Tập đọc – kể chuyện.
Cậu bé thông minh
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
- Đọc đúng , rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa, truyện kể trong SGK.
Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn.
* HS: SGK, vở.
Tuần 1 : Thứ hai , ngày tháng năm 2010 Tập đọc – kể chuyện. Cậu bé thông minh I/ Mục tiêu: A. Tập đọc. - Đọc đúng , rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau các dấu chấm , dấu phẩy, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài: ca ngợi sự thông minh tài trí của cậu bé.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện. - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa, truyện kể trong SGK. Bảng viết sẵn câu, đoạn văn dài cần hướng dẫn. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs như : tập, SGK, bút. Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: Cậu bé thông minh. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. Gv đọc mẫu toàn bài. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. a) Yêu cầu Hs đọc nối tiếp từng câu. - Gv hướng dẫn HS đọc từ khó: bình tĩnh, om sòm, sửa chữa, trẫm. b) Hướng dẫn Hs đọc từng đoạn: Nhắc nhở Hs ngắt, nghỉ đúng chỗ , có giọng đọc thích hợp với từng nhân vật - Hướng dẫn Hs đọc câu khó - Gv kết hợp giải nghĩa từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. c) Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv chia nhóm - Gv theo dõi – hướng dẫn các nhóm đọc đúng. - Hướng dẫn các nhóm đọc đồng thanh đoạn 3. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gọi 1 Hs đọc đoạn 1 - Gv đưa ra câu hỏi: + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệch của nhà vua? - Gọi Hs đọc đoạn 2 + Cậu bé làm cách nào để vua thấy lệch của ngài là vô lí? - Gv nhận xét, chốt lại: Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí( bố đẻ em bé) từ đó làm cho nhà vua thừa nhận lệnh của ngài là vô lí - Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3 + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? - Gv cho Hs đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Câu chuyện này nối lên điều gì? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Gv đọc đoạn 2 - GV chia Hs ra thành các nhóm. Mỗi nhóm 3 Hs - Trò chơi: Sắm vai. - Gv nhận xét nhóm đọc hay nhất. * Hoạt động 4: Hướng dẫn Hs kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. - Gv treo 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của câu chuyện. - Gv mời 3 Hs quan sát tranh và kể ba đoạn của câu chuyện. Tranh 1: - Quân lính đang làm gì? - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệch này? Tranh 2: - Trước mặt vua cậu bé làm gì? - Thái độ của nhà vua như thế nào? Tranh 3: - Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? - Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao? Sau mỗi lần một HS kể cả lớp và Gv nhận xét - Tuyên dương những em Hs có lời kể đủ ý, đúng trình tự, lời kể sáng tạo. - Nêu lên những điểm các thể hiện chưa tốt cần điều chỉnh. -Học sinh đọc thầm theo Gv. -Hs đọc nối tiếp nhau từng câu, -Hs luyện đọc từ -Ba Hs đọc ba đoạn. -Hs đọc câu khó -Hs giải thích nghĩa của từ. - Chia nhóm 3 - Cả lớp đọc ĐT đoạn 3. - Một học sinh đọc đọan 1. + Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Vì gà trống không đẻ trứng được. -1Học sinh đọc đoạn 2. - Hs thảo luận từng nhóm. - Đại diện từng nhóm lên trả lời. - Hs đọc thầm đoạn 3 + Yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt kim. + Yêu cầu một việc vua không làm nổi để không phải thực hiện lệnh vua. -Hs thảo luận từng nhóm đôi. -Đại diện Hs lên trình bày. + Ca ngợi tài trí của cậu bé. - Hs theo dõi - Hs lên tham tham gia. - Hs nhận xét. - Hs quan sát. - Hs kể. -1 Hs kể đoạn 1. -Đọc lệnh của nhà vua: Mỗi làng phải nộp một con gà trống. -Lo sợ. 1 Hs kể đoạn 2. -Khóc ầm ĩ. -Nhà vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua. 1 Hs kể đoạn 3. -Về tâu với đức vua rèn một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Vua biết đã tìm được người tài, nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu vào trường học để rèn luyện. - Hs nhận xét. Tổng kết – dặn dò. Về luyện đọc bài thật diễn cảm. Chuẩn bị bài sau: Hai bàn tay em. Nhận xét bài học. Bổ sung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Thứ ba , ngày tháng năm 2010 Chính tả Tập chép: Cậu bé thông minh I/ Mục tiêu: Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; Không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập chính tả phương ngữ do Gv soạn ; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó trong ô trống trong bảng(BT3). II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn. Nội dung của bài tập. Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ. * HS: VBT. II/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tập chép. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc đoạn chép trên bảng - Gv yêu cầu 2 –3 HS đọc lại đoạn chép. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Đoạn chép này từ bài nào? + Tên bài viết ở vị trí nào? + Đoạn chép có mấy câu? + Cuối mỗi câu có dấu gì? + Chữ đầu câu viết như thế nào? - Gv hướng dẫn Hs viết bảng con : chim sẻ, kim khâu sắc, xẻ thịt. Hs chép bài vào vở. - Gv gạch chân những tiếng dễ viết sai. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2: Điền vào chỗ trống :l/n hoặc an/ang. - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv nhận xét chốt lại: a) l hay n: Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ. b) an hay ang : đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng + Bài tập 3:Điền chữ và tên chữ còn thiếu. - Gv mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ. - Một Hs làm bài trên bảng. Các em còn lại làm vào VBT - Gv nhận xét, sửa chữa. STT Chữ Tên chữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 a ă â b c ch d đ e ê a á ớ bê xê xê hát dê đê e ê - Gọi Hs đọc lần lượt 10 chữ và tên chữ - Hs lắng nghe. - Hs đọc đoạn chép. + Bài “ Cậu bé thông minh”. + Viết giữa trang vở. + Có 3 câu. + Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm ; Cuối câu 2 có dấu hai chấm. + Viết hoa. - Hs viết vào bảng con - Học sinh nêu tư thế ngồi. - Học sinh chép vào vở. - Học sinh soát lại bài. - Hs tiến hành chữa lỗi. - Hs nêu . - 2Hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập - Hs nhận xét -Hs đọc yêu cầu của bài. -Hs làm bài. -Hs nhận xét. Cả lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ đúng thứ tự Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Chuẩn bị bài: Chơi chuyền. Nhận xét tiết học. Bổ sung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba , ngày tháng năm 2010 Tập đọc. Hai bàn tay em I/ Mục tiêu: - Đọc đúng , rành mạch, biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. - Hiểu được nội dung :Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài) II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết những khổ thơ luyện đọc và học thuộc lòng. * HS: Xem trước bài học, SGK, VBT. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Cậu bé thông minh. - GV gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đọan trong câu chuyện “ Cậu bé thông minh”. Và trả lời các câu hỏitrong SGK - GV nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. Gv đọc bài thơ. Giọng đọc phải tươi vui, dịu dàng, tình cảm. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ - HDHS đọc từ khó: tròn, ngủ trắng, chải , siêng năng. - Gv gọi Hs đọc từng khổ thơ. - Gv nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc tự nhiên. - Gv yêu cầu Hs giải nghĩ các từ mới :siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ). - Đọc từng khổ thơ trong nhóm - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Gv cho Hs đọc thầm và trả lời ca ... (BT2). - Làm đúng BT(3) a/b hoặc bài tập phương ngữ do Gv soạn . II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2. Vở bài tập, SGK. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: Nhìn chép “ Cậu bé thông minh”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ: Lo sợ, siêng năng, rèn luyện, nở hoa. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe viết. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một lần bài thơ. Gv mời 1 HS đọc lại bài thơ. - Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung bài thơ. - Gv mời 1 Hs đọc khổ 1. Gv hỏi: + Khổ thơ 1 nói điều gì? - Gv mời 1 Hs đọc khổ 2. Gv hỏi: + Khổ 2 nói điều gì? - Gv giúp Hs nhận xét. + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế naò? + Những câu thơ nào trong bài đặt trong dấu ngoặc kép? Vì sao? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Gv hướng dẫn Hs viết bảng con những tiếng các em dễ viết sai. Gv đọc cho Hs viết vào vở. - Gv đọc thong thả từng dòng thơ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2: Điền vào chỗ trống :ao hay oao. - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv mở bảng phụ đã viết lên bảng. - Gv mời 3 Hs lên bảng thi điền vần nhanh. - Gv và Hs nhận xét. - Gv mời 2 – 3 Hs đọc lại kết quả bài làm trên bảng. + Bài tập 3:Tìm các từ. - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv chia lớp thành 2 nhóm. - GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày. - Gv và cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét, sửa chữa. Câu a) lành , nổi , liềm. Câu b) ngang, hạn, đàn. - Học sinh lắng nghe. - Hs đọc. Cả lớp đọc thầm. +Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền. +Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức khỏe dẻo dai để mai lớn làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy. +Ba chữ. +Viết hoa. +Các câu “ Chuyền chuyền một Hai, hai đôi.”. Vì đó là Những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này. +Viết vào giữa trang vở hoặc chia vở làm hai phần. - Hs viết bảng con những tiếng dễ lẫn. - Học sinh nêu tư thế ngồi. - Học sinh chép vào vở. - Học sinh soát lại bài. - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Hs làm vào bảng con. - Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. - Cả lớp làm vào VBT . - Hs đọc yêu cầu đề bài. - Nhóm 1 làm bài 3a. - Nhóm 2 làm bài 3b. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhận xét. - Hs làm vào VBT. 5.Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Nhận xét tiết học. Bổ sung : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm , ngày tháng năm 2010 Tập viết Bài :Ôn chữ hoa A. I/ Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa A(1 dòng, V,D (1 dòng). Viết đúng tên riêng “ Vừ A Dính” (1 dòng) và câu câu ứng dụng : Anh em.đỡ đần(1 lần) bằng chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng , tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa A. Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ôli. * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Giới thiệu và nê vấn đề Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con. Luyện viết chữ hoa. - Gv cho Hs tìm các chữ hoa có trong tên riêng - Gv viết mẫu kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ. Gv yêu cầu Hs viết từng chữ A trên bảng con. Gv nhận xét sưả sai. HDHs viết từ ứng dụng. - Gv gọi Hs đọc từ ứng dụng - Trong từ ứng dụng chữ nào được viết hoa - Gv viết lên bảng - Gv giới thiệu: Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh đã anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. - Gv yêu cầu Hs viết vào bảng con. - Gv nhận xét sửa sai Luyện viết câu ứng dụng. - Hs đọc câu ứng dụng. - Trong câu ứng dụng từ nào được viết hoa? - Gv viết trên bảng - Gv giải thích câu tục ngữ: anh em trong gia đình phải thân thiết, gắn bó với nhau như tay với chân, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau - Hs viết trên bảng con các chữ: Anh, Rách. - Nhận xét * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết vào vở tập viết. - Gv nêu yêu cầu + Viết chữ A: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ V, D: 1 dòng cỡ nhỏ. + Viế chữ Vừ A Dính: 2 dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ: 2 lần. - Gv theo dõi, uốn nắn. - Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Chấm chữa bài. - Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm. - Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp. - Hs tìm. - Hs quan sát, lắng nghe. - Hs viết chữ vào bảng con. - Hs đọc: tên riêng Vừ A Dính. - V,A,D - Quan sát - Hs lắng nghe - Hs tập viết trên bảng con. - 2 Hs đọc - A,R - Quan sát - Hs lắng nghe - Hs viết bảng con - Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. - Hs viết vào vở Tổng kết – dặn dò. Về luyện viết thêm phần bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Âu Lạc. Nhận xét tiết học. Bổ sung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu , ngày tháng năm 2010 Tập làm văn I/ Mục tiêu: - Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.(BT1) - Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thể đọc sách(BT2). II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ( phô tô phát cho từng Hs), VBT. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Gv kiểm tra đồ dùng học tập của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bái + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. . Bài tập 1: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV trình bày thêm tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em cả độ tuổi nhi đồng (5 – 9 tuổi) lẫn thiếu niên (9 – 14 tuổi). - Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận. - Gv hướng dẫn Hs: + Đội thành lập ngày nào? Ở đâu? + Lúc đầu đội có tên gọi là gì? + Những đội viên đầu tiên của Đội lúc đầu là ai? + Đội được mang tên Bác Hồ khi nào? Gv có thể nói thêm về huy hiệu Đội, khăn quàng, bài hát của Đội, các phong trào của Đội. * Hoạt động 2: . Bài tập 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn Hs biết rõ hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Gồm có các phần: + Quốc hiệu và tiêu ngữ. + Điạ điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ gửi đơn. + Họ, tên, ngày sinh, địa chỉ lớp, trường của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa. + Tên chữ kí của người làm đơn. - Hs làm bài - Gv mời 3 Hs làm xong trước đọc bài của mình. -Gv và Hs cùng nhận xét. Tuyên dương. - Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - 3 nhóm Hs thảo luận. - Đại diện hai nhóm lên trình bày. +Đội được thành lập vào ngày 15 –5 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. +Tên gọi lúc đầu là Đội nhi đồng cứu quốc. +Lúc đầu Đội chỉ có 5 thành viên: Đội trưởng đó là anh Nông Văn Dền (Kim Đồng), Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mì, Lý Thị Xậu. +Đội Thiếu niên Tiền phong HCM (30-1-1970). - Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. - Hs lắng nghe. - Hs làm vào VBT. - Hs đứng lên đọc. Tổng kết – dặn dò. Về nhà xem lại các phần của mẫu đơn. Nhận xét tiết học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: