Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 5

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 5

Ngày soạn :

TUẦN : 1

TIẾT : 1 - 2 Ngày dạy :

MÔN : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy; biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Kĩ năng: RLKN đọc thành tiếng, đọc - hiểu (TĐ) và kĩ năng nghe – nói (KC).

+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.

- Thái độ: Thán phục sự thông minh và tài trí của cậu bé.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc 70 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 1 - 2
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: Đọc rành mạch, trôi chảy; biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Kĩ năng: RLKN đọc thành tiếng, đọc - hiểu (TĐ) và kĩ năng nghe – nói (KC).
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.
- Thái độ: Thán phục sự thông minh và tài trí của cậu bé.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện kể. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị, ĐDHT của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
v A. Tập đọc
a/ Giới thiệu bài: “Cậu bé thông minh”
b/ GV đọc toàn bài: 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1. 
- GV chia câu trong bài và nêu lên cho HS đọc theo câu. 
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp cho đến hết bài. 
-GV theo dõi để sữa sai cho học sinh khi các em đọc (sữa sai theo phương ngữ).
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
-GV HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng
c/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: (Trình bày ý kiến cá nhân)
Đoạn 1: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
-Vì sao dân làng lo sợ khi nghe lệnh vua?
Đoạn 2: Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
Đoạn 3: Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? Câu chuyện này nói lên điều gì?
d/ Luyện đọc lại (Thảo luận nhóm)
-Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai. Nhận xét, tuyên dương.
v B. Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ :
- Nêu nhiệm vụ của nội dung kể chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh.
2 Hướng dẫn kể: (Đặt câu hỏi)
- Treo tranh.
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Hướng dẫn cho HS kể đoạn 1, 2, 3; sau đó cho HS kể từng đoạn. 
+ Tranh 1: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
+ Tranh 2: Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì?
- Thái độ của nhà vua như thế nào?
+ Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
- 2 HS kể lại toàn bài.
-HS nhắc lại tựa
-HS chú ý lắng nghe
-HS đọc mỗi em 1 câu.
-Theo dõi nhận xét, sữa sai.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-Đọc từng đoạn nối tiếp theo cặp.
-HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét.
-HS đọc thầm đoạn 2 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung, sữa sai.
-HS đọc thầm đoạn 3. Thảo luận nhóm.
-HS đọc 1 đoạn trong bài.
+ GT nhân vật
+ HS diễn đạt
- HS lắng nghe.
- HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
- Lớp theo dõi nhận xét.
4. Củng cố: Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau “Hai bàn tay em”. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 1
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
BÀI : CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
+ Làm đúng bài tập 2 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
+ Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ:
+ Thán phục sự thông minh và tài trí của cậu bé.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Nội dung bài viết ở bảng phụ. 
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra vở, bút bảng
- Để củng cố nề nếp học tập. Nhận xét 
- Kiểm tra tập vở, ĐDHT của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: “Cậu bé thông minh”. 
b. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu
- Đoạn này chép từ bài nào? 
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì? 
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
+ Hướng dẫn viết chữ khó.
- Giáo viên đọc 
- Giáo viên theo dõi uốn nắn.
- Chấm, chữa bài.
c.Luyện tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống: l/n, an/ang.
- Nhận xét.
Bài 3: 
-Điền chữ và tên còn thiếu:
- GV đính bảng.
- GV xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ.
-Nhắc tựa.
-1 học sinh đọc và trả lời, lớp nhận xét.
-Học sinh viết bảng con.
-Học sinh trình bày vở, viết bài.
-Nộp bài theo tổ.
-Tự soát lỗi cho nhau.
-Học sinh luyện tập.
- HS viết vào bảng con.
- Cả lớp viết lại vào vở 10 chữ cái và tên chữ theo đúng thứ tự vào vở.
4. Củng cố: 
- Chấm 1 số vở. Nhận xét.
- Trò chơi: Tìm chữ có âm đầu l/n hay có vần an/ang.
- Nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau Chơi chuyền.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 3
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : HAI BÀN TAY EM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rành mạch, trôi chảy; biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ.
+ Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu.
+ Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc – hiểu.
- Thái độ:
+ HS biết trân trọng đôi bàn tay của mình. 
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
 + Tranh minh hoạ, bài HTL, bảng phụ viết những khổ thơ cần HD HS luyện đọc và HTL.
- Học sinh:
 + SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu bài: “Đôi bàn tay của em”. 
b.Giáo viên đọc mẫu: 
- Đôi bàn tay rất qúi vì nó giúp cho các em rất nhiều việc.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng dòng thơ kết hợp sữa sai theo phương ngữ.
-Đọc từng khổ thơ trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
*Tìm hiểu bài: 
+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+ Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
+ Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- Giáo viên đính bảng phụ viết sẵn khổ thơ. 
*Luyện đọc thuộc lòng: 
- Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ giữ lại các từ đầu dòng thơ.
-HS nhắc lại.
-Từng cặp học sinh đọc.
-Cả lớp đồng thanh
-Học sinh đọc tiếp nối mỗi em 2 dòng .... hết bài.
-1 học sinh đọc 1 đoạn.
-Học sinh nêu. Lớp nhận xét.
-Cả lớp đồng thanh. 
-Học sinh đọc thuộc lòng.
-Đại diện 2 dãy.
-Học thuộc lòng cả bài.
-HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
4. Củng cố: 
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
- Tổ chức thi đua các nhóm đọc thuộc cả bài. 
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài : “Đơn xin vào Đội”.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 1 
TIẾT : 1
Ngày dạy : 	
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
+ Tìm được những sự vật so sánh với nhau trong câu căn, câu thơ (BT2).
+ Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói-viết), đọc cho HS.
- Thái độ:
+ HS có thái độ khi so sánh các từ chỉ sự vật.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Bảng phụ trên lớp viết sẵn khổ thơ, câu văn, câu thơ.
+ Tranh minh hoạ cảnh biển bình minh yên, 1 chiếc vòng ngọc bích.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Giáo viên nói về tác dụng của tiết LTVC mà học sinh đã được làm quen từ lớp 2 tiết học sẽ giúp cho các em mở rộng vốn từ, biết nói thành câu gãy gọn.
b.Hướng dẫn học sinh học bài mới:
-Bài hằng ngày khi nhận xét miêu tả về các sự vật hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản.
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ ôn về từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp tro ... .................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 5
Ngày dạy : 	
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : SO SÁNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1).
+ Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
+ Biết thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh (BT3, BT4).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói-viết), đọc cho HS.
- Thái độ:
+ HS có thói quen dùng từ so sánh khi dùng từ, đặt câu.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ ĐDDH . Bảng phụ viết khổ thơ.
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài của tiết trước.
 - Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
- Tiết học này em sẽ nắm được kiểu bài mới đó là so sánh hơn kém.
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- HS đọc nội dung, yêu cầu cả lớp đọc thầm và làm nháp. 
- 3 HS lên bảng gạch dưới hình ảnh được so sánh trong khổ thơ.
Bài 2: 
3 HS lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. Nhận xét.
Bài 3: 
-Nhắc lại nội dung so sánh ngang bằng, hơn kém, các từ so sánh.
- GV nhạn xét.
Bài 4:
- GV nhắc HS: có thể tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối: Quả dừa – đàn lợn; tàu dừa – chiếc lược. 
- GV mời 1 – 2 HS lên bảng điền.
- HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải vào vở.
- HS lên gạch dưới những sự vật được so sánh
- HS đọc yêu cầu.
-HS làm bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lên gạch dưới những sự vật được so sánh.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- 1 – 2 HS lên bảng điền nhanh, đọc kết quả.
4. Củng cố: 
- Thu vở chấm một số vở của HS.
- Nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau Từ ngữ về trường học. Dấu phẩy
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 5
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN TẬP CHỮ C (TIẾP THEO)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Củng cố cách viết chữ nét hoa, thông qua BT.
+ Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng).
+ Viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn... dễ nghe (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.
- Thái độ:
+ Hiểu lời khuyên từ câu tục ngữ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Mẫu chữ, bảng phụ.
- Học sinh:
+ Vở tập viết, bảng con, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết của HS tiết trước.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài : Ôn tập chữ hoa C (tiếp theo).
b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
+ Luyện viết chữ hoa
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
+ Luyện viết từ ứng dụng
- GV giới thiệu về Chu Văn An.
+ Luyện viết câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ : Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu cho HS viết.
- GVchú ý các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
- HS nhắc lại, ghi tựa.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài : Ch, V, A, N
- HS tập viết chữ Ch, V, A, trên bảng con
- HS viết từ ứng dụng Chu Văn An
- HS tập viết bảng con.
- HS đọc câu ứng dụng:
Chim khoân keâu tieáng raûnh rang
Ngöôøi khoân aên noùi dòu daøng deã nghe
- HS tập viết bảng con các chữ : Chim, Người
- HS viết.
-HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng trong trang vở Tập viết 3.
4. Củng cố: 
- Thu vở chấm, chữa bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà viết phần còn lại học thuộc lòng câu ứng dụng.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 10
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
BÀI : MÙA THU CỦA EM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Chép và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
+ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2).
+ Làm đúng BT 3 a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ:
+ HS cảm nhận mùa thu qua bài viết.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
+ Bảng phụ viết nội dung bài viết. 
- Học sinh:
+ SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS lên bảng viết chữ khó, cả lớp viết bảng con 1 số tiếng từ còn sai. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: Mùa thu của em
b. Hướng dẫn HS tập chép 
- GV đọc bài thơ 
+ Bài thơ viết có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? 
+ Tên bài viết ở vị trí nào? 
+ Những chữ nào trong bài bài viết hoa.
- Luyện từ khó 
- GV cho HS chép. GV đọc.
- Thu 5 vở chấm – Nhận xét.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn HS giải BT. 
- Nhận xét – ghi điểm.
Bài 3
- GV chọn cho HS lớp mình làm BT3a hay 3b, giúp các em nắm vững yêu cầu của BT.
- HS nhắc lại 
- 2 HS đọc lại.
- Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 4 chữ.
- Viết giữa trang vỡ 
- Các chư đầu dòng thơ tên riêng chị Hằng. 
- HS rút và viết tiếng từ khó lên bảng: hoa cúc nghìn, cốm, lá sen, trường.
- HS chép bài (nhìn bảng) 
- HS dò bài, sữa lỗi.
- HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở 
- Đọc yêu cầu - thảo luận - báo cáo.
- HS làm bài. Sau đó, trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chọn lời giải đúng.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học 
- Trò chơi nếu còn thời gian.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và viết lại những lỗi sai.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 5 
TIẾT : 5
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp.
+ Tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (SGK).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng xác định nội dung, tổ chức cuộc họp.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Giao tiếp; làm chủ bản thân.
- Thái độ:
+ HS thái độ tích cực tham gia cuộc họp nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Trình tự 5 bước tổ chức.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra câu chuyện Dại gì mà đổi.
 - Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: 
- Em sẽ tập tổ chức cuộc họp theo đơn vị tổ.
b. Hướng dẫn làm bài tập
(Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút)
 a/ Giúp HS xác định yêu cầu. 
 b/ Từng tổ làm việc. 
 c/ Các tổ thi (Tổ chức cuộc họp trước lớp). GV bình chọn tổ họp hay nhất. 
- Kết luận: Phân công (cả tổ trao đổi, thống nhất).
- HS nhắc lại, ghi tựa.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-Cả lớp đọc thầm. HS theo dõi.
- Tổ trưởng điều khiển cuộc họp, các thành viên phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
- HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Kể lại buổi đầu em đi học
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Tieng Viet 3 tuan 15.doc