I. Mục tiêu
A.Tập đọc
1- Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ:
+ Xách nỏ, loang, nắm bùi nhùi, lá to, hét lên, nớc mắt, lẳng lặng.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy đợc toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
Tuần 32 Thứ hai ngày tháng năm 200 Tập đọc - Kể chuyện Người đi săn và con vượn I. Mục tiêu A.Tập đọc 1- Đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: + Xách nỏ, loang, nắm bùi nhùi, lá to, hét lên, nước mắt, lẳng lặng... - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. 2- Đọc hiểu - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi ... - Hiểu được nội dung: Từ câu chuyện của người đi săn và con vượn, tác giả muốn khuyên con người không nên giết hại thú rừng mà hãy bảo vệ chúng. B. Kể chuyện - Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại được câu chuyện bằng lời của bác thợ săn. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể. - Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn. C. Giáo dục: Không giết hại thú rừng. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Hình vẽ chiếc nỏ, một nắm bùi nhùi. III- Trọng tâm: Đọc trôi chảy, hiểu nội dung bài. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Tập đọc A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi về bài Con Cò. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. C. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài mới - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV chỉ vào tranh phóng to: Rồi mũi tên của người thợ săn sẽ phóng ra. Chuyện đau lòng gì sẽ xảy ra. Các em hãy theo dõi bài đọc hôm nay (ghi tên bài học). - Tranh vẽ cảnh hai mẹ con nhà Vượn đang ôm nhau. Xa xa, một bác thợ săn đang giương nỏ nhằm bắn Vượn mẹ. 2. Luyện đọc a. Đọc mẫu - GV đọc toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung của từng đoạn. - Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo. b. Đọc từng câu - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu HS đọc. - Luyện phát âm từ khó. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của HS. - Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi HS đọc 1 câu . (Đọc khoảng 2 lần như vậy). c. Đọc từng đoạn - GV gọi 4 HS đọc bài tiếp nối theo đoạn. - 4 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV hướng dẫn HS ngắt giọng các câu khó. - 3 đến 5 HS luyện đọc cá nhân, nhóm, hoặc tổ HS đọc đồng thanh các câu. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta / thì hôm ấy coi như ngày tận số.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên / bắn trúng Vượn mẹ .// Máu ở vết thương rỉ ra/ loang khắp ngực.// Bác cắn môi / bẻ gãy nỏ / và lẳng lặng quay gót ra về.//. - Nhắc HS những câu khác ngắt giọng ở đúng vị trí các dấu câu. Nghỉ hơi lâu ở cuối mỗi đoạn. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. Cho HS quan sát tranh vẽ cái nỏ và nắm bùi nhùi. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV gọi 4 HS khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2. - 4 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét. d. Luyện đọc theo nhóm - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Mỗi nhóm 4 HS lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, HS trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. 3. Tìm hiểu bài - GV hoặc 1 HS đọc lại cả bài. - Theo dõi bài trong SGK. - GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài. - Trả lời câu hỏi của GV. + Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? + Chi tiết Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số cho thấy bác thợ săn rất tài giỏi. + Khi bị trúng tên của người thợ săn, Vượn mẹ đã nhìn bác ta với ánh mắt như thế nào? + Vượn mẹ nhìn về phía người thợ săn bằng đôi mắt căm giận. + Cái nhìn căm giận của Vượn mẹ nói lên điều gì? + HS thảo luận cặp đôi và trả lời: Vượn mẹ căm ghét người đi săn. / Vượn mẹ thấy người đi săn thật độc ác, đã giết hại nó khi nó đang cần sống để chăm sóc con. + Những chi tiết nào cho thấy cái chết của Vượn mẹ rất thương tâm? + Trước khi chết, Vượn mẹ vẫn cố gắng chăm sóc con lần cuối. Nó nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to , vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. + Chứng kiến cái chết của Vượn mẹ bác thợ sẵn đã làm gì? + Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa. + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? + 5 đến 6 HS phát biểu: Không nên giết hại động vật./ Cần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường./ Giết hại động vật là độc ác./... + GV: Câu chuyện muốn khuyên con người phải biết yêu thương và bảo vệ các loài vật hoang dã, bảo vệ môi trường. 4. Luyện đọc lại bài - GV đọc mẫu đoạn 2, 3. - HS theo dõi bài đọc mẫu. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - Mỗi HS đọc một lần đoạn 2, 3 trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Tổ chức cho 3 đến 5 HS thi đọc đoạn 2, 3. - Nhận xét và cho điểm HS. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Xác định yêu cầu - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 114, SGK. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. 2. Hướng dẫn kể chuyện - Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai? - Bằng lời của bác thợ săn. - Bác thợ săn là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bác thợ săn chúng ta cần xưng hô như thế nào? - Xưng là “tôi”. - GV yêu cầu HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh. - 4 HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: + Tranh 1: Bác thợ săn tài giỏi vào rừng. + Tranh 2: Bác thợ săn thấy hai mẹ con nhà Vượn ôm nhau trên tảng đá. + Tranh 3: Cái chết thảm thương của Vượn mẹ. + Tranh 4:Nỗi ân hận của bác thợ săn. - GV gọi 4 HS khá, yêu cầu tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn truyện theo tranh. - Nhận xét. 3. Kể theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm tiếp nối nhau kể chuyện trong nhóm. - Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 4. Kể chuyện - GV gọi 4 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Thủ công Làm quạt giấy (Đồng chí giáo viên bộ môn dạy) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố kỹ năng thực hiện tính nhân, chia số năm chữ số với số có một chữ số. - Củng cố về kĩ năng giải bài toán có lời văn. II. Chuẩn bị: Phiếu KT (Bài 1) III- Trọng tâm: Rèn kỹ năng nhân, chia số có 5 chữ số với số có một chữ số. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài tập luyện tập thêm của tiết 155. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài - GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, chia các số có năm chữ số với các số có một chữ số. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào phiếu. - GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng, 1 HS nêu cách thực hiện phép nhân, 1 HS nêu cách thực hiện phép chia. - HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề bài. - Nhà trường mua 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái bánh. Hỏi có bao nhiêu bạn được nhận bánh? - Bài toán cho biết gì? - Bài toán cho biết có 105 hộp bánh, mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này được chia hết cho các bạn, mỗi bạn được 2 cái. - Bài toán hỏi gì? - Bài toán hỏi số bạn được chia bánh. - Muốn tính số bạn chia được bánh ta làm thế nào? - Ta phải lấy tổng số bánh chia cho số bánh mỗi bạn được nhận. - Có cách nào khác không? - Có thể tính xem mỗi hộp chia được cho bao nhiêu bạn, sau đó lấy kết quả nhân với số hộp bánh. - GV giải thích lại về 2 cách làm trên, sau đó gọi 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm theo 1 cách. - 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Có : 105 hộp Một hộp có : 4 bánh Một bạn được : 2 bánh Số bạn có bánh : ... bạn? Bài giải Cách 1: Cách 2 Tổng số chiếc bánh nhà trường có là: Mỗi hộp chia được cho số bạn là: 4 ´ 105 = 420 (chiếc) 4 : 2 = 2 (bạn) Số bạn được nhận bánh là: Số bạn được nhận bánh là: 420 : 2 = 210 (bạn) 2 ´ 105 = 210 (bạn) Đáp số: 210 bạn Đáp số: 210 bạn - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng bằng một phần ba của chiều dài. Tính diện tích của hình chữ nhật đó. - GV hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính diện tích của hình chữ nhật. - Hãy nêu cách tính diện tích của hình chữ nhật? - 1 HS nêu trước lớp. - Vậy để tính được diện tích của hình chữ nhật chúng ta phải đi tìm gì trước? - Tìm độ dài của chiều rộng hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Bài giải Chiều dài : 12 cm Chiều rộng hình chữ nhật là: Chiều rộng: 1/3 chiều dài 12 : 3 = 4 (cm) Diện tích : ... cm2 Diện tích hình chữ nhật là: 12 ´ 4 = 48 (cm2) Đáp số: 48 cm2 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - Ngày 8 tháng 3 là chủ nhật. Hỏi những ngày chủ nhật trong tháng đó là những ngày nào? - GV hỏi: Mỗi tuần lễ có mấy ngày? - Mỗi tuần lễ có 7 ngày. - Vậy nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày mùng mấy? - Nếu chủ nhật tuần này là ngày mùng 8 thì chủ nhật tuần sau là ngày: 8 + 7 = 15. - Thế còn chủ nhật tuần trước là ngày nào? - Là ngày 8 - 7 = 1 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài. Khi hướng dẫn HS như trên GV có thể kết hợp vẽ sơ đồ thể hiện các chủ nhật của tháng 3: - HS làm bài ra nháp. Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật Chủ nhật 1 8 15 22 29 - GV chữa bài và cho điểm HS D. củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày tháng năm 200 To ... dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu 1 HS làm bài tập 2 trên bảng, 1 HS làm miệng bài tập 3 tiết luyện từ và câu tuần 21. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. C. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong giờ luyện từ và câu học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục học về cách sử dụng dấu hai chấm, ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm, cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ bằng gì? - HS nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì? - GV gọi 1 HS đọc lại đoạn văn trong bài. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV hỏi:Trong bài có mấy dấu hai chấm? - Trong bài có 3 dấu hai chấm. - GV hỏi: Dấu hai chấm thứ nhất được đặt trước gì? - Được đặt trước câu nói của Bồ chao. - Vậy theo em dấu hai chấm này dùng để làm gì? - Dấu hai chấm thứ nhất dùng để báo hiệu lời nói của một nhân vật. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh để tìm tác dụng của các dấu hai chấm còn lại. - HS làm việc theo cặp. - GV: Dấu hai chấm thứ hai dùng để làm gì? - HS: Dùng để báo hiệu tiếp sau là lời giải thích cho sự việc. (Tiếp sau là lời giải thích cho ý Đầu đuôi là thế này) - Dấu hai chấm thứ ba dùng để làm gì? - Dấu hai chấm thứ ba dùng để báo hiệu tiếp theo là lời nói của Tu Hú. - GV kết luận: Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước. - HS nghe giảng. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự. Theo em ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào điền dấu hai chấm? - GV gọi 2 HS đọc đoạn văn trong bài. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào mỗi ô trống trong đoạn văn. - HS dùng bút chì làm bài vào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó đưa ra đáp án đúng. - HS nhìn bảng nhận xét. - GV hỏi: Tại sao ở ô trống thứ nhất ta lại điền dấu chấm? - HS trả lời: Vì câu tiếp sau đó không phải là lời nói, lời kể của một nhân vật hay lời giải thích cho một sự vật. - Tại sao ở ô trống thứ hai và thứ ba lại điền dấu hai chấm? - Vì tiếp sau ô trống thứ hai là lời nói của con Đác-uyn và tiếp sau ô trống thứ ba là lời nói của Đac-uyn. - Yêu cầu HS nhắc lại cách dùng dấu hai chấm. - Dấu hai chấm dùng để báo hiệu cho người đọc biết tiếp sau đó là lời của một nhân vật hoặc lời giải thích cho ý đứng trước. Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? - GV gọi 1 HS đọc lại các câu văn trong bài. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở. - HS gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong các câu: a. Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan. b. Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình. c. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình. - GV chữa bài. * Mở rộng bài: GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi có cụm từ Bằng gì mà câu trả lời là các câu văn trong bài tập 3. * HS đặt câu hỏi: a. Nhà ở vùng này được làm bằng gì? b. Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng gì? c. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng những gì? D. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà ôn luyện thêm cách dùng dấu hai chấm, dấu chấm, cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Bằng gì?, chuẩn bị bài luyện từ và câu tuần 33. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Tập làm văn nói, viết về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý của SGK, kể lại được một cách ngắn gọn, rõ ràng về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài nói trên viết được một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Giáo dục: Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy - học Bảng phụ ghi các nội dung gợi ý như SGK. III- Trọng tâm: Viết về bảo vệ môi trường. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn thuật lại các ý kiến của các bạn trong nhóm em khi bàn về việc: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét và cho điểm HS. C. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài - GV: Trong giờ học tập làm văn này, các em sẽ dựa vào các gợi ý trong SGK để kể về một việc tốt em đã làm đề góp phần bảo vệ môi trường, sau đó viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường. - GV yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp cả lớp cùng theo dõi. - GV giúp HS xác định thế nào là việc tốt góp phần bảo vệ môi trường: Em hãy kể tên những việc tốt góp phần bảo vệ môi trường mà học sinh chúng ta có thể tham gia. - HS tiếp nối nhau trả lời: + Dọn vệ sinh sân trường. + Nhặt cỏ, bắt sâu, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong trường. + Nhặt rác trên đường phố, đường làng bỏ vào nơi quy định. + Tham gia quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. + Nhắc nhở các hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng. + Giữ sạch nhà, lớp học, ... - GV giúp HS định hướng cho bài kể bằng cách lần lượt nêu các câu hỏi sau, mỗi câu hỏi GV cho 3 đến 4 HS trả lời: - Nghe GV định hướng và trả lời từng câu hỏi định hướng: + Em đã làm việc tốt gì để góp phần bảo vệ môi trường? + Em đã tham gia vệ sinh đường phố cùng các bác trong tổ dân phố./ Em đã chăm sóc bồn hoa trước lớp cùng các bạn trong tổ./ + Em đã làm việc tốt đó ở đâu? Vào khi nào? + Em làm việc tốt đó ở tổ dân phố nơi gia đình em ở vào chiều thứ bảy tuần trước./ Em đã làm việc tốt đó ngay tại trường vào ngày chủ nhật vừa qua./ + Em đã tiến hành công việc đó ra sao? + Khi vừa đến giờ dọn vệ sinh của khu phố em đã có mặt ngay. Em cùng mấy bạn nhỏ được phân công quét sạch đường phố. Trước khi quét chúng em vẩy nước cho đỡ bụi. Chúng em đã quét rất cẩn thận, vừa làm việc chúng em vừa có thể trò chuyện rất vui mà công việc vẫn hoàn thành nhanh... + Em có cảm tưởng thế nào sau khi làm việc tốt đó? + Em cảm thấy rất vui... - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - HS làm việc theo cặp. - Gọi một số HS kể trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS, Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS lần lượt đọc trước lớp. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS viết bài một cách ngắn gọn, đầy đủ, rõ ràng. - HS làm bài, sau đó một số HS đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. D. Củng cố, dặn dò - Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp. - Nhận xét tiết học, tuyên dưỡng những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Toán luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức số. - Rèn kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học - Đồ dùng phục vụ luyện tập. III- Trọng tâm: Rèn kỹ tính và giải toán . IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài tập luyện tập thêm của tiết 159. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu bài - GV: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về kĩ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức số và giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS nhắc lại qui tắc thực hiện các phép tính trong một biểu thức, sau đó yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào VBT. a) (13829 + 20718) ´ 2 = 34547 ´ 2 b) (20354 - 9638) ´ 4 = 10716 ´ 4 = 69094 = 42864 c) 14523 - 24964 : 4 =14523 - 6241 d) 97012 -21506 ´ 4 = 97012- 86024 = 8282 = 10988 - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - Một tuần lễ Hường học 5 tiết toán, cả năm học có 175 tiết toán. Hỏi cả năm Hường học bao nhiêu tuần lễ. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Bài giải 5 tiết: 1 tuần Số tuần lễ Hường học trong năm học là: 175 tiết : ..... tuần? 175 : 5 = 35 (tuần) Đáp số: 35 tuần - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS chữa bài trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT, 1 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Tóm tắt Bài giải 5 người: 75000 đồng Số tiền mỗi người được nhận là: 2 người : ..... đồng? 75000 : 3 = 25000 (đồng) Số tiền hai người được nhận là: 25000 ´ 2 = 50000 (đồng) Đáp số: 50000 đồng Bài 4 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - Một hình vuông có chu vi 2dm4cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? - Bài toán yêu cầu chúng ta tính gì? - Bài toán yêu cầu tính diện tích của hình vuông. - Hãy nêu cách tính diện tích của hình vuông. - Muốn tính diện tích của hình vuông ta lấy số đo của một cạnh nhân với chính nó. - Ta đã biết số đo cạnh hình vuông chưa? - Chưa biết và phải tính. - Tính bằng cách nào? - Lấy chu vi của hình vuông chia 4. - Trước khi thực hiện phép chia tìm số đo cạnh của hình vuông cần chú ý điều gì? - Cần chú ý đổi số đo của chu vi. - Giáo viên yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt Bài giải Chu vi: 2dm4cm Đổi 2dm4cm = 24 cm Diện tích: ....cm2? Cạnh của hình vuông dài là: 24 : 4 = 6 (cm) Diện tích của hình vuông là: 6 ´ 6 = 36 (cm2) Đáp số: 36 cm2 - GV nhận xét và cho điểm HS. D. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị kiểm tra một tiết.
Tài liệu đính kèm: