TUẦN 12
Tập đọc - Kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
" Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :
- PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.
- PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,.
" Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
" Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật.
2. Đọc hiểu
" Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,.
" Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
Ngày 20 tháng 11 năm 2006 TUẦN 12 Tập đọc - Kể chuyện NẮNG PHƯƠNG NAM (2 tiết) I. MỤC TIÊU A - Tập đọc 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : - PB : đông nghịt người, rít rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,... - PN : đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. 2. Đọc hiểu Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,... Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. B - Kể chuyện Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có thể). Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tập đọc 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - GV gọïi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Chõ bánh khúc của dì tôi. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Yêu cầu HS mở SGK trang 75 và đọc tên chủ điểm mới. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và giới thiệu : Tranh vẽ những cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền Bắc - Trung - Nam, đó là lầu Khuê Năm Các ở Quốc Tử Giám, Hà Nội, là cố đô Huế, là cổng chính chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai tuần 12 và 13, các bài đọc Tiếng Việt của chúng ta sẽ nói về chủ điểm Bắc - Trung - Nam. - Bài tập đọc đầu tiên chúng ta học trong chủ điểm Bắc - Trung - Nam là bài Nắng phương Nam. Qua bài tập đọc này chúng ta sẽ thấy được tình bạn thân thiết, đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. * Hoạt động 1: Luyện đọc ( 30 phút) Mục tiêu Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :đông nghịt, bỗng sững lại, sắp nhơ, gửi ra, cuồn cuộn, tủm tỉm cười, xoắn xuýt hỏi, sửng sốt, hớn hở,... Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : Đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt,... Cách tiến hành a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. (Đọc 2 lượt). - Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. - GV giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam). Nếu có tranh thì cho HS quan sát tranh vẽ hai loại hoa này. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7 phút ) Mục tiêu HS trả lời được câu hỏi Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Cách tiến hành - GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1. - Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ? - Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài. - Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ? - Vân là ai ? Ở đâu ? - Ba bạn nhỏ trong Nam, tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau. - Vậy, các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ? - Vì sao các bạn lại gửi cho Vân một cành mai ? - Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huê gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở nắng từ phương Nam ra và sưởi ấm cái lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thắm thiết. - Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết. * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài ( 6 phút ) Mục tiêu Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật. Cách tiến hành - GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu một đoạn trong bài. - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo vai. - Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - Đọc Bắc - Trung - Nam. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. - Mỗi HS đọc một đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại. - Nè, / sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy ?// - Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.// - Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá.// - Một cành mai ? -// Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng !/ Một cành mai chở nắng phương Nam.// - Thực hiện yêu cầu của GV. - Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - 3 nhóm thi đọc tiếp nối - 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp. - Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết. - 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm. - Để chọn quà gửi cho Vân. - Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc. - Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai. - HS tự do phát biểu ý kiến : Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào đặc trưng cho Tết ở miền Bắc. - HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, khi phát biểu ý kiến phải giải thích rõ vì sao em lại chọn tên gọi đó. + Chọn Câu chuyện cuối năm vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm. + Chọn Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc. + Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra Bắc cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái Tết phương Nam. - Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Uyên, Phương, Huê. - 2 nhóm lần lượt đọc bài, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc tốt. Kể chuyện * Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu ( 1 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện. - Yêu cầu HS suy nghĩ và sắp xếp lại thứ tự các bức tranh minh hoạ. - GV gọi 2 HS khá kể mẫu nội dung tranh 3, 1 trước lớp. * Hoạt động 5 : Kể theo nhóm ( 9 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Yêu cầu HS kể theo nhóm * Hoạt động 6 : Kể trước lớp ( 9 phút ) Mục tiêu Dựa vào các ý tóm tắt truyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành - Tuyên dương HS kể tốt. - 2 HS đọc yêu cầu 1, 2 trang 86, SGK. - HS phát biểu ý kiến về cách sắp xếp, cả lớp thống nhất sắp xếp theo thứ tự : 3 - 1 - 4- 2. - Theo dõi và nhận xét phần kể của bạn. - Mỗi nhóm 4 HS. Lần lượt từng em kể về 1 bức tranh trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất Củng cố, dặn dò ( 4 phút ) - Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS tự do phát biểu ý kiến : Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 21 tháng 11 năm 2006 TUẦN 12 Chính tả CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU Nghe - viết chính xác bài Chiều trên sông Hương. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt oc/ooc và giải các câu đố. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng chép sẵn bài tập 2. Tranh minh hoạ bài tập 3a hoặc 3b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - Gọi 3 HS lên bảng, sau đó GV đọc cho HS viết các từ sau : + MB : trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ xở. + MN : khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết bài chiều tren sông Hương và Làm đúng bài tập chính tả phân biệt oc/ooc và giải các câu đô * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (18’) Mục tiêu - Nghe - viết chính xác bài Chiều trên sông Hương. Cách tiến hành a. Tìm hiểu nội dung bài văn - GV đọc bài văn một lượt. - Hỏi : tác giả tả những hình ảnh va ... äng học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Giờ tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa H, N, V có trong từ và câu ứng dụng. * Hoạt động 1 : HD viết chữ hoa (7 phút ) Mục tiêu Củng cố cách viết chữ viết hoa H. Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H, N, V. Cách tiến hành a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ H, N, V. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng các chữ hoa G, R và gọi HS nhắc lại quy trình viết. - Viết lại mẫu chữ hoa cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. b. Viết bảng - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. * Hoạt động 2 : HD viết từ ứng dụng ( 6 phút ) Mục tiêu Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành a. Giới thiệu từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu : Đây là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó. b. Quan sát và nhận xét - Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? c. Viết bảng - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Hàm Nghi. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS. * Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng (6 phút ) Mục tiêu Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng : Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành a. Giới thiệu câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - GV giới thiệu : Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà. b. Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? c. Viết bảng - Yêu cầu HS viết : Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS. * Hoạt động 4 : HD viết vở Tập viết ( 10 phút ) Mục tiêu Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. Cách tiến hành - GV chỉnh sửa lỗi. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 2 phút ) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - Có các chữ viết hoa H, N, V. - 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi. - 4 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc : Hàm Nghi. - Các chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con. - 2 HS đọc : Hải Vân bát ngát nghìn trùng Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. - Các chữ H, V, b, g, h cao 2 li rưỡi, các chữ t, s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - HS viết : + 1 dòng chữ H, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ V, N, cỡ nhỏ. + 2 dòng Hàm Nghi, cỡ nhỏ. + 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 23 tháng 11 năm 2006 TUẦN 12 Chính tả CẢNH ĐẸP NON SÔNG I. MỤC TIÊU Nhớ - viết lại chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu : tr/ch hoặc vần at/ac. Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung bài 2a hoặc 2b trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - Gọi HS lên bảng tìm từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần at/ac. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông và tìm các tiếng có chứa âm đầu l/n hoặc vần at/ac. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả ( 18 phút ) Mục tiêu Nhớ - viết lại chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao. Cách tiến hành a. Trao đổi về nội dung 4 câu ca dao - GV đọc 4 câu ca dao 1 lượt. - Hỏi : Các câu ca dao đều nói lên điều gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày - Bài chính tả có những tên riêng nào? - 5 câu ca dao đều viết theo thể thơ nào ? Trình bày như thế nào cho đẹp ? - Câu ca dao cuối trình bày như thế nào ? - Trong bài chính tả những chữ nào phải viết hoa ? - Giữa 2 câu ca dao ta viết như thế nào ? c. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d. Viết chính tả e. Soát lỗi g. Chấm bài * Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả (10’) Bài 2 Mục tiêu Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu : tr/ch hoặc vần at/ac. Cách tiến hành GV có thể chọn phần ahoặc phần b) tuỳ lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc. a. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Phát giấy có viết đề bài và bút cho các nhóm. - HS tự làm. - Gọi 2 nhóm lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. b. Tiến hành tương tự phần a. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm từ chứa tiếng có âm đầu tr/ch hoặc vần at/ac, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài. - Theo dõi, sau đó 3 HS đọc lại. - Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta. - Các tên riêng : Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười. - 5 câu ca dao đều viết theo thể thơ lụcbát. Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô li. - Câu ca dao cuối, mỗi dòng có 7 chữ, viết lùi vào 1ô, dòng dưới thẳng với dòng trên. - Các chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa. - Giữa 2 câu ca dao để cách ra 1 dòng. - HS nêu : nước biếc, hoạ đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh. - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - HS tự nhớ và viết lại bài vào vở. - Nghe GV đọc và soát lỗi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Nhận đồ dùng học tập. - HS tự làm trong nhóm. - Đọc lời giải và bổ sung. - Làm bài vào vở. - Lời giải : cây chuối - chữa bệnh - trông. - Lời giải : vác - khát - thác. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 24 tháng 11 năm 2006 TUẦN 12 TẬP LÀM VĂN NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU Dựa vào ảnh, hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - Gọi 2 HS lên bảng, 1 HS kể lại chuyện vui Tôi có đọc đâu, 1 HS nói về quê hương hoặc nơi em ở. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ kể về một cảnh đẹp đất nước mà em biết qua tranh ảnh và viết những điều em kể thành một đoạn văn ngắn. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể (13 phút ) Mục tiêu Dựa vào ảnh, hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó. Cách tiến hành - Kiểm tra các bức tranh, ảnh của HS. - Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết trang 102 SGK. - Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết. - 1 HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó. - GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện. - Tuyên dương những HS nói tốt. * Hoạt động 2 : Viết đoạn văn (15 phút ) Mục tiêu Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng. Cách tiến hành - Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK. - Yêu cầu HS tự làm bài, chú ý nhắc HS viết phải thành câu. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS. - Cho điểm những HS có bài viết khá. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 3 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh, chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị. - Quan sát hình. - HS có thể nói : Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta.. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy. - Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những vẻ đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn. - 2 HS đọc trước lớp. - Làm bài vào vở theo yêu cầu. - Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn. Rút kinh nghiệm tiết dạy TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
Tài liệu đính kèm: