba thở phào vì trút được gánh nặng./ 
lụt - lục : Vùng này đang lụt nặng./ Bé lục tung đồ đạc lên.
Tự nhiên và xã hội - Tiết 46
KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu: Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
- GDHS ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
- GD cho HS các kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lí các thông tin; Kn làm chủ bản thân; Kn tư duy phê phán.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu cấu tạo ngoài của lá cây.
- Đa số lá cây có màu sắc như thế nào?
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo cặp
- YC từng cặp HS dựa vào hình 1/88, tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của nhau.
+ Trong quá trình quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình quang hợp xảy ra trong điều kiện nào ?
+ Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
* Kết luận : Lá cây có 3 chức năng
 - Quang hợp
 - Hô hấp
 - Thoát hơi nước
* Lưu ý : Nhờ hơi nước được thoát ra từ lá mà dòng nước liên tục được hút từ rễ, qua thân và đi lên lá ; sự thoát hơi nước giúp cho nhiệt độ của lá được giữ ở mức độ thích hợp, có lợi cho hoạt động sống của cây.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm dựa vào thực tế cuộc sống và quan sát các hình ở trang 89 SGK để nói về ích lợi của lá cây. Kể tên những lá cây thường được sử dụng ở địa phương.
- Tổ chức các nhóm thi đua xem trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các lá cây được dùng vào các việc.
* GV kết luận các ý trên là đúng
3. Củng cố - dặn dò (3 phút)
- Nêu chức năng của lá cây.
- Nêu ích lợi của lá cây.
- Nhận xét tiết học.
- Thảo luận theo nhóm cặp
- Từng cặp HS hỏi - đáp với nhau.
- Các nhóm thảo luận
- Thi đua giữa các nhóm 
+ Lá cây có ích lợi :
. Để ăn - Làm thuốc - Gói bánh, gói hàng - Làm nón - Lợp nhà
+ Những lá cây được dùng ở địa phương em : Lá dừa, lá rau muống, lá chuối, lá dâu tằm, lá cải, 
Thủ công - Tiết 23
ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1)
I. Mục tiêu: HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
- Với HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hoà. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II. Chuẩn bị: Tranh quy trình ; các nan đan mẫu ba màu khác nhau ; bìa màu.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Nêu cách đan nong mốt.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : HD HS quan sát và nhận xét
- Giới thiệu tấm đan nong đôi (H.1) & hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Gợi ý HS quan sát và so sánh tấm đan nong mốt với tấm đan nong đôi.
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
b) Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu
 Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan
- Cắt các nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt thành 9 nan dọc như đã làm ở bài đan nong mốt.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1ô, dài 9ô. Nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
 Bước 2 : Đan nong đôi bằng giấy, bìa.
Cách đan nong đôi là nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc (cùng chiều) giữa hai hàng nan ngang liền kề.
- Cách đan nong đôi :
+ Đan nan ngang thứ nhất : đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2, 3, 6, 7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối liền các nan dọc.
+ Đan nan ngang thứ hai : Nhấc các nan dọc 3, 4, 7, 8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba : Ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư : Ngược với hàng thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 và luồn nan ngang thứ vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba.
+ Đan nan ngang thứ năm : Giống như đan nan ngang thứ nhất
+ Đan nan ngang thứ sáu : Giống như đan nan ngang thứ hai
+ Đan nan ngang thứ bảy : Giống như đan nan ngang thứ ba
 Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan XQ tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột (giống như tấm đan ở H.1 ). Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
3. Củng cố - dặn dò (3 phút)
- YC HS nhắc lại : Đan nong đôi có mấy bước?
- Tổ chức cho HS kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Chuẩn bị ĐDHT tiết 2 thực hành.
- Quan sát
- Kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau
- Quan sát 
- HS nhắc lại 3 bước thực hiện
- Vài HS thực hành đan.
Thứ sáu ngày 28 tháng 1 năm 2011
Tập làm văn - Tiết 23
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I. Mục tiêu: Kể được một buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong SGK.
- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng7 câu)
- GDHS ý thức tự giác làm bài. 
II. Chuẩn bị: Bảng lớp viết các gợi ý; tranh, ảnh (nếu có )	
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Vài HS đọc lại bài viết về một người lao động trí óc.
B. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu của tiết học.
2. HD HS làm bài tập (30 phút)
Bài tập 1
- Nhắc HS : Những gợi ý này chỉ là chỗ dựa. Các em có thể kể theo cách trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- Mời 1 HS làm mẫu (trả lời nhanh các gợi ý)
- GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 2
- Nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu.
- YC HS viết bài. GV theo dõi, giúp đỡ
- GV chấm điểm một số bài.
3. Củng cố - Dặn dò (2 phút)
- Bình chọn những bạn có bài nói, viết hay nhất
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc YC và gợi ý
- 1 HS làm mẫu
VD : Buổi biểu diễn được tổ chức ở rạp xiếc thành phố, vào tối chủ nhật tuần trước. Em đi cùng cả nhà : bố, mẹ và em trai của em. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục : đu quay, người đi trên dây, xiếc nhảy qua vòng lửa, đua ngựa, khỉ đi xe đạp, voi đá bóng Em thích nhất tiết mục khi khỉ đua xe đạp. Tiết mục này làm khán giả cười thích thú. 
- Vài HS kể 
- HS viết bài vở.
- Một số HS đọc bài làm.
Âm nhạc - Tiết 23
GIỚI THIỆU MỘT SỐ HÌNH NỐT NHẠC
BÀI ĐỌC THÊM: DU BÁ NHA- CHUNG TỬ KÌ
I. Mục tiêu: Tập biểu diễn một số bài hát đã học.
- Biết nội dung câu chuyện.
- Nhận biết một số hình nốt nhạc; Tập viết các hình nốt nhạc.
II. Chuẩn bị: Nhạc cụ; Dùng giấy bìa màu cắt 1 số hình nốt đen, nốt trắng, móc đơn.
Tư liệu : Du Bá Nha - Chung Tử Kì.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gv bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cùng hát dưới ánh trăng (2 lần). Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Giới thiệu một số hình nốt nhạc
- Để ghi chép độ dài, ngắn của âm thanh, người ra sử dụng các hình nốt.
Ở bài này, có một số hình nốt như sau :
 - Hình nốt trắng
 - Hình nốt đen
 - Hình nốt móc đơn
 - Hình nốt móc kép
 - Dấu lặng đen
 - Dấu lặng đơn
b) Hoạt động 2 : Tập viết các hình nốt nhạc trên
c) Hoạt động 3 : Cho HS nghe câu chuyện Du Bá Nha - Chung Tử Kì
3. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- YC vài HS xung phong hát.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát các hình nốt
- HS tập viết các hình nốt nhạc
- Nghe câu chuyện
- Vài HS xung phong hát

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_23.doc